Một tuyên bố ‘nhất tiễn song điêu’ của Việt Nam ở Liên Hợp Quốc

© Ảnh : Official social page of Viet Nam at UN (NY)Phát biểu của Đại diện chính thức Việt Nam, Đặng Hoàng Chương, tại cuộc họp của Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Đại hội đồng LHQ
Phát biểu của Đại diện chính thức Việt Nam, Đặng Hoàng Chương, tại cuộc họp của Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Đại hội đồng LHQ - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2022
Đăng ký
Tại Liên Hợp Quốc, đại diện Việt Nam cho rằng, cấm vận trừng phạt đơn phương là điều không thể chấp nhận trong một trật tự thế giới mới cần ủng hộ chủ nghĩa đa phương và quy định quốc tế như ngày nay.
Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc Đại sứ Đặng Hoàng Giang lên tiếng kêu gọi chấm dứt mọi cuộc xung đột và dỡ bỏ ngay lập tức các biện pháp cấm vận đơn phương trái với luật pháp quốc tế.
Tại LHQ, Việt Nam cũng đề nghị cộng đồng quốc tế ủng hộ quyết tâm ứng cử của Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025 để Hà Nội có thể tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa vào công việc chung của thế giới nhất là trong bối cảnh biến động, xung đột và bất ổn như hiện nay.

Việt Nam kêu gọi nỗ lực toàn cầu thúc đẩy phát triển bền vững

Tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Việt Nam đã lên tiếng kêu gọi triển khai các nỗ lực ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu để thúc đẩy phát triển bền vững.
Theo thông tin từ Phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, Bộ Ngoại giao, Ủy ban về các vấn đề kinh tế và tài chính của Đại hội đồng LHQ Khóa 77 đã khai mạc ngày 3-4/10.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ) - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.10.2022
Việt Nam cùng Liên hợp quốc thực hiện Chiến lược Chống khủng bố toàn cầu
Các bên cũng tiến hành Phiên thảo luận chung thường niên dưới sự chủ trì của Chủ tịch Ủy ban, Đại sứ Lachezara Stoeva, Trưởng Phái đoàn thường trực Bulgaria tại LHQ.
Phát biểu tại phiên khai mạc, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ đồng tình với những quan điểm, đánh giá về các thách thức chung mà thế giới đang phải đối mặt trong bối cảnh hiện nay.
Đồng thời, đại diện Việt Nam cũng nhấn mạnh, để biến cam kết chính trị thành hành động thực chất, các quốc gia cần tăng cường nỗ lực ở cả cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu.
“Ở cấp độ quốc gia, con người cần được đặt ở trung tâm của mọi chính sách, chiến lược phát triển. Các nước cần ưu tiên xây dựng nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc, tăng cường khả năng chống chịu của nền kinh tế trước các cú sốc”, - Đại sứ Đặng Hoàng Giang nêu rõ.
Trong khi đó, ở cấp độ khu vực, Đại sứ Đặng Hoàng Giang kêu gọi thúc đẩy gắn kết và hợp tác với các cơ chế ở khu vực và tiểu khu vực trong giải quyết các thách thức. Từ đó, thúc đẩy phát triển bền vững, thông qua chia sẻ bài học, thực tiễn, mô hình và cách làm tốt và phù hợp với điều kiện mỗi nước.
Triển khai ở cấp độ toàn cầu, Trưởng Phái đoàn Việt Nam nhấn mạnh, hòa bình, an ninh và ổn định là điều kiện tiên quyết để đưa Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững trở lại đúng quỹ đạo.
Theo đó, đại diện Việt Nam thẳng thắn lên tiếng kêu gọi chấm dứt xung đột, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ.
Lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam tại Liên hợp quốc về nước sau khi hoàn thành nhiệm vụ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.09.2022
Việt Nam cảm ơn sự đồng hành của Liên hợp quốc trong 45 năm qua

Dỡ bỏ ngay lập tức các biện pháp cấm vận đơn phương

Nêu quan điểm tại phiên họp của Ủy ban về các vấn đề kinh tế và tài chính của Đại hội đồng LHQ Khóa 77, Đại sứ Đặng Hoàng Giang cho rằng, tất cả các bên cần đảm bảo tiếp cận tài chính về lâu dài, thu hẹp các khoảng cách trong cấu trúc nợ toàn cầu.
Cùng với đó, cần ăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông và năng lượng, công nghệ thông tin, đổi mới, khoa học và giáo dục.
Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ nhấn mạnh, trong quá trình thực hiện, cần quan tâm hơn đến các nước kém phát triển nhất, các nước đang phát triển không có biển và các nước đảo nhỏ đang phát triển cũng như nhu cầu cụ thể của các nước thu nhập trung bình.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm tiếp Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.08.2022
Công an Việt Nam sẽ tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc
Đặc biệt, trước Đại hội đồng LHQ, đại diện Việt Nam đã kêu gọi dỡ bỏ ngay lập tức các biện pháp cấm vận đơn phương trái với luật pháp quốc tế.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh cần tiếp tục cải tổ hệ thống LHQ, tăng cường hợp tác và đoàn kết quốc tế, trong đó có hợp tác Nam-Nam và hợp tác ba bên.
Cũng nhân dịp này, Đại sứ Đặng Hoàng Giang chia sẻ các thành tựu Việt Nam đã đạt được trong thực hiện các SDGs (Mục tiêu phát triển Bền vững).

“Việt Nam luôn tham gia tích cực vào các nỗ lực toàn cầu và khu vực để thúc đẩy phát triển bền vững và cải thiện đời sống của người dân”, - theo Đại sứ Đặng Hoàng Giang.

Cũng nhân dịp này, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ đề nghị cộng đồng quốc tế ủng hộ quyết tâm ứng cử của Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025 để tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa vào công việc chung của thế giới, nhất là duy trì hoà bình, ổn định và công bằng trong khu vực.

‘Nhất tiễn song điêu’

Thực tế, quan điểm và tuyên bố của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc không phải mới, nhưng chưa bao giờ đánh mất tính thời sự. Những điều mà Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ Đại sứ Đặng Hoàng Giang nêu được đánh giá là một mũi tên trúng hai đích – “nhất tiễn song điêu”.
Việt Nam vừa kêu gọi ‘sự thức tỉnh’ ở các bên - chấm dứt xung đột, tranh chấp, căng thẳng, cùng ngồi lại tìm con đường hoà bình, hài hoà lợi ích chung, vừa tranh thủ được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với việc tranh cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ thời gian tới của Hà Nội, nhờ xây dựng niềm tin và nâng cao uy tín, vị thế quốc gia.
Đại hội đồng LHQ - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.06.2022
Việt Nam sẽ tiếp tục thể hiện là thành viên tích cực của Liên Hợp Quốc
Đi lên từ đất nước chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh, cũng như kinh nghiệm 45 hành trình ở Liên Hợp Quốc đã cho thấy ý chí và nguyện vọng của Việt Nam cùng cộng đồng thế giới phấn đấu vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển.

Thế giới đối mặt nhiều thách thức

Xuyên suốt phiên khai mạc, hầu hết các nước nhận định, thế giới đang cùng lúc phải đối mặt với rất nhiều thách thức tác động tiêu cực đến việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs).
Những yếu tố bất định như xung đột, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, mất an ninh lương thực và năng lượng, các thách thức về kinh tế, tài chính và gánh nặng nợ công đang đe doạ sự tồn vong và phát triển của nhiều quốc gia.
Trong bối cảnh đó, các nước đều đề cao vai trò trung tâm của LHQ, nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo đảm nguồn lực, tài chính và phương thức thực hiện, tăng cường hợp tác và đoàn kết quốc tế trong giải quyết các vấn đề toàn cầu và thúc đẩy phát triển bền vững.
© Ảnh : Official social page of Viet Nam at UN (NY)Phát biểu của Đại diện chính thức Việt Nam, Đặng Hoàng Chương, tại cuộc họp của Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Đại hội đồng LHQ
Phát biểu của Đại diện chính thức Việt Nam, Đặng Hoàng Chương, tại cuộc họp của Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Đại hội đồng LHQ - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2022
Phát biểu của Đại diện chính thức Việt Nam, Đặng Hoàng Chương, tại cuộc họp của Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Đại hội đồng LHQ
Tại phiên họp, Trưởng phái đoàn đại diện Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Làonhắc lại, không có quốc gia nào thực sự có thể đối mặt với những thách thức hiện tại một mình, do đó, cần có sự chung tay, đoàn kết, thúc đẩy gắn kết lẫn nhau.
“Ủng hộ chủ nghĩa đa phương, nỗ lực cùng nhau phục hồi cũng như tăng cường hợp tác quy mô toàn cầu và khu vực, được thực hiện một cách toàn diện, bền vững, minh bạch và dân chủ là điều kiện cần thiết để đấu tranh chống bất bình đẳng và giải quyết các thách thức mà chúng ta đang phải đối mặt”, - phái đoàn Lào tuyên bố.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала