‘Cơn địa chấn’ Trương Mỹ Lan Vạn Thịnh Phát khiến cổ phiếu Vinhomes, Vietcombank giảm

© Sputnik / Taras IvanovNgân hàng Vietcombank
Ngân hàng Vietcombank - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.10.2022
Đăng ký
Bloomberg đánh giá, việc Việt Nam bắt bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Vạn Thịnh Phát, một trong những “trùm” bất động sản lớn của đất nước khiến thị trường bất động sản, cổ phiếu, trái phiếu ngân hàng Việt Nam giảm mạnh.
Đà giảm của cổ phiếu Vinhomes JSC cũng như Vietcombank cho thấy ảnh hưởng của vụ bắt giữ chủ doanh nghiệp lớn như Vạn Thịnh Phát.
Trong phiên giao dịch sáng nay 11/10, trái với sắc xanh kỳ vọng, hàng trăm cổ phiếu đã bị lao dốc, giảm giá. Sắc đỏ bao phủ trên toàn bộ các sàn chứng khoán chính của Việt Nam.

Bắt ‘trùm’ bất động sản Trương Mỹ Lan gây biến động mạnh thị trường

Theo Bloomberg ngày 10/10, tài sản và cổ phiếu ngân hàng giảm đã đẩy điểm benchmark cổ phiếu của Việt Nam xuống mức thấp nhất trong gần hai năm qua vào thứ Hai, sau khi Bộ Công an bắt giữ người đứng đầu một trong những tập đoàn bất động sản lớn nhất nước, người được cho là có liên hệ với một doanh nghiệp tín dụng ở TP.HCM.
Trong khi đó trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu Vinhomes JSC đã giảm gần 4%, cổ phiếu Vietcombank - Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - cũng giảm theo xu hướng tương tự. Chỉ số VN Index giảm hơn 2% xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1/2021.
Hôm thứ Bảy 8/10, Bộ Công an thông báo bắt tạm giam bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và nhiều quan chức khác của công ty với cáo buộc chiếm đoạt tài sản thông qua các phương thức lừa đảo.
Nhà đầu tư Trung Quốc theo dõi tỷ giá trên sàn chứng khoán Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.10.2022
Lãnh đạo Bộ Tài chính nói gì về vụ Vạn Thịnh Phát?
Động thái bắt bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm có liên quan đến cuộc điều tra đang diễn ra đối với việc phát hành và kinh doanh trái phiếu của một số công ty bị cáo buộc chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng trong năm 2018 và 2019, Bộ Công an cho biết.
Cụ thể, theo thông báo chính thức của Bộ Công an, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang điều tra, xác minh một số hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc phát hành trái phiếu, huy động tiền của nhà đầu tư, của các công ty, đơn vị liên quan Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông.
Căn cứ kết quả điều tra, ngày 7/10/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra Quyết định khởi tố vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông và các tổ chức, đơn vị có liên quan.
Đồng thời, Bộ Công an ra các Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với Trương Mỹ Lan và 03 bị can đồng phạm về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, do có hành vi gian dối trong việc phát hành, mua bán trái phiếu trái quy định của pháp luật để chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng của người dân trong thời gian năm 2018 – 2019.
Những cá nhân này gồm:
1.
Trương Huệ Vân (sinh năm 1988), ngụ tại TP.HCM, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn quản lý Bất động sản Windsor;
2.
Nguyễn Phương Hồng (sinh năm 1984), ngụ tại TP.HCM, Trợ lý Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát;
3.
Hồ Bửu Phương (sinh năm 1972), ngụ tại TP.HCM, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Chứng khoán Tân Việt, nguyên Phó Tổng Giám đốc phụ trách tài chính Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng  - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.10.2022
Thoái sạch vốn 3 công ty con, Vinhomes cùng ông Phạm Nhật Vượng làm cổ đông VMI
Việc công an điều tra một “bà trùm” bất động sản được cho là có quan hệ với Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đã khiến người gửi tiền hoang mang và bắt đầu đổ xô đi rút tiền ra khỏi ngân hàng vào tuần trước. Các chi nhánh ngân hàng sáng ngày 10/10 vẫn mở cửa đón hàng trăm khách hàng xếp hàng rút tiền.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngay trong hôm thứ Bảy đã có động thái trấn an khách hàng của SCB, khẳng định sẽ theo dõi chặt chẽ tình hình để đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền. Ngân hàng trung ương khuyến nghị người gửi tiền hạn chế rút tiền trước hạn vì sẽ ảnh hưởng đến tiền lãi của khoản tiền gửi.
“Tác động của việc bắt giữ đã làm tăng thêm áp lực gần đây đối với điểm benchmark của Việt Nam - chỉ số này hoạt động kém thứ hai thế giới trong tháng trước”, - theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp.
Chỉ số này đã giảm hơn 18% trong trong bối cảnh xu hướng bán ra bắt đầu do lo ngại về lãi suất tăng.

Chứng khoán Việt tiếp tục lao dốc, nhóm bất động sản, ngân hàng giảm mạnh

Thực tế, sau giai đoạn tăng tốc cao nhất thế giới được ghi nhận 2 năm trước đó, những ‘cơn địa chấn’ vừa qua khiến thị trường chứng khoán Việt Nam bất ngờ trở thành thị trường lao dốc nhanh thứ hai thế giới. VN-Index đã lao dốc mất hơn 30% so với đỉnh trước đó và là một trong những chỉ số chứng khoán giảm mạnh nhất thế giới
Đặc biệt, trước các diễn biến bất lợi của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, các cổ phiếu nhóm bất động sản bị nhà đầu tư bán ra mạnh, trong đó phải kể đến VHM (Vinhomes), VIC (Vingroup) của tỷ phú Phạm Nhật Vượng hay NVL (Novaland) của vợ chồng ông Bùi Thành Nhơn.
Cô gái đeo mặt nạ trên sàn giao dịch chứng khoán - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.10.2022
Vụ Vạn Thịnh Phát: Đề nghị làm rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước
Tiếp tục dư âm sau nhiều biến động từ vụ bắt bà Trương Mỹ Lan, đà ồ ạt rút tiền từ Ngân hàng SCB, lãnh đạo Chứng khoán Tân Việt đột ngột qua đời… hàng loạt cổ phiếu ngành ngân hàng cũng rớt giá, kéo thị trường giảm sâu, bao gồm các gương mặt như VCB (Vietcombank), BID (BIDV), VPB (VPBank) hay TCB (Techcombank).
Đóng cửa phiên sáng nay, VN-Index giảm sát mốc kháng cự 1.000 điểm chỉ sau vài tiếng mở phiên. Chỉ số VN-Index giảm 29,35 điểm (-2,82%) xuống mốc 1.013,13 điểm. Rổ VN30 lao dốc mạnh hơn khi giảm tới 37,94 điểm (-3,65%) xuống 1.000,99 điểm.

Làm rõ trách nhiệm cơ quan quản lý

Như Sputnik đã thông tin, kết quả thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội hôm nay công bố cũng cho thấy, vụ việc xảy ra tại Công ty An Đông (liên quan vụ bắt Chủ tịch Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan) cùng các vụ việc khác gây nhiều hệ lụy với phát triển bền vững thị trường vốn, xã hội, mất niềm tin của nhà đầu tư.
Theo báo cáo của Chính phủ, các thị trường vốn, bất động sản vừa qua phát triển mạnh nhưng tiềm ẩn rủi ro, khó khăn.
Trong đó, với tín dụng bất động sản, thị trường chứng khoán gần đây biến động lớn, các mã cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản giảm mạnh, ảnh hưởng tới giá trị tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp tại một số tổ chức tín dụng.
Cùng với đó, tình hình diễn biến thị trường trái phiếu doanh nghiệp vừa qua xảy ra một số hiện tượng tiêu cực, việc đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Phối cảnh khu phức hợp vinhomes tân cảng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.09.2022
Vinhomes thoái sạch vốn 3 công ty con sau 1 tháng thành lập
Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đánh giá rằng, thị trường chứng khoán Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh, là kênh huy động vốn trung - dài hạn cho nền kinh tế, song biến động và tiềm ẩn rủi ro.
“Quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp ngày càng được mở rộng nhưng có giai đoạn tăng nóng, cơ cấu thị trường còn thiếu cân đối, chất lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ chưa cao. Thị trường này cũng tồn tại hiện tượng sử dụng vốn huy động qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ sai mục đích, thiếu minh bạch”, - báo cáo thẩm tra nêu.
Điển hình như vụ việc xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư An Đông (liên quan vụ vụ bắt Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan cùng đồng phạm) và các tổ chức cùng những vụ việc khác liên quan tới thị trường trái phiếu trong năm như FLC, Tân Hoàng Minh.
Ủy ban Kinh tế đánh giá những vụ việc trên đã gây nhiều hệ lụy với phát triển bền vững thị trường vốn, xã hội, gây mất niềm tin của người dân, nhà đầu tư. Cùng với đó, cũng có ý kiến đề nghị cần làm rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước khi để xảy ra sự việc gây tác động lớn đến thị trường như vậy.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала