Khủng hoảng khí đốt ở châu Âu đã biến cuộc sống của người dân thành địa ngục

© Sputnik / Grigoriy SisoevBrussels
Brussels - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.10.2022
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Giá cả ở châu Âu tiếp tục tăng do cuộc khủng hoảng khí đốt. Theo Al Jazeera, 70% sản lượng đã bị cắt giảm và điều này buộc người dân phải thực hiện các biện pháp cực đoan. Để tiết kiệm chi phí, các gia đình đành chấp nhận ngủ chung một phòng, trong khi người khuyết tật không còn sạc xe lăn điện.
Châu Âu đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng sâu rộng khi chuẩn bị bước vào mùa đông lạnh giá: giá khí đốt ở mức cao kỷ lục, nguồn cung đang thu hẹp và nỗi sợ hãi của người dân ngày một tăng lên.
Các vật dụng tiêu hao năng lượng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm vận tải, nhà ở, công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp và lâm nghiệp, sản xuất thực phẩm và phân bón. Năng lượng cũng cần thiết để làm mát và sưởi ấm không gian.
Các đường ống trên lãnh thổ của cảng Mukran của Đức trên đảo Rügen - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.09.2022
Khủng hoảng năng lượng ở châu Âu có thể kéo dài đến cuối năm 2023
Ngoài ra, việc sản xuất phân bón cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Giá của chúng đã tăng 60% trong một năm, khiến nông dân rơi vào tình thế khó khăn và khiến 70% sản lượng ở châu Âu bị sụt giảm.
Về dự trữ năng lượng, châu Âu đã đảm bảo rằng các cơ sở lưu trữ của họ sẽ đầy 80% vào tháng 11 năm nay. Vì vậy, các quốc gia sẽ có đủ nhiên liệu để tạo ra điện.
Tuy nhiên, sự ổn định tình hình phụ thuộc vào nhiệt độ trong mùa đông năm nay. Nếu nhiệt độ giảm, nó có thể làm tăng nhu cầu đến mức mà các biện pháp thắt lưng buộc bụng được đưa ra không thể giải quyết được. Khi đó, trường hợp xấu nhất sẽ là một mùa đông lạnh giá vô cùng khắc nghiệt.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала