Việt Nam mua nhiều mặt hàng quan trọng của Nga bất chấp nỗ lực vô vọng của Mỹ, phương Tây

© pixabay.comQuang cảnh thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam
Quang cảnh thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.10.2022
Đăng ký
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nga đang có dấu hiệu phục hồi rõ rệt bất chấp những nỗ lực vô vọng của Mỹ và phương Tây gia tăng các đòn trừng phạt chống Nga.
Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nga tháng 8 đạt 130,8 triệu USD, tăng 15,4% so với tháng 7/2022. Đặc biệt, thống kê của cơ quan Hải quan cũng cho thấy, Việt Nam tăng nhập khẩu nhiều mặt hàng quan trọng như than tăng 57,1%, thủy sản 73,50%, dược phẩm 114,91%, gỗ và sản phẩm gỗ 59,38%, chất dẻo nguyên liệu 155,04%
Theo đánh giá của Thương vụ Việt Nam tại Liên bang Nga, Bộ Công Thương, dự báo trong thời gian tới Mỹ và đồng minh phương Tây có thể sẽ thực hiện các biện pháp trừng mạnh hơn đối với Nga, nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng tới vấn đề thanh toán hàng xuất nhập khẩu, do đó, các doanh nghiệp cần theo sát tình hình và có kịch bản ứng phó.

Xuất khẩu Việt Nam sang Nga tăng bất chấp đòn trừng phạt của Mỹ và phương Tây

Dữ liệu thống kê của cơ quan Hải quan Việt Nam cho biết, tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Liên bang Nga 8 tháng năm 2022 đạt 2,48 tỷ USD, giảm 27,74% so cùng kỳ năm 2021.
Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nga tháng 8 đạt 130,8 triệu USD, tăng 15,4% so với tháng 7/2022.
Tuy nhiên, mức này đã giảm 47,5% so với tháng 8/2021. Tổng kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2022 đạt 1,1 triệu USD, giảm 49,34% so với cùng kỳ 2021.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 250,8 tỷ USD trong 8 tháng năm 2022 - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.09.2022
Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Nga tăng 98% trong tháng 8
Bất chấp bối cảnh biến động phức tạp, các nhóm hàng nông sản, thủy sản, từ tháng 5/2022 xuất khẩu đã có dấu hiệu phục hồi tích cực, kim ngạch tháng sau tăng so với tháng trước.
Trong tháng 8/2022 kim ngạch xuất khẩu hầu hết các mặt hàng chủ lực (trừ hạt điều giảm 22,8%) đều tăng khá cao so với tháng 8/2021, theo cơ quan Hải quan Việt Nam.
Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng điện tử, máy tính, điện thoại, thiết bị máy móc tiếp tục xu hướng giảm mạnh trong tháng 8, trong khi đó mức độ sụt giảm kim ngạch xuất khẩu của các nhóm hàng dệt may và giày dép có xu hướng giảm.

Việt Nam tăng cường nhập nhiều mặt hàng quan trọng của Nga

Trong khi đó, Việt Nam lại tăng cường nhập khẩu hàng hoá của Nga. Cụ thể, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Nga tháng 8/2022 đạt 119,9 triệu USD, tăng 26,1% so với tháng 7/2022, nhưng giảm 26,3% so với tháng 8/2021.
Trong 8 tháng đầu năm 2022 kim ngạch nhập khẩu đạt 1,4 tỷ USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Theo dữ liệu Hải quan, tính từ đầu năm đến nay có thể thấy một số mặt hàng nhập khẩu từ Nga của Việt Nam có sự tăng trưởng đáng kể như: than tăng 57,1%, thủy sản 73,50%, dược phẩm 114,91%, gỗ và sản phẩm gỗ 59,38%, chất dẻo nguyên liệu 155,04%.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Nga, Bộ Công Thương nêu trước đó, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nga trong năm 2021 đạt 7,14 tỷ USD tăng 25,9% so với năm 2020 và đứng thứ 21 trong số các đối tác thương mại chính của Nga.
Cần nhấn mạnh rằng, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Nga trong khu vực ASEAN và là đối tác lớn thứ 5 trong các nền kinh tế APEC (sau Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản).
Ở chiều ngược lại, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Liên bang Nga sang Việt Nam đạt 2,24 tỷ USD tăng 38,3% (đứng thứ 39 trong số các đối tác thương mại của Nga).
Bốc dỡ container tại Cảng Cát Lái (TP Hồ Chí Minh) - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.08.2022
Việt Nam - điểm tăng trưởng hấp dẫn dành cho xuất khẩu của Nga
Kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam đạt 4,89 tỷ USD, tăng 20,9% so với năm 2020 (đứng thứ 12 trong các đối tác nhập khẩu chính của Nga). Việt Nam xuất siêu sang Nga 2,65 tỷ USD trong năm 2021.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Nga gồm có thuỷ sản, rau quả, hạt điều, cà phê, chè, hạt tiêu, gạo, bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc; Sản phẩm từ chất dẻo, cao su, sản phẩm từ cao xu, túi xách, ví, vali, mỹ, ô; Sản phẩm từ mây, tre, cói và thảm; Gỗ, sản phẩm từ gỗ; Hàng dệt, may; Giày dép các loại; Sảm phẩm gốm, sứ; Sắt thép các loại; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện điện thoại các loại; Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; Dụng cụ thể thao.
Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Nga là thủy sản, lúa mì ngũ cốc; Quặng và khoáng sản, than, sản phẩm từ dầu mỏ; hoá chất, sản phẩm hoá chất; Dược phẩm; Phân bón các loại; Chất dẻo nguyên liệu; Cao su; Gỗ và sản phẩm gỗ; Giấy các loại; Sắt thép; kim loại; Máy móc thiết bị, phụ tùng; ô tô nguyên chiến; linh hiện ô tô…

Đồng rúp mạnh lên, thương mại Việt – Nga tốt hơn

Thương vụ Việt Nam tại Liên bang Nga, Bộ Công Thương đã có một số đánh giá trước những vấn đề tác động tới hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư với Việt Nam.
Theo VnEconomy dẫn phân tích của Thương vụ Việt Nam tại Liên bang Nga cho hay, từ cuối tháng 2/2022, do tác động của các biện pháp trừng phạt chưa từng có đối với Nga, đồng rúp mất giá sâu, giá cả hàng hóa tại Nga tăng mạnh, tâm lý doanh nghiệp bất an, các hãng tàu, hãng hàng không lớn dừng hợp tác với Nga. Do đó, thương mại giữa Việt Nam và Nga gặp nhiều khó khăn, trở ngại, đặc biệt là về vận tải và thanh toán.
Trước đó, Thương vụ Việt Nam tại Liên bang Nga (Bộ Công Thương) cũng cho hay, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nga trong năm 2021 đạt 7,14 tỷ USD, tăng 25,9% so với năm 2020 và đứng thứ 21 trong số các đối tác thương mại chính của Nga, do đó khối lượng thanh toán giữa hai quốc gia không hẳn là nhỏ.
Quốc kỳ Việt Nam và Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.12.2021
Nga và Việt Nam ký kết hàng loạt hiệp định kinh tế
Theo nhà chức trách, khi Nga bị tách ra khỏi SWIFT thì việc thanh toán giữa Việt Nam và Nga tất nhiên sẽ gặp nhiều khó khó khăn cả về phương diện kinh phí lẫn giải pháp an toàn kỹ thuật.
Tuy vậy, theo Thương vụ Việt Nam tại Liên bang Nga, hiện nay chắc chắn hai nước sẽ phải phát huy vai trò của Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga (VRB) đang có giấy phép tham gia kênh thanh toán riêng sang Nga, cung cấp dịch vụ chuyển tiền song phương trực tiếp Việt - Nga giúp các khách hàng và doanh nghiệp thực hiện các kênh thanh toán quốc tế giữa 2 nước trong nhiều năm qua, đến nay đều cùng phải rời SWIFT để sử dụng trực tiếp kênh thanh toán song phương.
Tuy vậy, theo Thương vụ, sau giai đoạn đầu gặp nhiều khó khăn, mọi thứ đã dần ổn định và tiến triển tốt hơn.
“Tình hình thị trường Nga dần ổn định, giá trị đồng rúp phục hồi, doanh nghiệp thích nghi dần với điều kiện mới... Bên cạnh đó, Nga từng bước điều chỉnh, xây dựng các tuyến đường vận tải logistics mới, áp dụng các phương thức thanh toán xuất nhập khẩu phù hợp”, - theo đánh giá của Thương vụ Việt Nam tại Nga.
Minh chứng rõ ràng là việc kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nga sau khi sụt giảm mạnh trong tháng 3 (-85% so với cùng kỳ 2021) đang có dấu hiệu phục hồi và tăng trưởng ổn định.

Việc Nga xác nhập 4 vùng lãnh thổ ảnh hưởng gì đến thương mại Việt – Nga?

Liên quan đến việc hiện nay 4 vùng lãnh thổ Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporozhye trưng cầu dân ý và được sáp nhập trong thời gian ngắn sắp tới, trở thành vùng mới của Liên bang Nga, theo Thương vụ Việt Nam tại Nga, sẽ có tác động đến giao thương hai chiều của Hà Nội – Moskva.
Theo Thương vụ, dự báo, trong thời gian tới Hoa Kỳ và đồng minh có thể sẽ thực hiện các biện pháp trừng mạnh hơn đối với Nga, nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng tới vấn đề thanh toán hàng xuất nhập khẩu, như ngắt toàn bộ các ngân hàng Nga ra khỏi hệ thống thanh toán.
Do đó, Thương vụ Việt Nam tại Nga đã khuyến nghị các hiệp hội và doanh nghiệp có hợp tác với thị trường Nga cần theo dõi sát tình hình thị trường để có các biện pháp ứng phó phù hợp.
“Trước khi giao dịch, ký hợp đồng ngoại thương cần tiến hành tìm hiểu, kiểm tra kỹ về đối tác (có thể thông qua Thương vụ). Nội dung của hợp đồng cần đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp Việt Nam”, - Thương vụ lưu ý.
Cuộc họp của chuyên gia FESCO với khách hàng và đối tác tại Vladivostok - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.06.2022
FESCO mở ra cơ hội mới cho thương mại giữa Việt Nam và Nga
Đặc biệt, theo Thương vụ Việt Nam tại Nga, trong thời gian gần đây các doanh nghiệp Nga rất quan tâm tới việc thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư với thị trường Việt Nam.
“Số lượng các công ty Nga sang Việt Nam tham dự các hội chợ, triển lãm và tìm kiếm cơ hội kinh doanh đầu tư ngày càng tăng”, - Thương vụ nhấn mạnh.
Do đó, Thương vụ kiến nghị Cục xúc tiến thương mại Bộ Công Thương, các địa phương, hiệp hội quan tâm hỗ trợ các đối tác Nga tìm hiểu và đẩy mạnh đầu tư, thúc đẩy hợp tác thương mại với Việt Nam.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала