Trung Quốc cải tạo căn cứ Ream không thay đổi hợp tác an ninh biển Việt Nam – Campuchia

© Ảnh : TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAMTiếp tục tăng cường trao đổi thông tin giữa Cảnh sát biển Việt Nam và Ủy ban Quốc gia An ninh hàng hải Campuchia
Tiếp tục tăng cường trao đổi thông tin giữa Cảnh sát biển Việt Nam và Ủy ban Quốc gia An ninh hàng hải Campuchia - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.10.2022
Đăng ký
Giới quan sát từng lo ngại việc Trung Quốc tham gia cải tạo nâng cấp căn cứ Hải quân Ream ở Sihanoukville, Campuchia gây nên mối đe doạ ‘sát sườn’ phía Tây uy hiếp an ninh quốc phòng Việt Nam.
Tuy nhiên, cách mà Việt Nam phản ứng lại cho thấy sự điềm tĩnh lạ thường. Hà Nội chỉ nhắc nhở khéo léo các bên rằng, mọi quá trình hợp tác giữa các nước cần đóng góp cho hoà bình, an ninh, ổn định của khu vực cũng như trên thế giới.
Theo giới quan sát, không phải Việt Nam không tính toán các yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến tình hình an ninh quốc phòng, chủ quyền đất nước, mà Hà Nội đã sớm có những chiến lược nhất định cả về chính trị, ngoại giao, kinh tế, an ninh quốc phòng để xử trí ổn thoả, cân bằng quan hệ giữa các bên Việt Nam – Campuchia – Trung Quốc, tránh làm phức tạp tình hình.

Trung Quốc cải tạo căn cứ Ream có đe doạ Việt Nam?

Coi trọng láng giềng và lựa chọn đối sách đúng đắn với những quốc gia lớn hơn không phải chuyện dễ, nhưng dường như đến nay, Việt Nam vẫn đang thực hiện rất hiệu quả chính sách đối ngoại quốc phòng.
Trước việc Trung Quốc tham gia vào quá trình mở rộng căn cứ hải quân Ream ở Campuchia, những cuộc họp, đối thoại quốc phòng, giữ liên lạc đường dây nóng như cách mà Việt Nam đang duy trì sợi dây liên lạc chặt chẽ với Bộ Quốc phòng Campuchia là một bước đi phù hợp.
Theo cổng thông tin điện tử của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, sáng ngày 4/10, tại Cục Đối ngoại, Bộ Quốc phòng, Đại tá Vũ Trung Kiên, Phó Tư lệnh Pháp luật Cảnh sát biển Việt Nam và Phó Đô đốc Tea Sokha, Phó Tư lệnh Hải quân, Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy Chiến thuật tiền phương, Ủy ban Quốc gia An ninh Hàng hải Campuchia đồng chủ trì cuộc họp rút kinh nghiệm lần thứ 3 về thực hiện Nghị định thư về cơ chế liên lạc đường dây nóng giữa hai lực lượng.
Quân đội Campuchia tại căn cứ hải quân Ream. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.07.2022
Căn cứ hải quân Campuchia nguy hiểm như thế nào đối với Việt Nam?
Đây là thông tin đáng chú ý, đặt trong bối cảnh, Trung Quốc ngày càng gia tăng ảnh hưởng tại Campuchia. Như đã thông tin, dự án cải tạo căn cứ hải quân Ream đã bắt đầu các công việc đầu tiên vào sáng 9/6/2022 sau lễ khởi công hôm 8/6/2022.
Dự án nâng cấp mở rộng căn cứ Ream là một phần trong khoản viện trợ không hoàn lại của Trung Quốc dành cho Campuchia. Theo thoả thuận giữa Bắc Kinh và Phnom Penh, ngoài cải tạo và mở rộng các tòa nhà trong căn cứ Ream, Trung Quốc cũng sẽ hỗ trợ nâng cấp các tàu chiến của Phnom Penh, xây các cầu cảng, nâng cấp các ụ sửa chữa trong căn cứ và bệnh viện quân - dân y.
Phát biểu lại lễ động thổ cải tạo căn cứ hải quân này hôm 8/6, Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh nhấn mạnh lý do phải “nâng cấp” Ream.
“Căn cứ hải quân Ream rất nhỏ, do đó Campuchia cần nâng cấp căn cứ để bảo vệ quốc gia, lãnh thổ và chủ quyền của mình. Dự án hiện đại hóa căn cứ hải quân Ream là một chiến lược quan trọng đối với sự phát triển của lực lượng vũ trang Hoàng gia Campuchia, phù hợp với chiến lược nêu trong Sách Trắng mà Bộ Quốc phòng đã công bố trước đó”, - Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh khẳng định.
© AFP 2023 / Pann Bony Lễ khởi công tại Căn cứ Hải quân Ream, Campuchia. Ngày 7 tháng 6 năm 2022
Lễ khởi công tại Căn cứ Hải quân Ream, Campuchia. Ngày 7 tháng 6 năm 2022 - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.10.2022
Lễ khởi công tại Căn cứ Hải quân Ream, Campuchia. Ngày 7 tháng 6 năm 2022
Đại sứ Trung Quốc tại Campuchia Vương Văn Thiên tuyên bố rằng, hợp tác quân sự Trung Quốc - Campuchia là trụ cột vững chắc trong mối quan hệ thép giữa hai nước, phù hợp với lợi ích cơ bản của nhân dân Trung Quốc - Campuchia.

“Dự án Hiện đại hóa Căn cứ Hải quân Ream dưới sự hỗ trợ của Trung Quốc là một thành tựu dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và đối thoại bình đẳng giữa Trung Quốc và Campuchia, phù hợp với cả luật pháp trong nước, luật pháp quốc tế và quy tắc ứng xử quốc tế”, - Đại sứ Trung Quốc khẳng định trước đó tại lễ động thổ.

Trên thực tế, các hoạt động liên quan Trung Quốc tại căn cứ Ream luôn thu hút sự chú ý của giới quan sát, truyền thông quốc tế. Báo chí Mỹ thậm chí còn cho rằng, không thể loại trừ khả năng chính quyền Bắc Kinh đang bí mật xây dựng một cơ sở hải quân ở Ream để cho quân đội Trung Quốc sử dụng độc quyền. Tuy nhiên, đáp lại những cáo buộc này, cả Bắc Kinh và Phnom Penh đều kịch liệt phủ nhận.
Quần đảo Solomon - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.05.2022
Trung Quốc từ chối xây dựng căn cứ quân sự ở quần đảo Solomon
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia, có những cáo buộc rằng, căn cứ Ream khi hiện đại hóa sẽ do quân đội Trung Quốc độc quyền sử dụng. Điều này là hoàn toàn không chính xác.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Tea Banh, Campuchia không cho phép bất kỳ quốc gia nào thiết lập căn cứ quân sự tại nước này, bởi điều đó là vi phạm hiến pháp của Campuchia.
“Campuchia không có ý định đe dọa bất kỳ quốc gia nào. Campuchia chỉ muốn nâng cao năng lực tự vệ, đảm bảo hòa bình, an ninh và thịnh vượng của Campuchia và khu vực”, - Đại tướng Tea Banh nêu rõ.

Việt Nam và Campuchia tiếp tục tăng cường hợp tác an ninh hàng hải

Thông tin về cuộc họp rút kinh nghiệm lần thứ 3 về thực hiện Nghị định thư về cơ chế liên lạc đường dây nóng giữa hai lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam và Ủy ban Quốc gia An ninh Hàng hải Campuchia, cơ quan ngôn luận của lực lượng CSB Việt Nam cho biết, Việt Nam và Campuchia nhất trí tiếp tục tăng cường hợp tác an ninh hàng hải.
Cụ thể, tại cuộc họp, hai bên đã đánh giá kết quả thực hiện Nghị định thư về cơ chế liên lạc đường dây nóng giữa hai cơ quan thời gian qua.
Đại tá Vũ Trung Kiên cho biết, trong năm 2020 và năm 2021, do tình hình dịch Covid-19 nên Việt Nam và Campuchia không thực hiện được một số các hoạt động hợp tác theo Nghị định thư đã ký. Tuy nhiên, thông qua đường dây liên lạc nóng hai bên vẫn tích cực duy trì trao đổi, chia sẻ thông tin về tình hình biển, ngư dân hai nước.

Cảnh sát biển Việt Nam cũng đã thông tin đến Ủy Ban Quốc gia An ninh Hàng hải Campuchia về việc cơ quan chức năng, lực lượng thực thi pháp luật trên biển Việt Nam tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên khu vực biển giáp ranh Việt Nam và Campuchia”, - Đại tá Kiên nói.

Về bản chất, việc này là để kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm liên quan đến tình trạng đánh bắt cá trái phép, không báo cáo, không theo quy định (IUU).
Đồng thời, phía Việt Nam cũng đã đề nghị Campuchia phối hợp trao đổi thông tin, giúp đỡ và xử lý các vụ việc, tình huống trên biển.
 tàu chiến Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.06.2022
Chuyên gia: Trung Quốc cần căn cứ hải quân ở Campuchia để chống lại AUKUS
Phó Đô đốc Tea Sokha nhất trí cao với đánh giá của Phó Tư lệnh Pháp luật Cảnh sát biển Việt Nam.
Ông Tea Sokha cũng cho rằng thời gian qua, ngư dân Việt Nam và Campuchia đã “cơ bản chấp hành tốt” các quy định của pháp luật hai nước.
“Tuy nhiên vẫn còn những vụ việc như ngư dân vi phạm vùng biển bên kia, đánh bắt hải sản trái phép, buôn lậu trên biển như gỗ, thuốc lá”, - Phó Đô đốc Tea Sokha lưu ý.
Do vậy, theo đại diện Ủy Ban Quốc gia An ninh Hàng hải Campuchia, trong thời gian tới, hai cơ quan cần tăng cường hơn nữa trong trao đổi thông tin, phối hợp, hợp tác trong xử lý các vụ việc, tình huống trên biển, góp phần giữ gìn vùng biển chung ổn định, hòa bình, phát triển kinh tế.
Cũng tại cuộc họp này, hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường thực hiện Nghị định thư về cơ chế liên lạc đường dây nóng, đồng thời, phối hợp chia sẻ thông tin về chống IUU, hỗ trợ ngư dân hai bên trong quá trình khai thác hải sản trên biển.
Việt Nam và Campuchia cũng nhất trí phối hợp, hỗ trợ trong tìm kiếm cứu nạn, chống buôn lậu, gian lận thương mại trên biển. Ngoài ra, hàng năm, trao đổi đoàn cấp vùng giữa Sở chỉ huy chiến thuật tiền phương của Ủy ban Quốc gia An ninh Hàng hải Campuchia và Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4. Việc duy trì liên lạc, tiếp xúc cấp cao thường xuyên là đặc biệt quan trọng.
Hai bên cũng tổ chức họp rút kinh nghiệm lần thứ 4 về thực hiện Nghị định thư tại Campuchia vào Quý III/2023, tích cực tham gia vào các diễn đàn đa phương về thực thi pháp luật trên biển, an ninh hàng hải mà hai cơ quan là thành viên.

Nhắc lại tầm quan trọng của hợp tác Việt Nam - Campuchia

Theo cơ quan ngôn luận của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, nhân dịp đoàn Campuchia sang Việt Nam dự Hội nghị, Phó Tư lệnh pháp luật Cảnh sát biển Việt Nam Vũ Trung Kiên đã trân trọng mời Phó Đô đốc Tea Sokha và Đoàn Ủy ban Quốc gia An ninh Hàng hải Campuchia tham dự Chương trình Giao lưu “Cảnh sát biển Việt Nam và những người bạn” lần thứ nhất, sẽ tổ chức từ ngày 8 đến ngày 12/12/2022 tại Hà Nội.
Theo Đại tá Vũ Trung Kiên, đây là chương trình nhằm tăng cường giao lưu, hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, hiểu biết giữa lực lượng thực thi pháp luật trên biển các nước có vùng biển liền kề trong khu vực.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng thông báo một số hoạt động đối ngoại của Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.02.2021
Việt Nam lên tiếng về căn cứ tên lửa Trung Quốc, Biển Đông, quan hệ với Bắc Kinh sau Đại hội XIII
Phó Đô đốc Tea Sokha rất hoan nghênh chương trình và cho rằng đây sẽ là cơ hội tốt để lực lượng thực thi pháp luật trên biển các nước chia sẻ, giao lưu, hiểu biết lẫn nhau, từ đó tăng cường hiệu quả trong hợp tác, phối hợp thực thi pháp luật trên biển giữa các nước.
Nhấn mạnh trước khi kết thúc cuộc họp, Đại tá Vũ Trung Kiên đã tái khẳng định tầm quan trọng của quan hệ hợp tác song phương giữa hai cơ quan.
Ông Kiên cũng trân trọng cảm ơn Phó Đô đốc Tea Sokha và Đoàn Ủy ban Quốc gia An ninh Hàng hải Campuchia đã đến Hà Nội tham dự cuộc họp và thể hiện thiện chí trong việc duy trì, thúc đẩy hợp tác giữa hai lực lượng vì mục tiêu chung xây dựng vùng biển hòa bình, ổn định, hữu nghị và phát triển trong khu vực cũng như trên thế giới.

Chưa cần lo lắng?

Như Sputnik đã thông tin, ngày 9 tháng 6, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng đã trả lời câu hỏi của báo giới đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về việc Campuchia và Trung Quốc động thổ dự án cải tạo căn cứ hải quân Ream ở tỉnh Sihanoukville (Campuchia) hôm 8 tháng 6 vừa qua.
Đáp lại, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam tái khẳng định chính sách nhất quán của Hà Nội – ‘Việt Nam muốn làm bạn với tất cả’ đúng với đường lối đối ngoại của Đảng, đề ra chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, theo phương châm Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập, phát triển, ổn định và thịnh vượng.
“Việt Nam luôn mong muốn duy trì và củng cố quan hệ hợp tác tốt đẹp với các quốc gia trên toàn thế giới”, - theo bà Lê Thị Thu Hằng.
Cùng với đó, trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng hoạt động ở Campuchia, cũng như trực tiếp tham gia mở rộng, nâng cấp căn cứ hải quân Ream, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nêu quan điểm cho rằng, việc hợp tác giữa các nước, tựu chung lại, cần đóng góp vì hoà bình, phát triển chung của khu vực, thế giới.
Quân đội Campuchia tại căn cứ hải quân Ream. - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.01.2022
Liệu có lý do gì để Mỹ lo ngại hoạt động của Trung Quốc ở căn cứ Campuchia?
“Đồng thời, việc hợp tác giữa các quốc gia cần đóng góp tích cực vào hòa bình, an ninh, ổn định và thịnh vượng của khu vực cũng như trên toàn thế giới”, - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam lưu ý.
Việt Nam có thể không cần quá lo lắng. Hồi giữa tháng 5 năm nay, trong khuôn khổ tham dự Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Mỹ tại Washington, Thủ tướng Campuchia Hun Sen cũng đã khẳng định lại cam kết của Campuchia không cho phép đặt căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ Campuchia, trên cơ sở tuân thủ chặt chẽ Hiến pháp của đất nước.
Đồng thời, Campuchia cũng sẽ không đi với nước này để chống nước khác. Phnom Penh chỉ đang nỗ lực tự nâng cao năng lực tự vệ, đảm bảo hòa bình, an ninh và thịnh vượng của chính đất nước mình.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала