Việt Nam vẫn nằm trong diện theo dõi nâng hạng thị trường mới nổi của FTSE Russell

© Fotolia / Jeayesy Tiền mặt là ổ vi trùng nguy hiểm
 Tiền mặt là ổ vi trùng nguy hiểm - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.09.2022
Đăng ký
Việt Nam tiếp tục lỡ hẹn cơ hội nâng hạng thị trường mới nổi. Theo công bố mới nhất của FTSE Russell, Việt Nam hiện vẫn nằm trong danh sách theo dõi nâng hạng thị trường mới nổi.
Nếu không có gì thay đổi, FTSE sẽ đánh giá lại cơ hội chính thức nâng hạng thị trường mới nổi loại 2 của Việt Nam vào tháng 3/2023.

Việt Nam lỡ hẹn nâng hạng thị trường mới nổi

FTSE Russell vừa ra thông báo về việc giữ nguyên Việt Nam ở lại nhóm thị trường cận biên (Frontier), như vậy, Việt Nam vẫn chưa được nâng hạng thị trường.
FTSE Russell vẫn để Việt Nam nằm trong danh sách theo dõi thị trường mới nổi loại 2 (Secondary Emerging market).
Lý giải về quyết định này, theo FTSE Russell, Việt Nam đã được cho vào danh sách theo dõi thị trường mới nổi loại 2 từ tháng 9/2018. Tuy nhiên, tiến độ chậm hơn dự kiến một phần do ảnh hưởng của Covid-19.
Tân Cảng Sài Gòn-cảng hiện đại và lớn nhất Việt Nam với thị phần container xuất nhập khẩu chiếm trên 90% khu vực phía Nam và hơn 60% thị phần cả nước - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.09.2022
Việt Nam lọt top thị trường logistics mới nổi trên thế giới, thế mạnh FDI dần lộ diện
Điều quan trọng là Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được tiêu chí "Chu kỳ thanh toán (DvP)" khi đang bị xếp ở mức "hạn chế" do các cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác tiền kiểm soát để đảm bảo các điều kiện tài chính khi giao dịch được thực hiện.
Thực tế này kéo theo việc không có giao dịch thất bại xuất hiện trên thị trường Việt Nam, do đó, tiêu chí “Thanh toán bù trừ, chi phí khi xảy ra giao dịch thất bại” cũng bị FTSE đánh giá ở trạng thái "N/A".

Việt Nam sẽ tiếp tục chờ được nâng hạng thị trường

Cùng với đó, FTSE cũng cho rằng Việt Nam cần cải thiện ở khâu đăng ký tài khoản, trong đó cần có những cơ chế tạo điều kiện hơn cho nhà đầu tư nước ngoài giao dịch chứng khoán đã hết room.
Việt Nam sẽ tiếp tục ở lại nhóm thị trường cận biên (Frontier) và nằm trong danh sách theo dõi thị trường mới nổi loại 2.
Đồng thời, FTSE đánh giá lại cơ hội chính thức nâng hạng thị trường mới nổi loại 2 của Việt Nam vào tháng 3/2023.
Như đã biết, nâng hạng thị trường chứng khoán là việc một thị trường chứng khoán của một quốc gia được nâng hạng theo đánh giá tổ chức xếp hạng uy tín.
Việt Nam thu hút gần 16,8 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài trong 8 tháng năm 2022  - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.09.2022
Việt Nam có né được “mùa đông kinh tế thế giới 2023”?
Thị trường được nâng hạng này đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí xếp hạng thị trường tương ứng và thông qua bước xét duyệt, đánh giá của tổ chức xếp hạng.
Từ trước đến nay, việc xem xét, đánh giá và phân loại các thị trường trên thế giới do 3 tổ chức lớn thực hiện là MSCI, FTSE Russell và S&P Dow Jones. Mỗi tổ chức có danh sách các tiêu chí đánh giá riêng, tuy nhiên đều tập trung vào các khía cảnh cơ bản như ổn định chính trị, quy mô thị trường, mức độ phát triển kinh tế, tính thanh khoản của thị trường, khả năng tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài, khả năng lưu chuyển vốn và hiệu quả vận hành của thị trường.
Muốn nâng hạng thị trường chứng khoán, bắt buộc thị trường chứng khoán Việt Nam phải đáp ứng đủ các tiêu chí xếp hạng. Điều này cũng tạo áp lực buộc thị trường Việt Nam phải thay đổi, cải thiện các điều kiện về khung pháp luật, hệ thống giao dịch, công bố thông tinh minh bạch và rõ ràng hơn.

Còn nhiều việc phải làm

Thực tế, vấn đề hạng thị trường chứng khoán là một trong những mục tiêu lớn đang được Việt Nam hướng tới.
Việc nâng hạng thị trường đã được đưa vào Đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025” và dự thảo Chiến lược phát triển Thị trường chứng khoán đến năm 2030.
Hồi tháng 7/2022, Chính phủ yêu cầu khẩn trương triển khai các biện pháp cần thiết để nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi để thu hút vốn đầu tư đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài.
Theo đó, hôm 11/7, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã ký ban hành Nghị quyết 86/NQ-CP của Chính phủ về phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, huy động nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội.
Việt Nam nỗ lực hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm phát triển thị trường vốn an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, huy động tối đa các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán, thị trường tiền tệ, đảm bảo an toàn hệ thống.
Việt Nam thu hút gần 16,8 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài trong 8 tháng năm 2022  - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.09.2022
Không bất ngờ khi Việt Nam vào top 7 ‘kỳ quan kinh tế thế giới’
Phát triển thị trường chứng khoán trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn chủ yếu cho nền kinh tế, tiếp tục điều chỉnh cơ cấu hợp lý giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn, thị trường cố phiếu và trái phiếu.
Đến hết năm 2025, Việt Nam phấn đấu đạt một số mục tiêu, chỉ tiêu theo chiến lược tài chính và chiến lược phát triển ngành ngân hàng, cụ thể như sau: Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 100% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu đạt tối thiểu 47% GDP, trong đó dư nợ trái phiếu doanh nghiệp đạt tối thiểu 20% GDP.
Đẩy mạnh hiện đại hóa công nghệ thông tin trong quản lý, giám sát thị trường chứng khoán. Đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu theo Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 08 tháng 6 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025. Việt Nam cũng phấn đấu nợ xấu của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng dưới 3%.
Để thực hiện mục tiêu, Việt Nam tính toán phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ thành thị trường chuẩn, tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, giám sát quá trình phát hành, phân phối, lưu ký, đầu tư, mua bán trái phiếu doanh nghiệp.
Chính phủ cũng yêu cầu, với thị trường cổ phiếu, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đối với thị trường cổ phiếu để lành mạnh hóa thị trường, tăng cường các biện pháp chế tài để xử phạt nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật trên thị trường chứng khoán để bảo vệ nhà đầu tư, khôi phục niềm tin của thị trường, đặc biệt xử lý nghiêm, kịp thời tình trạng thao túng, làm giá, đảm bảo sự phát triển lành mạnh, minh bạch và bền vững.
Chính phủ giao Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công an và các cơ quan có liên quan theo chức năng và nhiệm vụ được giao, chủ động theo dõi sát diễn biến của thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế để chủ động, kịp thời thực hiện biện pháp ổn định thị trường, khẩn trương triển khai các biện pháp nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.
Một góc Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) mở rộng ở thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.08.2022
Việt Nam thuộc nhóm 20 nước có độ mở kinh tế lớn nhất thế giới
Trong một báo cáo mới đây, Bộ Tài chính Việt Nam cho biết, Việt Nam đã, đang nỗ lực và đặt quyết tâm cao để thúc đẩy, rút ngắn lộ trình được nâng hạng của thị trường Việt Nam và đã đạt được một số thành quả nhất định.
“Hiện nay, dựa trên các tiêu chí mà các tổ chức xếp hạng yêu cầu, Việt Nam đã đạt được nhiều tiêu chí quan trọng”, - Bộ Tài chính khẳng định.
Tuy nhiên, theo Bộ này, hiện vẫn còn nhiều tiêu chí cần có quyết tâm chung, sự phối hợp chặt chẽ từ các bộ, ngành liên quan để tháo gỡ khó khăn giúp thị trường Việt Nam sớm được nâng hạng trong thời gian tới.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала