Trừng phạt Nga khiến Mỹ và EU ‘tự ngấm đòn’, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gây bất ngờ

© Sputnik / Vladimir SergeevTrừng phạt mang lợi cho Nga
Trừng phạt mang lợi cho Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2022
Đăng ký
Trong bối cảnh nguy cơ suy thoái kinh tế và khủng hoảng năng lượng toàn cầu, việc Mỹ và phương Tây trừng phạt Nga khiến chính Washington và khối đồng tiền chung châu Âu chịu ‘nội thương’.
Các tổ chức quốc tế đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu, Mỹ và EU. Cùng với đó, tỷ lệ lạm phát tăng cao, kinh tế trì trệ, đứt gãy chuỗi cung ứng khiến Washington và châu Âu đang bắt đầu ‘ngấm đòn’ từ chính các lệnh trừng phạt nhằm vào Moskva.
Trong khi đó, triển vọng của Việt Nam vẫn tươi sáng hơn nhiều. Theo nhận định mới nhất của Ngân hàng UOB, kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng đến 8,2% năm 2022 nhưng cần lưu ý khi chính sách thắt chặt đè nặng lên Mỹ và EU, những đối tác kinh tế lớn nhất của Hà Nội.

Trừng phạt Nga khiến dân Mỹ và EU khổ sở

Hãy nhìn vào cuộc sống hiện tại đang quay cuồng ở Mỹ và châu Âu, khi hóa đơn tiền điện tăng cao, chi phí sinh hoạt bị đẩy lên chóng mặt, khi người dân các khu vực EU thậm chí còn đứng trước lựa chọn “nấu ăn hay sưởi ấm”, “no bụng hay chết cóng”, thì có thể thấy mức độ khủng hoảng đang trầm trọng như thế nào.
Tại các nước đồng minh của Mỹ, đời sống người dân ngày càng khó khăn vì bão giá, chưa kể đến việc hàng loạt nhà máy đủ mọi lĩnh vực phải đóng cửa vì thiếu nhiên liệu, do nguồn cung khí đốt từ Nga bị ngưng lại.
Đến giờ này, chính Mỹ và EU mới nhận ra rằng, việc áp các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga thậm chí gây phản tác dụng, khiến cho người dân Hoa Kỳ và châu Âu ngày càng phải sống chật vật, thắt lưng buộc bụng và tìm mọi cách để trước hết là vượt qua mùa đông buốt giá sắp tới mà thiếu khí đốt của Nga.
Cần phải nhìn nhận rằng, giá năng lượng tăng cao cũng là nguyên nhân lớn nhất đẩy lạm phát tại các nước châu Âu lên mức cao nhất trong 3-4 thập kỷ qua.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron với Tổng thống Ukraina Vladimir Zelensky ở Kiev - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.10.2022
Tổng thống Macron hứa với Zelensky sẽ có các biện pháp trừng phạt mới chống Nga
Đặc biệt, lạm phát khiến chi phí sinh hoạt gia tăng, sức mua giảm sút nên hệ luỵ trực tiếp là chất lượng sống của người dân châu Âu suy giảm, thậm chí đối với nhiều hộ gia đình nghèo tại châu Âu, khủng hoảng năng lượng hiện nay là mối đe doạ sống còn trong mùa đông đang tới gần.
Nhưng châu Âu lại không hề nhận được sự giúp đỡ từ Mỹ như những gì mà Washington đã hứa. Xét ở góc độ kinh tế, khủng hoảng năng lượng đe doạ mọi lĩnh vực kinh tế của cả EU cũng như nhiều vùng lãnh thổ trên thế giới.
Khi nguồn khí đốt từ Nga bị cắt giảm, tuyên bố không bán dầu mỏ khí đốt của Nga cho các nước thiếu thân thiện với Moskva thành hiện thực, châu Âu lại cuống cuồng gấp rút tìm kiếm các nguồn thay thế, trong đó một lượng lớn là khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG) nhập từ đồng minh Hoa Kỳ hay từ một số nước vùng vịnh như Qatar…
Thậm chí, EU còn phải tính đến những nguồn nhiên liệu mà xưa nay có thể họ không ngờ tới lại trở nên cần thiết đến thế như viên nén gỗ mùn cưa của Mỹ và Việt Nam. Tuy nhiên, cho dù, có mua được LNG đi nữa thì cái giá mà châu Âu phải trả khi nhập hàng từ Mỹ hiện quá đắt đỏ, đắt gấp 10 lần so với mức giá trung bình trong 1 thập kỷ qua và cũng đắt gấp khoảng 10 lần so với giá tại Mỹ.
Đã không ít định chế tài chính và chuyên gia đánh giá, việc châu Âu không còn nguồn cung dầu mỏ của Nga và cắt giảm lượng nhập khẩu khí đốt từ Nga để chuyển qua mua LNG của Mỹ cũng tương tự như việc châu Âu phải đi mua dầu mỏ với giá 500 USD/thùng. Thậm chí tình hình còn có thể tồi tệ hơn và mức giá mà EU phải trả còn có thể cao hơn nữa trong những tháng tới, khi mùa đông khiến nhu cầu năng lượng tại châu Âu tăng cao mà khí đốt nhiên liệu của Nga lại không có.
Với tình hình căng thẳng như vậy, mức giá năng lượng nhập khẩu cao không tưởng, nhiều công ty châu Âu đã phải cắt giảm sản xuất, thậm chí là đóng cửa nhà máy vì càng hoạt động sẽ càng thua lỗ.
Đồng thời, mức giá năng lượng đó cũng khiến các công ty châu Âu suy giảm khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác. Hậu quả nhãn tiền chính là sản xuất sụt giảm, đình trệ, thất nghiệp gia tăng còn về lâu dài thì sẽ là việc đánh mất khả năng cạnh tranh, thậm chí là phá sản.
Nước Mỹ cũng không dễ dàng hơn gì, việc Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ phải tăng trần lãi suất để kiềm chế lạm phát, cho thấy, Washington cũng đang phải thắt lưng buộc bụng trước nguy cơ khủng hoảng hiện hữu rõ hơn bao giờ hết.
Báo cáo cập nhật Triển vọng phát triển kinh tế phát hành ngày 21/9/2022, ADB điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng cho khu vực đồng Euro năm 2022 xuống còn 2,5%, giảm 0,8 điểm phần trăm so với dự báo đưa ra vào tháng 4/2022.
Theo ADB, dự báo lạm phát của khu vực đồng Euro ở mức 7,9% trong năm 2022. Mặc dù triển vọng tăng trưởng xấu đi nhưng ECB dự kiến ​​sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ trong 12 tháng tới để hạn chế áp lực lạm phát. Triển vọng tăng trưởng của khu vực đồng Euro vẫn chịu nhiều rủi ro.
Xung đột Nga – Ukraina và đặc biệt là bế tắc chính trị ngày càng tồi tệ giữa EU và Liên bang Nga có thể làm gián đoạn thêm nguồn cung năng lượng và làm chệch hướng sự phục hồi của khu vực đồng Euro. Chính sách tiền tệ thắt chặt hơn, các điều kiện thanh khoản và căng thẳng gia tăng trên thị trường trái phiếu chính phủ cũng có thể làm giảm tăng trưởng.
OECD điều chỉnh tăng dự báo tăng trưởng GDP của khu vực đồng Euro, từ mức 2,6% của dự báo tháng 6/2022 lên mức 3,1%. IMF, tăng trưởng GDP khu vực đồng Euro dự báo đạt 2,6%, điều chỉnh giảm 0,2 điểm phần trăm so với dự báo đưa ra trong tháng 4/2022.
Đối với Mỹ, ADB cũng đã hạ mạnh dự báo tăng trưởng GDP của Hoa Kỳ giảm từ 3,9% xuống còn 1,6% cho năm nay.
Moskva - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.10.2022
Nga do cô lập khỏi Mỹ và EU sẽ tránh được thảm họa kinh tế

Sụp đổ mọi dự báo về kinh tế Nga

Trong khi Mỹ và phương Tây cho rằng, nền kinh tế Nga có nguy cơ sụp đổ vì các đòn trừng phạt “chưa từng có tiền lệ” nhằm vào Moskva thì những gì mà nước Nga cho thấy, khiến mọi dự báo đều là “sai bét”.
Mức thiệt hại của Nga là không đáng kể và hoàn toàn chênh lệch với những tính toán của phương Tây.
Số liệu mà Cơ quan thống kê Liên bang Rosstat công bố vừa qua cho thấy, quy mô GDP của Nga trong quý 2 năm 2022 lên tới 34.663,6 tỷ rúp tính theo giá hiện hành. Chỉ số GDP so với quý 2 năm 2021 lên tới 95,9%, so với quý 1 năm 2022 - 100,6%. Thực tế, kinh tế Nga trong nửa đầu năm nay chỉ suy giảm nhẹ 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chỉ số tích cực khác là vốn đầu tư, một trong những động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế Nga đã tăng 7,8%.
Cùng với đó, giá tiêu dùng tại Nga tiếp tục giảm tuần thứ tám liên tiếp và tỷ lệ thất nghiệp ở Nga cũng thấp kỷ lục chỉ 3,9% trong tháng 7.

UOB nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam lên 8,2%

Trong khi bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế thế giới và khu vực đa phần ảm đạm, thì Việt Nam lại như một điểm sáng, thắp lên hy vọng về đà hồi phục mạnh mẽ.
Trong báo cáo mới cập nhật, Bộ phận nghiên cứu toàn cầu của Ngân hàng UOB cho biết, tăng trưởng thực tế quý 3 của Việt Nam “vượt trội” với mức tăng lên đến 13,7% so với cùng kỳ năm trước.
Kết quả này đạt được nhờ vào mức tăng trưởng âm 6% cùng quý năm 2021 cũng như đà phục hồi trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ từ khi Việt Nam mở cửa trở lại.
UOB đánh giá, sự phục hồi mạnh mẽ của GDP trong quý 3 của Việt Nam đã tạo nền tảng vững chắc trong 9 tháng từ đầu năm của Việt Nam và là tiền đề cho tăng trưởng mạnh mẽ cả năm. Đồng thời, với mức tăng trong 9 tháng đạt 8,8% so với cùng kỳ, UOB tiếp tục nâng dự báo tăng trưởng cả năm của Việt Nam lên 8,2%.
Đây là lần thứ hai liên tiếp UOB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm nay.
Trong khi đó, hồi cuối tháng 6, sau khi ghi nhận tốc độ tăng trưởng GDP tích cực trong quý II đạt 7,7%, UOB đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm của Việt Nam từ 6,5% lên 7,04%.
Trong báo cáo mới cập nhật, UOB đánh giá tích cực về tăng trưởng kinh tế quý 4 của Việt Nam.

Mỹ, EU thắt lưng buộc bụng sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam

Mặc dù vậy, các chuyên gia phân tích của định chế tài chính này lưu ý, điều đáng lo ngại là triển vọng năm 2023.
Cụ thể, theo UOB, khi chính sách thắt chặt tiền tệ gay gắt từ các ngân hàng trung ương dự kiến đè nặng lên Mỹ và châu Âu, hai thị trường xuất khẩu chính chiếm 41% thị phần xuất khẩu của Việt Nam, rất có thể sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế đang bứt phá mạnh mẽ này.
Cùng đánh giá thực tế này, trong dự báo triển vọng toàn cầu hàng quý mới nhất, UOB dự đoán một cuộc suy thoái với các nền kinh tế lớn vào năm 2023, mặc dù tại thời điểm này không có sự chắc chắn về mức độ và thời gian của cuộc suy thoái.
Đồng thời, UOB cũng dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 của Việt Nam ở mức 6.6%, dựa trên ước tính nhu cầu từ các thị trường chính tiếp tục chậm lại.
Việt Nam đồng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.10.2022
Đã đến lúc Việt Nam phá giá tiền Đồng?

Đồng Việt Nam có thể sẽ tiếp tục mất giá

Đánh giá về chính sách tiền tệ, UOB cho rằng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) gây bất ngờ.
UOB đang nói đến động thái thắt chặt lãi suất vào ngày 22/09 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, qua đó báo hiệu bắt đầu chu kỳ bình thường hóa chính sách sau khi FED tăng lãi suất cơ bản thêm 75 điểm cơ bản lần thứ ba liên tiếp vào sáng cùng ngày.
Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng đã tăng lãi suất điều hành lên 100 điểm cơ bản, nâng lãi suất tái cấp vốn từ mức thấp lịch sử 4.00% lên 5.00%/năm.
“Trong bối cảnh Fed có lập trường tiếp tục tăng mạnh lãi suất, đô la Mỹ tiếp tục tăng giá, VND sẽ mất giá thêm và tỷ lệ lạm phát gần mức mục tiêu của NHNN”, UOB lưu ý.
Với nhận định này, UOB cho rằng có khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng thêm 100 điểm cơ bản đối với lãi suất tái cấp vốn trong vòng 2 quý tới.
Điều này sẽ đưa lãi suất tái cấp vốn lên 5.50% vào cuối năm 2022 và sau đó là 6.00% vào cuối quý 1/2023, bằng với mức được công bố ngay trước thời điểm COVID-19 được tuyên bố là đại dịch toàn cầu vào tháng 3/2020.
Về ngoại hối, cũng theo UOB, đồng nội tệ của Việt Nam không thể tránh khỏi sự suy yếu chung của các đồng tiền trên toàn châu Á bởi sự tăng giá mạnh mẽ của USD trong kỳ vọng tăng lãi suất của FED, cùng với lo ngại về sự suy thoái gia tăng của Trung Quốc.
Do đó, VND vẫn có xu hướng giảm giá thêm trong các quý tới, mặc dù khoản trượt giá có thể được hỗ trợ bởi triển vọng tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong nước.
Đánh giá chung lại, UOC dự báo tỷ giá USD/VND ở mức 24,000 trong quý 4/2022, 24,100 trong quý 1/2023, 24,200 trong quý 2 và 24,300 trong quý 3/2023.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала