Bị Mỹ dòm ngó, Việt Nam mạnh tay với gỗ Trung Quốc

© Depositphotos.com / VietboxNhà máy sản xuất gỗ xuất khẩu.
Nhà máy sản xuất gỗ xuất khẩu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.10.2022
Đăng ký
Trong bối cảnh bị Mỹ dòm ngó, theo dõi sát và điều tra lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với gỗ dán cứng và tủ gỗ (tủ bếp/tủ nhà tắm) nhập khẩu từ Việt Nam vì nghi ngờ có xuất xứ ‘made in China’, thì mới đây, Việt Nam đã mạnh tay áp thuế chống bán phá giá tạm thời với một số mặt hàng gỗ của Trung Quốc.
Theo quyết định của Bộ Công Thương, Việt Nam sẽ thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng với hàng hóa bị điều tra từ Trung Quốc là 21,4% đối với sản phẩm ghế và 35,2% đối với sản phẩm bàn trong 4 tháng bắt đầu từ giữa tháng 10.

Việt Nam áp thuế chống một số mặt hàng gỗ của Trung Quốc

Việt Nam sẽ áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm nội thất, bàn, ghế nhập khẩu từ Trung Quốc.
Theo đó, Bộ Công Thương Việt Nam đã ban hành Quyết định số 1991/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm bàn, ghế từ Malaysia và Trung Quốc.
Căn cứ vào quyết định mới nhất của Bộ Công Thương Việt Nam, mức thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng với hàng hóa bị điều tra từ Trung Quốc là 21,4% đối với sản phẩm ghế và 35,2% đối với sản phẩm bàn.
Chế biến gỗ - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.08.2022
Thông tin chính thức việc Mỹ điều tra gỗ dán và tủ gỗ Việt Nam
Mức thuế này sẽ được áp dụng trong bốn tháng bắt đầu từ giữa tháng 10/2022.
Được biết, trong quá trình điều tra vụ việc, thực hiện theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương, Bộ Công Thương đã phối hợp với các đơn vị liên quan xem xét và đánh giá kỹ lưỡng tác động của hành vi bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu đối với hoạt động của ngành sản xuất trong nước, mức độ bán phá giá của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Malaysia và Trung Quốc.
Kết quả điều tra cho thấy, mặc dù có tồn tại hành vi bán phá giá nhưng do tỷ lệ nhập khẩu hàng hóa bị điều tra từ Malaysia ở mức không đáng kể (dưới 3%), vì vậy, theo quy định tại khoản 3 Điều 78 Luật Quản lý ngoại thương, hàng hóa bị điều tra từ Malaysia được loại khỏi phạm vi áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời. Đây cũng là lý do vì sao Việt Nam không áp thuế với một số sản phẩm đồ nội thất nhập khẩu từ Malaysia.

Gây thiệt hại

Nhưng câu chuyện với Trung Quốc là hoàn toàn khác. Bộ Công Thương cho hay, đối với hàng hóa bị điều tra từ Trung Quốc, mức độ bán phá giá được xác định từ 21,4% đến 35,2% và lượng nhập khẩu hàng hóa bị điều tra gia tăng cả về tuyệt đối và tương đối so với tổng lượng tiêu thụ nội địa và sản lượng hàng hóa tương tự của ngành sản xuất trong nước.
Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra thiệt hại đáng kể đối với ngành sản xuất trong nước, theo Bộ Công Thương.
Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục làm việc với các bên liên quan để thu thập thông tin nhằm đánh giá tác động toàn diện của vụ việc đến các bên liên quan để đưa ra kết luận cuối cùng về vụ việc.
Hồi năm ngoái, cụ thể là ngày 3/6/2021, Cục Phòng vệ thương mại (Cơ quan điều tra) của Bộ Công Thương đã tiếp nhận Hồ sơ của công ty là đại diện cho ngành sản xuất trong nước (bên yêu cầu), yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bàn văn phòng và bộ phận của bàn văn phòng, ghế và bộ phận của ghế có xuất xứ từ Trung Quốc và Malaysia
Đến tháng 9/2021, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2091/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bàn, ghế có xuất xứ từ 2 thị trường Trung Quốc và Malaysia.
Nhà máy chế biến gỗ ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.08.2022
Vụ Mỹ từ chối giải trình của gần 40 công ty xuất khẩu gỗ Việt Nam: “Chúng ta bị oan”
Việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá được thực hiện đối với một số sản phẩm bàn, ghế được phân loại theo các mã HS: 9401.30.00; 9401.40.00; 9401.61.00; 9401.69.90; 9401.71.00; 9401.79.90; 9401.80.00; 9401.90.40; 9401.90.92; 9401.90.99; 9403.30.00; 9403.60.90; 9403.90.90.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và là nguồn cung cấp nguyên vật liệu và thiết bị chính cho ngành sản xuất của Việt Nam. Tuy nhiên, việc nhập nhiều nguyên liệu từ Trung Quốc cũng là một trong những yếu tố khiến hàng hoá Việt Nam dễ bị điều tra phòng vệ thương mại, nhất là từ giới chức Hoa Kỳ, vốn luôn nghi ngờ nguồn gốc xuất xứ hàng hoáng Trung Quốc do căng thẳng chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.
Hôm 22/8/2022 vừa qua, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã ra phán quyết sơ bộ về kết quả điều tra gỗ dán được làm từ gỗ cứng xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ bị khởi kiện có xuất xứ Trung Quốc (được sản xuất thành phẩm hoặc bán thành phẩm ở Trung Quốc, hoàn thiện ở Việt Nam và xuất khẩu sang Mỹ để né tránh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp).
Theo đó, DOC đã sơ bộ kết luận có 21 công ty hợp tác tốt, 22 công ty “không phản hồi” và 14 công ty “không hợp tác”.

Cần chứng minh gỗ Việt Nam sạch và không liên quan đến Trung Quốc

Bộ Công Thương Việt Nam cho biết, hiện tại, Mỹ là thị trường nhập khẩu đồ nội thất lớn nhất của Việt Nam (chiếm khoảng 65% tổng trị giá xuất khẩu gỗ, lâm sản). Số liệu thống kê cho thấy, năm 2021, Mỹ nhập khẩu lượng sản phẩm gỗ, nội thất tương đương khoảng 13,5 tỷ USD, trong đó Việt Nam chiếm khoảng 9 tỷ USD. Riêng gỗ dán xuất từ Việt Nam đạt khoảng 522 triệu USD.
Khảo sát nhanh từ Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam Viforest cho thấy, trong 45 doanh nghiệp xuất sản phẩm gỗ đi Mỹ, có 33 đơn vị thông báo doanh thu giảm gần 40% so với các tháng đầu năm 2022.
Do đó, trong bối cảnh nhiều biến động như hiện nay, đại diện Hiệp hội cho rằng, xuất khẩu gỗ của Việt Nam từ nay đến cuối năm gặp khó khăn hơn và việc đạt mục tiêu xuất khẩu 16,5 tỷ USD là không dễ.
Gỗ - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.05.2022
Bộ Thương mại Hoa Kỳ xem xét sản phẩm tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam
Theo ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, nếu bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá, không ít doanh nghiệp Việt đứng trước nguy cơ rơi vào phá sản. Do đó, Viforets đã giúp các đơn nộp lại bản giải thích, bình luận.
“Chúng tôi đang gấp rút hỗ trợ các DN để tham gia điều trần với phía Mỹ, bởi thực sự các DN bị oan”, - ông Ngô Sỹ Hoài nhấn mạnh.
Lãnh đạo Hiệp hội trước đó cũng khuyến nghị rằng, đối với vụ kiện phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, Chính phủ cần sớm tổ chức cuộc trao đổi với phía Mỹ, sẵn sàng mời cơ quan chức năng của Mỹ sang Việt Nam để tìm hiểu về quy trình, hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp ngành gỗ, đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp gian lận thương mại.
Đặc biệt, các cơ quan quản lý cần cho phía Mỹ thấy các doanh nghiệp Việt làm ăn minh bạch, sòng phẳng, không có chuyện gian lận. Đồng thời, các cơ quan đại diện thương mại ở nước ngoài cần cung cấp thông tin sớm hơn, đầy đủ hơn và có nhiều cảnh báo, khuyến nghị để các hiệp hội, doanh nghiệp có thể ứng phó kịp thời.
Đánh giá về thị trường Mỹ, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Nguyễn Thị Thu Trang từng thẳng thắn chia sẻ tại cuộc toạ đàm “Ngành gỗ sẵn sàng trước xu thế bảo hộ” do báo Công Thương tổ chức cho biết, mỗi khi Trung Quốc bị áp thuế với đồ gỗ thì Việt Nam lại đứng trước nguy cơ bị Mỹ kiện (kiện quét, kiện chống lẩn tránh và kiện phạm vi sản phẩm).
Bà Trang dẫn chứng, như tháng 1/2018, Mỹ áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp với gỗ dán Trung Quốc, đến tháng 6/2020, Mỹ điều tra phạm vi sản phẩm và chống lẩn tránh với gỗ dán Việt Nam. Rồi tới tháng 4/2020, Mỹ áp thuế chống bán phá giá đối với tủ gỗ Trung Quốc và đến tháng 5/2022, Mỹ điều tra phạm vi sản phẩm. Ngay sau đó, tháng 6/2022, Mỹ điều tra chống lẩn tránh với tủ gỗ Việt Nam.
Công nhân với tấm ván ép - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.08.2022
Cứ Trung Quốc bị trừng phạt là Việt Nam “dính nguy cơ”

“Những dẫn chứng trên cho thấy, ở thị trường Mỹ, nguy cơ phòng vệ thương mại luôn hiện hữu. Đối với những mặt hàng xuất khẩu Việt Nam có kim ngạch càng cao, năng lực tốt thì càng khiến cho ngành sản xuất nội địa của Mỹ thấy có nguy cơ”, - chuyên gia lưu ý.

Do vậy, ngành gỗ Việt Nam luôn đứng trước những thách thức khi ngành sản xuất gỗ của Mỹ thực hiện kiện phòng vệ thương mại.
Theo Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), bên cạnh nỗ lực của doanh nghiệp, sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước trong vấn đề phòng vệ thương mại là hết sức quan trọng, góp phần bảo vệ được lợi ích cho hàng hóa, doanh nghiệp Việt Nam.
“Đặc biệt, cần phát huy vai trò, hoạt động của hệ thống cảnh báo sớm thuộc Bộ Công Thương để các đoanh nghiệp kịp thời ứng phó hiệu quả”, - bà Nguyễn Thị Thu Trang nhấn mạnh.
Đối với vấn đề này, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) Lê Triệu Dũng cho hay, các quốc gia đang có sự điều chỉnh, thay đổi về phòng vệ thương mại.
Do đó, khi đứng trước các cáo buộc của nước nhập khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam cần tham gia vào quá trình điều tra để hạn chế số lượng doanh nghiệp bị áp thuế hoặc áp thuế mức độ thấp, nhằm đảm bảo kết quả xuất khẩu.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала