Tàu vận chuyển LNG ‘cháy hàng’, Việt Nam ưu đãi thuế đội tàu biển dùng năng lượng sạch

© AP Photo / Koji Sasahara, FileLô hàng đầu tiên khí tự nhiên hóa lỏng (LNG)
Lô hàng đầu tiên khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.10.2022
Đăng ký
Theo Đề án Phát triển đội tàu vận tải biển của Việt Nam vừa được Bộ GTVT phê duyệt, đến năm 2030, đội tàu biển Việt Nam sẽ đảm nhận 20% thị phần hàng hoá xuất nhập khẩu của đất nước.
Đặc biệt, trong khi tàu vận chuyển LNG ‘cháy hàng’ trên thị trường thế giới do lo ngại khủng hoảng năng lượng toàn cầu, Việt Nam sẽ tiếp tục miễn thuế nhập khẩu và miễn giảm 50% phí trọng tải khi chủ tàu mua, khai thác tàu container từ 1.500 TEUs trở lên hoặc tàu chạy bằng năng lượng sạch như LNG, H2 cũng như các tàu chở LNG đến hết năm 2030.

Bộ GTVT phê duyệt Đề án phát triển đội tàu vận tải biển của Việt Nam

Bộ Giao thông vận tải Việt Nam đã phê duyệt Đề án phát triển đội tàu vận tải biển của Việt Nam.
Trong đó, rất đáng lưu ý, khi một trong các mục tiêu của Đề án Phát triển đội tàu vận tải biển của Việt Nam được Bộ GTVT ban hành đã đề ra những giải pháp hỗ trợ mạnh mẽ các chủ tàu thực hiện chuyển đổi tàu biển hiện có sang tàu biển dùng nhiên liệu sạch theo lộ trình cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 về cắt giảm khí thải nhà kính và phát thải ròng về 0 mà Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra ở Anh năm 2021.
Quyết định 1254/QĐ-BGTVT phê duyệt Đề án Phát triển đội tàu vận tải biển của Việt Nam được Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang ký.
Yamal LNG - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.09.2022
Việt Nam tính nhập khẩu điện khí LNG từ Nga và Iran
Trong đó, nêu rõ quan điểm nhằm đẩy mạnh phát triển đội tàu vận tải biển Việt Nam với cơ cấu hợp lý, phù hợp với xu thế phát triển mới của thế giới, chú trọng phát triển đội tàu có hiệu quả khai thác cao phù hợp với trình độ, khả năng của các doanh nghiệp Việt Nam cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu thị trường vận tải nội địa, gia tăng thị phần vận tải quốc tế trong thời gian tới.
Mục tiêu của đề án quan trọng này là phát triển đội tàu chuyên dụng container phù hợp, mở rộng mạng lưới để tăng thị phần vận chuyển khu vực châu Á, đặt nền móng vững chắc cho việc khai thác tuyến vận tải xa trong thời gian tới.
Đồng thời, Việt Nam cũng dự định tăng cường vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực vận tải biển, hoàn thiện các quy định thể chế pháp luật, tạo khung pháp lý minh bạch, thông thoáng, ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.

Đến 2030 đội tàu biển Việt Nam đảm nhận 20% thị phần hàng xuất nhập khẩu

Theo Đề án, các nhà làm chính sách Việt Nam ước tính, đến năm 2030, đội tàu vận tải biển Việt Nam sẽ đảm nhận 20% thị phần hàng xuất nhập khẩu của đất nước.
Cụ thể, dự kiến tăng gấp đôi thị phần vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu qua cảng biển Việt Nam bằng đội tàu biển Việt Nam lên 10% vào năm 2026 và đạt 20% vào năm 2030.
Đề án đề ra 2 giai đoạn để thực hiện, trong đó, giai đoạn 2022-2026 sẽ thực hiện rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam về vận tải biển, tạo ra hành lang pháp lý ổn định, thuận lợi để hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.
Trước mắt, Việt Nam tập trung sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về mua bán, đăng ký tàu biển và quản lý giá dịch vụ hàng hải và quản lý hoạt động vận tải container của các hãng tàu nước ngoài tại Việt Nam.
Đồng thời, nghiên cứu xây dựng quy phạm tàu biển ven bờ cho tàu biển vận tải hàng hóa chạy ven theo bờ biển của Việt Nam và các nước trong khu vực.
Cần Thơ chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn III - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.09.2022
Quy hoạch Điện VIII của Việt Nam: LNG, điện hạt nhân và “át chủ bài” khí hydrogen
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng sửa đổi quy định về việc cấp phép cho tàu treo cờ quốc tịch Việt Nam theo hướng Bộ trưởng Bộ GTVT quyết định việc cho phép treo cờ quốc tịch Việt Nam với tàu biển vận tải hàng container thuộc trường hợp đặc biệt nhưng không quá 17 tuổi.
Giai đoạn này cũng đẩy mạnh hợp tác quốc tế về biển, tham gia các công ước quốc tế, hiệp định vận tải song phương, đa phương.
Cùng với đó là hỗ trợ về thủ tục pháp lý cho doanh nghiệp Việt Nam mở rộng đại lý ra nước ngoài, hoàn thiện Hiệp định vận tải ven biển với Trung Quốc, Thái Lan và Campuchia, củng cố, nâng cao vai trò của các Hiệp hội trong ngành.
“Đặc biệt, áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh theo thông lệ quốc tế cho các doanh nghiệp khi mua tàu biển có sử dụng vốn của nhà nước để phù hợp với thực tiễn hoạt động mua bán tàu biển”, - Đề án lưu ý.

Việt Nam miễn thuế cho tàu chạy bằng năng lượng sạch

Liên quan đến giải pháp về tài chính, cho phép không áp dụng thuế VAT khi nhập khẩu tàu biển vận chuyển hàng hóa cho chủ tàu Việt Nam đến hết năm 2026.
“Miễn thuế nhập khẩu và giảm 50% phí trọng tải khi chủ tàu mua và khai thác tàu container từ 1.500 Tes trở lên hoặc tàu chạy bằng năng lượng sạch như LNG… và các tàu chở LNG”, - theo Đề án.
Cùng đó, Việt Nam cũng sẽ miễn thuế thu nhập cá nhân với thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển hoạt động tuyến nội địa.
Trong giai đoạn 2026 - 2030, nhà chức trách dự kiến xây dựng mô hình quản lý vận tải biển phù hợp để nâng cao công tác quản lý nhà nước về hàng hải với lĩnh vực vận tải biển và dịch vụ hàng hải.
Dự án Kho chứa 1 triệu tấn LNG tại Thị Vải tiếp tục duy trì tiến độ hoàn thiện - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.04.2022
PV Power và áp lực duy trì vị thế số 1 lĩnh vực điện khí LNG ở Việt Nam
Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam mới tham gia hoặc là thành viên.
“Giai đoạn này tập trung hỗ trợ một số hãng tàu container Việt Nam đủ mạnh để vươn ra hoạt động quốc tế ở những thị trường xa như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và có thể đi đến châu Âu và Mỹ”, - Đề án nhấn mạnh.
Nhà chức trách cũng cho rằng, cần có cơ chế chính sách hỗ trợ các hãng tàu liên minh, liên kết trong hoạt động khai thác hàng hóa container để nâng cao quy mô của doanh nghiệp, năng lực tài chính… tăng năng lực cạnh tranh với các hãng tàu nước ngoài.

Đến năm 2030 chuyển đổi đội tàu biển Việt Nam sang dùng nhiên liệu sạch

Theo Đề án, Việt Nam sẽ tiếp tục có những giải pháp hỗ trợ mạnh mẽ các chủ tàu thực hiện chuyển đổi tàu biển hiện có sang tàu biển dùng nhiên liệu sạch theo lộ trình cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 về cắt giảm khí thải nhà kính và phát thải ròng về 0.
Cùng với đó, tích cực đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong nghiên cứu, đóng mới, sửa chữa hoán cải tàu biển.
Đặc biệt, trong bối cảnh tàu vận chuyển khí thiên nhiên hoá lỏng LNG “cháy hàng” do khủng hoảng năng lượng, Việt Nam đã có những ưu đãi thuế đáng chú ý.
Ký kết hợp đồng EPC giữa PV Power với liên danh nhà thầu Sam Sung C&T và Lilama - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.04.2022
“Cái nhất và cái khó” ở dự án nhà máy điện khí LNG đầu tiên của Việt Nam
Theo đó, tiếp tục miễn thuế nhập khẩu và miễn giảm 50% phí trọng tải khi chủ tàu mua và khai thác tàu container từ 1.500 TEUs trở lên hoặc tàu chạy bằng năng lượng sạch như LNG, H2 và các tàu chở LNG đến hết năm 2030.
Bộ GTVT cũng giao các Cục, Vụ thuộc Bộ GTVT căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao tham mưu, đề xuất Lãnh đạo Bộ ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành ban hành cơ chế, chính sách mới; sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đáp ứng yêu cầu phát triển đội tàu vận tải biển của Việt Nam nhằm đạt được mục tiêu đã nêu trong Đề án.
Đối với Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ GTVT yêu cầu chủ động tổ chức thực hiện các giải pháp phát triển đội tàu vận tải biển của Việt Nam, đổi mới công tác quản lý nhà nước của Cục theo Đề án, bảo đảm đúng kế hoạch, lộ trình.

Bài toán cần giải để phát triển đội tàu biển Việt Nam mạnh hơn

Tính đến tháng 12/2021, đội tàu mang cờ quốc tịch Việt Nam (gồm đội tàu vận tải biển chuyên dụng và đội tàu/phương tiện khác) có 1.502 tàu (không tính số liệu tàu đang đóng), tổng dung tích khoảng 7,145 triệu GT và tổng trọng tải khoảng 11,7 triệu DWT. Trong đó, theo thông tin trên báo Đầu tư, tàu vận tải biển chuyên dụng có 1.032 tàu với tổng dung tích khoảng 6,3 triệu GT và khoảng 10,6 triệu DWT, chủ yếu là cỡ tàu nhỏ (từ 5.000 GT trở xuống) và cỡ tàu trung bình (từ trên 5.000 GT đến 10.000 GT).
Trong giai đoạn 2015-2021, thị phần vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu của đội tàu biển Việt Nam có xu hướng giảm, tương ứng với các năm 2015; 2016 và 2017; 2018; 2019 và 2020 lần lượt là 11%, 8%, 7%, 5%, tuy nhiên đã có bước tăng trưởng trở lại đạt 7% vào năm 2021.
Đối với thị trường vận chuyển, đội tàu biển Việt Nam chủ yếu chạy tuyến ngắn như: Trung Quốc, Đông Nam Á, châu Á. Bên cạnh đó, cơ cấu đội tàu biển chưa hợp lý, chủ yếu tàu trọng tải nhỏ chở hàng khô, hàng rời, thiếu tàu container và tàu trọng tải lớn chạy tuyến quốc tế.
Trong khi đó, về nhân lực vận tải biển, Việt Nam hiện còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Thị trường quốc tế rộng lớn, giá cước cao nhưng sức cạnh tranh của đội tàu vận tải biển của Việt Nam yếu, khó giành được hợp đồng vận chuyển.
khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.09.2021
Ở Việt Nam đề xuất từ bỏ điện hạt nhân thay bằng nguồn điện khí LNG
Thị trường vận tải nội địa không lớn nhưng số lượng tàu nhiều, dẫn tới tình trạng cạnh tranh cao, giảm giá cước, làm hiệu quả hoạt động của các chủ tàu không cao.
Ngoài ra, khả năng đáp ứng được yêu cầu về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường đối với phần lớn tàu vận tải quốc tế còn rất hạn chế dẫn đến tình trạng tàu biển Việt Nam bị lưu giữ ở cảng biển nước ngoài với số lượng khiếm khuyết cao.
Đây là những bài toán Việt Nam cần giải thời gian tới để xây dựng đội tàu biển mạnh mẽ hơn trong tương lai.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала