Đồng tiền Việt Nam suy giảm kỷ lục, Ngân hàng Nhà nước ‘đi giữa các lằn ranh’

© Fotolia / Jeayesy Tiền mặt là ổ vi trùng nguy hiểm
 Tiền mặt là ổ vi trùng nguy hiểm - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.10.2022
Đăng ký
Việt Nam Đồng (VND), đồng nội tệ của Việt Nam tiếp tục lao dốc khi giá USD trên thị trường thế giới tăng chóng mặt, chịu chung số phận với nhiều đồng tiền quốc gia khác trên thế giới như nhân dân tệ (CNY), Yên Nhật (JPY), Won Hàn Quốc(KRW), euro, đồng bảng Anh.
Tỷ giá USD/VND tăng khiến các doanh nghiệp xuất khẩu bắt đầu ngấm đòn và gia tăng gánh nặng. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam hiện đang gặp phải bài toán hóc búa - kiểm soát lạm phát, chú trọng cam kết của Việt Nam với Mỹ về thao túng tiền tệ nhưng vẫn phải đảm bảo mục tiêu tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô.

VND đang tiếp tục mất giá trên nền USD tăng cao kỷ lục

Trong bối cảnh đồng tiền Việt Nam suy giảm kỷ lục khi USD tiếp tục tăng giá, nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu bắt đầu thấm đòn tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước cũng ở thế vô cùng khó khăn trong điều hành chính sách tiền tệ, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tránh rơi vào tầm ngắm của Mỹ về cáo buộc thao túng tiền tệ.
Như Sputnik đã thông tin, trong tuần qua, giá bán đồng bạc xanh đô la Mỹ (USD) tại các ngân hàng của Việt Nam lần đầu tiên vượt mốc 24.000 đồng đổi 1 USD.
Mức tăng đột biến của đồng USD điều chưa từng được ghi nhận trong khoảng hơn hai thập kỷ trở lại đây. Đà tăng của đồng đô la Mỹ cũng gây nên nỗi ám ảnh cho các đồng tiền quốc gia khác, trong đó, đồng nội tệ của Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Từ cuối tháng 9/2022, tỷ giá của VND so với USD vẫn tiếp tục đà tăng, giá trị đồng nội tệ của Việt Nam cũng theo đó mà suy giảm mạnh.
Tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố hôm 21/9 (thời điểm FED tăng lãi suất lần gần đây nhất) ghi nhận 23.301 VND/USD.
Tuy nhiên, đến ngày 6/10, tỷ giá trung tâm đã tăng lên mức 23.417 VND/USD. Theo đó, mức tăng khoảng 0,5%.
Việt Nam đồng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.10.2022
Đã đến lúc Việt Nam phá giá tiền Đồng?
Hôm nay, tỷ giá USD trung tâm ngày 7/10 được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố ở mức 23.422 đồng/USD, tăng nhẹ 5 đồng mỗi USD so với phiên hôm qua.
Tại Vietcombank, tỷ giá ngày 21/9 là 23.515/23.545/23.825 VND/USD (các mức giá mua tiền mặt/mua chuyển khoản/bán ra) và đến ngày 6/10 ghi nhận là 23.705/23.735/24.015 VND/USD, tăng khoảng 0,8%. Dù vậy, tỷ giá tại Vietcombank đã tăng gần 5% so với đầu năm.
Cũng trong ngày 7/10, tại một số ngân hàng khác, chẳng hạn như ở VietinBank, tỷ giá được niêm yết 23.718/23.738/24.018 đồng/USD (mua tiền mặt/mua chuyển khoản/bán ra).
Tại BIDV niêm yết tỷ giá là 23.735/23.735/24.015 đồng/USD và tại Agribank là 23.710/23.730/24.010 đồng/USD.
Trong khi đó, tỷ giá USD tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước không công bố mức giá mua vào và giữ nguyên tỷ giá bán ra như hôm trước, cụ thể là 23.925 đồng/USD.
Cần lưu ý về đà tăng của USD so với đồng nội tệ của Việt Nam. Cụ thể, trong giai đoạn từ đầu năm đến 20/9, tỷ giá VND so với USD cũng đã mất giá khoảng 4%. Tuy nhiên theo Ngân hàng Nhà nước, tốc độ mất giá như trên của VND vẫn ở mức ít hơn nhiều so với tỷ lệ mất giá của nhiều ngoại tệ khác so với USD.
Theo so sánh của Ngân hàng Nhà nước, cũng trong giai đoạn này, đồng Nhân dân tệ Trung Quốc (CNY) giảm 10,9%; Đồng tiền chung châu Âu Euro (EUR) giả 13,49%; đồng Bảng Anh (GBP) giảm 20,02%.
Hay như đồng Baht Thái Lan (THB) giảm 11,95%; Yên Nhật Bản (JPY) giảm 25,18%; Won Hàn Quốc (KRW) giảm 17,57%; đồng Peso Philippines (PHP) giảm 13,65%; đồng Kyat của Myanmar (MYR) giảm 9,67%. Đồng Rupiah của Indonesia (INR) cũng giảm giá 7,44%.
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.09.2022
Tiền Đồng VN suy yếu: Đừng tin lời FED, NHNN đã có ‘vũ khí’ chống lại cuộc chiến tiền tệ
Như đã biết, việc VND hay các đồng tiền trên thế giới mất giá so với USD chủ yếu do bị tác động bởi động thái tăng lãi suất liên tục của FED trong thời gian qua. Sau lần tăng lãi suất cuối tháng 9, FED đã có 5 lần tăng lãi suất liên tiếp trong năm nay, trong đó có 3 lần liên tiếp FED tăng lãi suất với mức 0,75 điểm phần trăm. Dự kiến đến cuối năm 2022, FED sẽ đưa lãi suất mục tiêu lên trên 4% và tiếp tục duy trì mức lãi suất này đến hết năm 2023.
Ngân hàng Nhà nước lưu ý, quý III/2022, tỷ giá và thị trường ngoại tệ chịu nhiều áp lực do thị trường quốc tế diễn biến phức tạp, khó lường, nguy cơ suy thoái gia tăng.
Hiện, tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam so với Euro để xác định giá tính thuế xuất nhập khẩu do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố đến hết 12/10/2022 là 23.350,39 đồng/EUR.
Tỷ giá tính chéo để xác định giá tính thuế xuất nhập khẩu đối với một số đồng ngoại tệ chủ chốt khác như: Yên Nhật, Bảng Anh, đồng franc Thụy Sỹ, đồng đô la Úc, đô la Canada lần lượt là 162,43 đồng/JPY, 26.788,89 đồng/GBP, 23.896,14 đồng/CHF, 15.217,92 đồng/AUD, 17.315,74 đồng/CAD.

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam bắt đầu ngấm đòn tỷ giá

Thực tế, dù đà giảm giá (mất giá) của đồng Việt Nam còn khá thấp khi đặt lên bàn cân với các đồng tiền khác như nhân dân tệ, Yên Nhật, Won, hay Euro, nhưng biến động tỷ giá trên thị trường thế giới khiến giá cả hàng hóa thay đổi, kéo theo nỗi lo lắng của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Đúng ra, tỷ giá tăng sẽ có lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu và gây thiệt hại cho doanh nghiệp nhập khẩu. Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam hiện đang chịu ảnh tiêu cực vì tỷ giá tăng khó lường cũng như ‘bão’ giá, lạm phát, suy thoái.
Chẳng hạn, báo điện tử Đại đoàn kết dẫn chia sẻ của đại diện Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Big Phone Việt Nam nêu, giá USD tăng cao đã khiến nguyên vật liệu, hàng hóa thanh toán bằng USD nhập khẩu về bị tăng giá khoảng 1,5-2%, chưa gồm việc tăng giá chi phí vận chuyển cùng nhiều chi phí khác.
Do đó, doanh nghiệp phải chấp nhận bù lỗ hoặc tính vào chi phí thành phẩm, nhưng như vậy đều khiến họ chịu thiệt hại về doanh thu và lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
 Thành phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.09.2022
Kinh tế Việt Nam tăng vượt mong đợi, NHNN can thiệp thành công ‘cứu’ tiền Đồng
Trong khi đó, với các doanh nghiệp xuất khẩu, tỷ giá tăng cũng không làm họ hưởng lợi, bởi với người tiêu dùng quốc tế.
“USD trở nên đắt đỏ khiến họ thắt chặt hầu bao, làm đơn hàng sụt giảm”, - đây là điều mà không chỉ doanh nghiệp lo ngại, thời gian qua, các chuyên gia cũng dự báo với tần suất dày đặc về vấn đề này.
Ngoài bị ép giá, nhiều đối thủ của Việt Nam phá giá đồng tiền mạnh hơn khiến hàng Việt mất lợi thế cạnh tranh. Đây là tình trạng chung với doanh nghiệp nhiều ngành hàng xuất khẩu có sử dụng nguyên liệu nhập khẩu.
Vừa qua, tại Việt Nam, nhiều công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may, da giày, thủy sản cho biết đã ghi nhận mức giảm từ 30-40% đơn hàng trong thời gian tới.
Theo ông Lim Han Tea, Tổng giám đốc Công ty TNHH Sangwoo Việt Nam cho biết, là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực may mặc xuất khẩu 100% vốn Hàn Quốc nên nguyên liệu nhập khẩu sẽ được công ty mẹ cung cấp, không lo biến động về giá từ tỷ giá.
Tuy nhiên, công ty này lại chịu ảnh hưởng do đơn hàng khan hiếm, giảm tới 60% so với đầu năm khiến tình hình sản xuất ảm đạm, phải cho công nhân nghỉ luân phiên. Vì thế, Sangwoo Việt Nam đang phải gia tăng tìm kiếm đơn hàng, duy trì hoạt động để giữ chân công nhân.
SSI Research, trong một báo cáo cập nhật ngành dệt may mới đây cũng lưu ý, mặc dù hầu hết các công ty dệt may đều ghi nhận doanh thu bằng USD, nhưng nhiều chi phí của họ cũng được tính bằng USD, chẳng hạn như chi phí nguyên vật liệu, chi phí logistics và chi phí lãi vay.
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.09.2022
Đồng tiền Việt mất giá, còn ngân hàng thì 'khát' tiền gửi
Đặc biệt, trong quý 2/2022, nhiều công ty đã ghi nhận khoản lỗ tỷ giá đã thực hiện và chưa thực hiện tăng đáng kể (dẫn đến khoản lỗ hoạt động tài chính) do tỷ giá USD/VND giảm 2% trong kỳ.

VND suy giảm và nguy cơ lỗ tỷ giá

Trước đó, Công ty chứng khoán VNDirect đã có báo cáo cho biết việc đồng Việt Nam mất giá đang gây rủi ro hiện hữu đối với các doanh nghiệp sử dụng nợ vay lớn bằng USD.
Cụ thể, biến động bất lợi của tỷ giá hối đoái và lãi suất đồng USD tăng cao làm gia tăng chi phí đối với những doanh nghiệp có cơ cấu nợ lớn bằng đồng USD. Tuy vậy, mức độ ảnh hưởng có sự khác biệt giữa hình thức trả lãi cố định hay lãi suất thả nổi, và kỳ hạn khoản vay ngắn hạn hay dài hạn.
Đối với hình thức trả lãi, những doanh nghiệp có khoản vay bằng đồng USD với lãi vay cố định hoặc thả nổi đều phải chịu áp lực tăng chi phí lãi vay và lỗ tỷ giá (đánh giá lại khoản vay) do ảnh hưởng bất lợi của biến động tỷ giá và lãi vay đồng USD.
Trong khi đó, những doanh nghiệp có khoản vay USD với lãi suất cố định sẽ chịu áp lực gia tăng chi phí lãi vay và lỗ tỷ giá khi đánh lại giá trị khoản vay do tác động của tỷ giá.
“Đồng USD mạnh lên sẽ kéo theo việc giá trị của chi phi lãi vay lẫn giá trị nợ gốc đều sẽ tăng lên khi quy ra VND”, - theo VNDirect.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.09.2022
Đồng tiền Việt Nam suy yếu kỷ lục, Ngân hàng Nhà nước 'tiến thoái lưỡng nan'
Đồng thời, các đơn vị sử dụng khoản vay USD với lãi suất thả nổi sẽ chịu áp lực lớn hơn những khoản vay có lãi suất cố định. Nguyên do là vì ngoài chịu tác động về tỷ giá lên chi phí lãi và nợ gốc, khoản vay thả nổi sẽ còn chịu thêm áp lực tăng chi phí lãi vay khi lãi suất khoản vay bằng đồng USD tăng lên do FED thắt chặt chính sách tiền tệ.
Hiện nhiều doanh nghiệp Việt đang có tỷ lệ nợ vay bằng USD rất lớn. Ví dụ, Công ty cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng (mã chứng khoán: HND) có tổng dư nợ bằng USD là 1.549 tỷ đồng, chiếm 100% tổng dư nợ của DN và vay với lãi suất cố định 6,07%/năm.
Tổng công ty cổ phần Khoan và dịch vụ khoan Dầu khí (PVD) có dư nợ bằng USD lên tới hơn 3.900 tỷ đồng, chiếm 100% tổng dư nợ. Số nợ này toàn bộ chịu lãi suất thả nổi theo LIBOR (lãi suất cho vay liên ngân hàng London) cộng biên độ.
Công ty cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (TCM) cũng có khoản nợ bằng USD chiếm 97,4% tổng dư nợ (1.104 tỷ đồng), chủ yếu là vay ngắn hạn; Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (MPC) có 3.892 tỷ đồng dư nợ bằng USD (gần 94%), cũng là các khoản vay ngắn hạn.
Ngay từ quý I/2022, đã rất nhiều doanh nghiệp ghi nhận chi phí lãi vay và lỗ tỷ giá tăng vọt, lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Con số này sẽ tiếp tục tăng lên trong báo cáo tài chính quý II sắp được công bố.

Những lằn ranh: Cam kết của Việt Nam với Mỹ về thao túng tiền tệ

Theo Tổng cục Thống kê, 9 tháng đầu năm, Việt Nam vẫn xuất siêu 6,52 tỷ USD, song dự kiến xuất siêu giảm dần trong quý cuối năm.
Dù vậy, Bộ Công Thương cũng đã lưu ý rằng, từ nay đến cuối năm, xuất khẩu phải đối mặt với nhiều khó khăn, khó duy trì phong độ như 9 tháng đầu năm. Nguyên nhân là lạm phát gia tăng ở nhiều khu vực thị trường, nguy cơ suy thoái kinh tế có nhiều bất định, nhất là tại những thị trường xuất khẩu lớn, quan trọng với Việt Nam.
Thực tế, theo các chuyên gia, điều hành tỷ giá là vấn đề khó khăn và có thể nói là “hóc búa” nhất hiện nay của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Theo thông tin trên báo Đầu tư, Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng cho hay, Ban Cán sự Đảng NHNN đã 2 lần họp về vấn đề này.
“Bên cạnh xây dựng kịch bản cho tăng trưởng, phải chú ý cam kết của Việt Nam với Mỹ về thao túng tiền tệ”, - theo đại diện NHNĐ.
Phong bao lì xì (mừng tuổi) in hình đồng tiền Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.09.2022
Đồng Việt Nam suy giảm kỷ lục, Ngân hàng Nhà nước sẽ can thiệp chính sách tiền tệ?
Hiện tại, mục tiêu quan trọng nhất của NHNN là kiểm soát lạm phát. Chốt chặn tỷ giá là phòng tuyến quan trọng để thực hiện mục tiêu này.
“Nếu đồng tiền mất giá mạnh, doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là người có thu nhập thấp sẽ bị ảnh hưởng nặng nề”, - NHNN nhấn mạnh.
Đồng thời, đây cũng là lý do mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cố giữ bằng được chốt chặn tỷ giá, kể cả chấp nhận tăng lãi suất và quyết không nới room tín dụng.
Cũng nhờ đó mà dù tỷ giá từ đầu năm đến nay đã tăng khá mạnh, tuy nhiên, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm quốc gia có đồng nội tệ ít mất giá nhất trong khu vực và trên thế giới.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала