Cổ phiếu Vingroup xuống thấp nhất trong gần 5 năm, ông Phạm Nhật Vượng tụt 237 bậc

© Ảnh : VingroupTỷ phú Phạm Nhật Vượng
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng  - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.09.2022
Đăng ký
Thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận một phiên “đánh úp” cuối ngày 29/9. Trái ngược hoàn toàn với sắc xanh tích cực trong phiên giao dịch buổi sáng, chốt phiên, VN-Index bất ngờ đảo chiều giảm điểm phiên thứ 5 liên tiếp.
Trong đó, đáng chú ý, cổ phiếu VIC của Vingroup ghi nhận mức giá thấp nhất trong gần 5 năm trở lại đây của cổ phiếu VIC, kể từ tháng 12/2017. Thống kê cho thấy, cổ phiếu VIC mất tới 46% giá trị sau 9 tháng giao dịch so với hồi đầu năm 2022.
Với đà suy giảm của giá cổ phiếu VIC, vốn hóa Vingroup về sát ngưỡng 200.000 tỷ đồng, khiến túi tiền của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vơi đi đáng kể. Tiếc cho người giàu nhất Việt Nam khi tỷ phú Phạm Nhật Vượng bị tụt đến 237 bậc trong bảng xếp hạng những người giàu nhất hành tinh.

Đảo chiều và đánh úp trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam phiên giao dịch hôm nay (29/9) tiếp tục ghi nhận diễn biến tiêu cực khi lực cung bán chốt lời và bán tháo vẫn diễn ra mạnh trên toàn thị trường, đặc biệt về khoảng thời gian cuối phiên.
Chỉ số kết phiên ghi nhận, VN-Index giảm 17,55 điểm xuống 1.126,07 điểm. Tính chung, toàn sàn có 118 mã tăng, 347 mã giảm và 67 mã đứng giá.
HNX- Index giảm 2,94 điểm xuống 249,41 điểm, toàn sàn có 68 mã tăng, 110 mã giảm và 49 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,62 điểm xuống 85,22 điểm, toàn sàn có 131 mã tăng, 147 mã giảm và 64 mã đứng giá.
Xét về khối lượng giao dịch đạt gần 13 nghìn tỷ đồng; trong đó, giá trị giao dịch tương ứng trên HOSE đạt hơn 11.232 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng 36,04 tỷ trên sàn HoSE; nổi bật bán STB, KDH, HPG, NLG…
Thực tế, diễn biến này không gây bất ngờ khi nhiều công ty chứng khoán và chuyên gia cho rằng, ít có khả năng VN-Index hồi phục thần kỳ do tâm lý bi quan của nhà đầu tư và diễn biến dòng tiền đang đối nghịch.
Khách sạn nằm từ tầng 47 đến 77 của tòa tháp Landmark 81 - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.09.2022
Vingroup của ông Phạm Nhật Vượng toan tính điều gì khi đổi tên hàng loạt khách sạn Vinpearl
Đáng lưu ý nhất hôm nay chính là pha “đánh úp” vào cuối phiên giao dịch. Chỉ số VN-Index có thời điểm tăng hơn 13 điểm trong đầu phiên sáng. Sắc xanh tràn ngập thị trường khi nhiều tin tức tích cực xung quanh triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam với mức GDP 9 tháng đầu năm 2022 đạt 8,83% và là mức cao nhất kể từ 2011 đến nay.
Tuy nhiên lực cầu tham gia không duy trì được lâu và có xu hướng suy yếu dần trước khi nhường chỗ cho lực cung gia tăng mạnh, từ đó khiến chỉ số quay đầu giảm hơn 17 điểm về cuối phiên. Tâm lý bi quan của nhà đầu tư một lần nữa xuất hiện khiến thị trường ghi nhận pha “đánh úp” ngay trước giờ đóng của ATC, chốt phiên.
Chỉ số VN-Index từ sắc xanh đã đảo chiều nhanh chóng chỉ trong khoảng 15 phút trước ATC, áp lực bán bất ngờ xuất hiện trên hầu hết nhóm ngành quan trọng nhiều khiến cổ phiếu thậm chí rơi về giá kịch sàn. Thanh khoản trên HoSE của TP.HCM tiếp tục dao động ở mức thấp, hơn 11 nghìn tỷ đồng.
Trong đó, nhóm bluechip không khởi sắc, riêng rổ VN30 ghi nhận tới 20 mã giảm điểm, áp đảo hoàn toàn so với 6 mã xanh, nổi bật là VIC, VHM, FPT, BVH, GVR, KDH, MSN, MWG, PLX, POW, với mức giảm ghi nhận từ 1-5%. Đây cũng chính là tác nhân chính kéo điểm chỉ số chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam đi xuống trong phiên giao dịch ngày 29/9.
Đáng chú ý, nhóm ngành vốn hóa lớn là ngân hàng cũng cho thấy diễn biến không mấy tích cực, dù đầu phiên dòng tiền có xu hướng tham gia khá tốt, tuy nhiên sắc xanh không duy trì được hết phiên.
Đến khoảng thời gian cuối phiên chiều ghi nhận áp lực bán gia tăng dần khiến các cổ phiếu như VCB, CTG, TCB, MBB, VPB, STB, SHB, LPB, VIB kết phiên trong sắc đỏ với mức giảm từ 0,8-3%, theo đó khiến thị trường mất đi trụ đỡ quan trọng và nới rộng đà giảm của thị trường.
Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng  - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.07.2022
Việt Nam: Tin tức về tỷ phú Phạm Nhật Vượng và biến động cổ phiếu Vingroup
Cùng chung diễn biến là nhóm chứng khoán, các cổ phiếu cũng thu hút dòng tiền tham gia khá tích cực ở đầu phiên sáng, tuy nhiên cũng nhanh chóng quay đầu giảm điểm trước áp lực bán mạnh từ nhà đầu tư và gần như không có nhịp hồi cụ thể trong phiên. Hệ quả phần lớn các cổ phiếu như VCI, SSI, HCM, VND, SHS, FTS, MBS, VDS, CTS, APG đều ngập trong sắc đỏ với đà giảm từ 1-6%, thậm chí VIX giảm kịch sàn khiến thị trường giảm điểm mạnh, trái với kỳ vọng của nhà đầu tư.
Nhóm bất động sản, xây dựng cũng chung xu hướng khi gần như phần lớn các cổ phiếu đều đóng cửa trong sắc đỏ và xanh lơ. Đà giảm tiêu cực nhất ghi nhận ở nhóm xây dựng khi các cổ phiếu tiếp tục có một phiên bị bán mạnh. HBC, CTD, HTN, VCG, HHV, C4G, FCN, LCG đồng loạt kết phiên sát sàn và kịch sàn “trắng bên mua”.
Trong số này, DXG, BCM, HDC giảm hết biên độ và kết phiên trong sắc “xanh lơ”, qua đó càng khiến thị trường ngập trong sắc đỏ. Các nhóm ngành khác như năng lượng, thép, cảng biển, thủy sản, bảo hiểm cũng diễn biến thất thường.

Cổ phiếu Vingroup xuống mức thấp nhất gần 5 năm

Một trong những tâm điểm của thị trường hôm nay chính là đà giảm kỷ lục của cổ phiếu họ Vingroup, xuống mức thấp nhất trong gần 5 năm trở lại đây.
Như đã đề cập bên trên, một trong những nguyên nhân rất lớn khiến thị trường chứng khoán trong phiên giao dịch hôm nay giảm sây xuất phát từ việc nhiều cổ phiếu có vốn hóa lớn của thị trường bị bán tháo, tạo lực cản mạnh lên chỉ số tăng của toàn thị trường.
Trong số này, đáng chú ý nhất là trường hợp của cổ phiếu VIC (Vingroup).
Cổ phiếu VIC của CTCP Tập đoàn Vingroup tác động làm giảm gần 2,8 điểm của VN-Index hôm nay khi ghi nhận mức giảm sâu 5% xuống 54.600 đồng/cổ phiếu.
Cần nhấn mạnh rằng, đây cũng là mức giá thấp nhất trong gần 5 năm trở lại đây của cổ phiếu VIC, kể từ tháng 12/2017. So với thời điểm đầu năm 2022, cổ phiếu VIC mất tới 46% giá trị sau 9 tháng giao dịch.
Theo thông tin được giới quan sát lý giải, đà giảm của cổ phiếu họ Vingroup hay cụ thể là VIC bắt đầu khi doanh nghiệp của tỷ phú Phạm Nhật Vượng báo lỗ hơn 9 ngàn tỷ đồng trong quý cuối cùng của năm 2021.
Tuy nhiên, thực tế, nguyên nhân khiến Vingroup của ông Vượng thua lỗ được lý giải là đến từ tác động của đại dịch Covid-19, cũng như hoạt động tài trợ của tập đoàn tư nhân hàng đầu Việt Nam này với khoản tiền được thống kê lên tới 6.100 tỷ đồng.
Tiền giấy đô la Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.09.2022
Từ lương ông Phạm Nhật Vượng ở Vingroup, tỷ phú Việt nhận thù lao ra sao?
Trước đó, Vingroup cũng đã có báo cáo lý giải các khoản lỗ, khoản nợ của doanh nghiệp. Trong đó, việc tập đoàn này ngừng sản xuất xe xăng từ cuối năm 2022 để dồn toàn lực, tập trung nguồn lực sản xuất xe điện đã dẫn tới việc Vingroup phải ghi nhận một khoản chi phí liên quan đến khấu hao nhanh các tài sản dự kiến không sử dụng và khoản phí trả cho các nhà cung cấp do kết thúc hợp đồng.
Cũng theo tập đoàn Vingroup, nếu không tính những khoản chi phí phát sinh ngoài kế hoạch đầu năm như kể trên, thì doanh nghiệp của ông Phạm Nhật Vượng vẫn lãi sau thuế 4.373 tỷ đồng trong năm 2021 (chứ không bị lỗ hơn 7.500 tỷ đồng như báo cáo đã công bố).
Tới nửa đầu năm 2022, Vingroup cũng ghi nhận 1.027 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 30% so với cùng kỳ, chủ yếu do doanh thu từ mảng bất động sản (Vinhomes) giảm mạnh trong quý 2/2022.

Vốn hóa Vingroup giảm, ông Phạm Nhật Vượng tụt 237 bậc

Chốt tại thời điểm đóng cửa phiên 29/9, vốn hóa của Vingroup giảm còn hơn 208 nghìn tỷ đồng, đứng thứ ba toàn thị trường chứng khoán.
Đà giảm của Vingroup gây chú ý vì trước đây, tập đoàn của ông Phạm Nhật Vượng từng là doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt. Tuy nhiên, những nhịp điều chỉnh trong thời gian qua đã khiến Vingroup tụt hạng, thậm chí đứng dưới cả Vinhomes (VHM).
Ông Phạm Nhật Vượng hiện nắm gần 2,16 tỷ cổ phiếu VIC (trong đó có 1,17 tỷ cổ phiếu gián tiếp sở hữu thông qua nắm 92,88% cổ phần tại Tập đoàn Đầu tư Việt Nam), khối tài sản của Chủ tịch Vingroup do đó cũng bị ảnh hưởng đáng kể bởi đà giảm của giá cổ phiếu VIC.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM  - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.08.2022
Tài sản giảm mạnh, vợ chồng tỷ phú Phạm Nhật Vượng vẫn dẫn đầu top 10 sàn chứng khoán Việt
Theo quan sát của Sputnik, cập nhật từ Forbes căn cứ thời gian thực, vào thời điểm 18h ngày 29/9, ông Phạm Nhật Vượng đang sở hữu khối tài sản chỉ 4,1 tỷ USD, mất hơn 482 triệu và hiện đang tạm xếp thứ 678 thế giới (theo realtime).
Hồi năm 2021, khối tài sản củaông Phạm Nhật Vượng từng có lúc lên tới 7,3 tỷ USD.
Với thứ hạng 648 trên bảng xếp hạng người giàu nhất thế giới, ông Phạm Nhật Vượng đã tụt 237 bậc so với vị trí 411 công bố hồi giữa năm 2022.Đồng thời, khối tài sản 4,1 tỷ đô hiện nay còn thấp hơn 4,2 tỷ USD tài sản của ông trong năm 2018.

Những kế hoạch lớn của Vingroup

Đối với mảng xe điện – mảng mà doanh nghiệp của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang dồn toàn lực, chấp nhận chịu lỗ thời gian đầu để xây dựng tên tuổi Việt Nam trên bản đồ ngành công nghiệp xe hơi thế giới, VinFast dường như vẫn đang đi đúng hướng.
Đáng chú ý, trong vòng 9 tháng đầu năm 2022, VinFast đã công bố một loạt kế hoạch lớn ở thị trường Mỹ.
Trước đó, ngày 21/5/2022, Vingroup phê duyệt việc dùng tài sản làm tài sản bảo đảm và cấp bảo lãnh thanh toán cho các trái phiếu doanh nghiệp do VinFast phát hành năm 2022 với tổng mệnh giá tối đa là 2.000 tỷ đồng.
Cùng với đó, giám đốc tài chính David Mansfield của VinFast Global trong cuộc trao đổi ngày 21/9 cho biết nhà sản xuất ô tô Việt Nam có kế hoạch bắt đầu giao xe điện cho khách hàng ở châu Âu và Mỹ trước cuối năm nay, nhằm mục đích có lãi trong vòng ba năm tới.
Dự kiến,VinFast đặt mục tiêu sẽ bán được khoảng 1 triệu ô tô điện trên toàn cầu trong vòng 5 đến 6 năm tới. Ngoài 150.000 xe/năm sản xuất tại nhà máy ở North Carolina, VinFast đang tìm kiếm một địa điểm ở châu Âu cho nhà máy thứ ba của mình và tiếp tục khẳng định chiến lược mở rộng thị trường.
Phạm Nhật Vượng  - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.07.2022
Ông Phạm Nhật Vượng đứng sau công ty năng lượng VN đầu tư hơn 173 triệu USD ra nước ngoài?
Ở lĩnh vực bất động sản, Nhịp sống Thị trường dẫn đánh giá của Mirae Asset cho biết, điểm rơi lợi nhuận mảng bất động sản chủ yếu rơi vào 2 quý nửa cuối năm, do đó dự báo mảng này vẫn mang về hơn 91.000 tỷ đồng trong năm 2022 cho Vingroup nhờ vào việc bàn giao phân khu thấp tầng tại dự án Vinhomes Ocean Park 2.
Đối với mảng cho thuê thương mại, đây cũng được kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng trong nửa cuối năm 2022 sau khi đã cho thấy sự hồi phục rõ rệt về lượng khách trong quý 2 và làm lợi cho Vingroup.
Trong năm 2023, VRE dự kiến sẽ mở thêm 2 Vincom Mega Mall; ngoài ra cũng sẽ mở thêm Vincom Plaza tại một số địa phương như Hà Giang, Điện Biên Phủ, Quảng Trị, nâng tổng diện tích lên gần 2 triệu m2 (tăng khoảng 14% so với quy mô hiện tại).
Như Sputnik cũng đưa tin hồi cuối tuần qua, Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã quyết định đổi tên hàng loạt khách sạn Vinpearl. ký kết hợp tác với hệ thống Meliá Hotels International và Marriott International, qua đó nhằm giúp đưa hệ thống Vinpearl gia nhập mạng lưới khách sạn danh tiếng toàn cầu, từ đó góp phần nâng tầm du lịch quốc gia của Việt Nam.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала