Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ bất chấp các trò bẩn thỉu của phương Tây

CC BY-SA 4.0 / Federation Council / (cropped photo)Cuộc gặp giữa Phó Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thương viên Nga) Konstantin Kosachev và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn
Cuộc gặp giữa Phó Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thương viên Nga) Konstantin Kosachev và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.10.2022
Đăng ký
Việt Nam đã trúng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025 bất chấp nhiều can thiệp bẩn thỉu từ các nước, tổ chức phương Tây luôn tự gắn cho mình mác dân chủ.
Theo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, việc Việt Nam trúng cử HĐNQ LHQ nhiệm kỳ 2023-2025 có ý nghĩa rất quan trọng trên nhiều phương diện và Hà Nội sẽ tiếp tục vững tin thực hiện các trọng trách tại Hội đồng Nhân quyền.

Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền LHQ bất chấp bị chống phá

Như Sputnik đã đưa tin, Việt Nam đã chính thức ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025.
Đây là chiến thắng không thể phủ nhận của Việt Nam bất chấp những trò bẩn thỉu của phương Tây.
Đặc biệt, Việt Nam là đại diện duy nhất từ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và cũng là ứng cử viên châu Á duy nhất của Cộng đồng Pháp ngữ cho nhiệm kỳ này nắm giữ ghế tại Hội đồng Nhân quyền LHQ.
Ngày 11/10, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bầu 14 quốc gia làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025 và hoàn toàn không bất ngờ khi Việt Nam trúng cử với 145 phiếu ủng hộ.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ) - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.10.2022
Việt Nam là thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025
Cần nhấn mạnh rằng, việc trúng cử và trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền, cơ quan có vai trò quan trọng hàng đầu trong hệ thống LHQ trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, thể hiện sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền con người.
Được bầu vào Hội đồng Nhân quyền cũng là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, là bước tiến mới trong nỗ lực triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng XIII và Chỉ thị 25 của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến 2030.
Tuy nhiên, con đường mà Việt Nam đi không trải đầy hoa hồng và thuận lợi. Việt Nam thậm chí còn bị chống phá khi ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ từ các tổ chức phản động, thế lực thù địch đến những luận điệu xuyên tạc không thể chấp nhận vang lên từ chính những quốc gia phương Tây tự cho mình là “cha đẻ của nền dân chủ” và dùng cáo buộc nhân quyền thiếu thiện chí nhằm cản bước Hà Nội.
Trước đó, khi Việt Nam đang nỗ lực ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 và chuẩn bị bảo vệ Báo cáo quốc gia thực thi Công ước về quyền của người dân tộc thiểu số (CERD), Công ước Chống tra tấn (CAT), triển khai các khuyến nghị UPR chu kỳ III, vấn đề nhân quyền, dân tộc, tôn giáo tiếp tục bị các tổ chức thiếu thiện chí lợi dụng, tiến hành hoạt động chống phá, thậm chí cho rằng, Việt Nam không xứng đáng nắm ghế tại Hội đồng Nhân quyền LHQ.
Từ Báo cáo Nhân quyền năm 2021, Báo cáo Tự do tôn giáo quốc tế năm 2021 của Bộ Ngoại giao Mỹ, Báo cáo tình hình tự do tôn giáo của USCIRF năm 2021, đến Đối thoại nhân quyền Việt Nam EU (tháng 4/2022)… các nước “tiên tiến dân chủ phương Tây” đều chỉ dùng chiêu bài nhân quyền để chỉ trích Việt Nam thiếu cơ sở, không khách quan và mang đầy thiên kiến.
Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.10.2022
Carl Thayer nêu khả năng Việt Nam ứng cử thành công vào Hội đồng Nhân quyền LHQ
Thậm chí, kể từ khi Việt Nam công bố chính thức bước vào ‘cuộc đua’ giành ghế ở Hội đồng Nhân quyền, nhiều tổ chức nhân danh quốc tế về nhân quyền còn phát đi “thư ngỏ cầu xin” các quốc gia thành viên Đại hội đồng LHQ phản đối ngăn cản Việt Nam đại diện ASEAN hay vận động không bỏ phiếu cho Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025.
Những báo cáo sai lệch từ Mỹ và phương Tây còn đưa ra nhiều thông tin sai lệch về tình hình nhân quyền, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận của Việt Nam.
Hay đến hôm nay, khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025, nhiều hãng truyền thông phương Tây chống chính quyền Việt Nam còn tung ra luận điệu rằng, Hà Nội có thực sự xứng đáng vào Hội đồng nhân quyền hay không.
Xứng đáng! Thậm chí là rất xứng đáng. Vì hơn bất kỳ quốc gia nào khác, Việt Nam đã nỗ lực không mệt mỏi để thúc đẩy và bảo vệ quyền con người dù bất kỳ hoàn cảnh nào.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nói về việc Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền

Nhân niềm vui khi Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025, chiều ngày 12/10, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí.
Lãnh đạo Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nêu những định hướng và ưu tiên lớn của Việt Nam trong nhiệm kỳ thành viên Hội đồng Nhân quyền sắp tới.
Đánh giá ý nghĩa của việc Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền LHQ, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc Việt Nam trúng cử HĐNQ LHQ nhiệm kỳ 2023-2025 có ý nghĩa rất quan trọng trên nhiều phương diện.
Bộ trưởng Tô Lâm phát biểu tại buổi Lễ - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.10.2022
Thấy gì từ việc Việt Nam cử sĩ quan Công an đi gìn giữ hoà bình ở LHQ?
Thứ nhất, theo lãnh đạo Bộ Ngoại giao, tiếp tục góp phần quan trọng khẳng định chủ trương, quan điểm đúng đắn và nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam về đặc biệt coi trọng và phát huy hiệu quả nhân tố con người trong phát triển đất nước, gắn kết chặt chẽ tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, con người, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội.
Đồng thời, việc trúng cử, theo Bộ trưởng Sơn, cũng khẳng định những thành tựu to lớn mà Việt Nam đã đạt được trong thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp và pháp luật.
Thứ hai, góp phần triển khai đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng, trong đó tiếp tục nâng tầm đối ngoại đa phương, chủ động tham gia và phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương quan trọng có tầm chiến lược, qua đó nâng cao hơn nữa vị thế và uy tín quốc tế của đất nước.
“Việc trúng cử HĐNQ không chỉ minh chứng cho nỗ lực bền bỉ của Việt Nam trong việc thực hiện nghiêm túc các cam kết quốc tế về quyền con người, mà còn khẳng định sự ủng hộ, tín nhiệm cũng như kỳ vọng của cộng đồng quốc tế đối với những đóng góp quan trọng và có trách nhiệm của Việt Nam vào thúc đẩy quyền con người trên thế giới”, - Bộ trưởng Ngoại giao nói.
Theo ông Sơn, sự kiện này càng có ý nghĩa hơn khi năm 2022 kỷ niệm 45 năm Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc.
Theo Bộ trưởng, đây sẽ là cơ hội lớn để Việt Nam tiếp tục đóng góp tích cực vào nỗ lực chung của Liên Hợp Quốc và cộng đồng quốc tế trong bảo vệ và thúc đẩy những giá trị phổ quát về quyền con người, cùng phấn đấu vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác phát triển và tiến bộ xã hội.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc rao Quyết định cho sĩ quan đi thực hiện gìn giữ hoà bình Liên Hợp Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.08.2022
Lần đầu tiên Việt Nam cử sĩ quan Công an đi thực hiện gìn giữ hòa bình LHQ
Thứ ba, việc tham gia và đóng góp tích cực trong HĐNQ LHQ sẽ truyền tải thông điệp mạnh mẽ về hình ảnh Việt Nam yêu chuộng hoà bình, đề cao các giá trị nhân văn và nhân đạo; đồng thời, góp phần quan trọng giúp các cấp, các ngành và toàn dân cũng như bạn bè quốc tế hiểu đúng đắn, đầy đủ và sâu sắc hơn chủ trương, chính sách và thành tựu quyền con người ở nước ta.

“Bên cạnh đó, chúng ta có thể tranh thủ sự hỗ trợ, tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm của Liên hợp quốc và các đối tác quốc tế để thực hiện ngày càng tốt quyền con người, quyền công dân và quyền làm chủ của nhân dân trong giai đoạn phát triển mới của đất nước”, - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Theo ông Bùi Thanh Sơn, việc lần thứ hai Việt Nam trúng cử HĐNQ LHQ là kết tinh nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị trong thực hiện đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước Việt Nam về phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.
Trong thành công chung đó, theo Bộ trưởng Sơn, có đóng góp của Bộ Ngoại giao, các cơ quan đối ngoại và các bộ, ngành liên quan trong nghiên cứu, tham mưu, chuẩn bị kỹ lưỡng, triển khai hiệu quả vận động ở nhiều cấp, nhiều kênh, nhất là kênh đối ngoại cấp cao và thông qua các Phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc ở New York (Hoa Kỳ) và Geneve (Thụy Sĩ).

Việt Nam vững tin thực hiện các trọng trách trong Hội đồng Nhân quyền

Nêu về các định hướng và ưu tiên lớn của Việt Nam trong nhiệm kỳ tới đây, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho hay, thế và lực mới của đất nước sau hơn 35 năm đổi mới cùng với những chủ trương, đường lối, chính sách đúng đắn và kinh nghiệm tích lũy từ việc đảm nhận vai trò thành viên Hội đồng Bảo an và HĐNQ LHQ trong các nhiệm kỳ trước đây.
Bộ trưởng đánh giá, đây là những nền tảng rất quan trọng để Việt Nam vững tin thực hiện các trọng trách trong HĐNQ nhiệm kỳ 2023-2025.
Theo Bộ trưởng, là đối tác tin cậy, thành viên tích cực và có trách nhiệm, Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các nước thành viên, đóng góp thực chất vào công việc chung của HĐNQ, thúc đẩy đối thoại và hợp tác quốc tế trên tinh thần tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy quyền con người, đáp ứng điều kiện, nhu cầu và lợi ích chính đáng của các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển.
Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến tiếp xã giao Điều phối viên Thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.08.2022
Việt Nam tăng lực lượng đi gìn giữ hòa bình LHQ
“Chúng ta sẽ cùng các nước thành viên thúc đẩy các sáng kiến, giải pháp trong các lĩnh vực như quyền được sống trong hòa bình, quyền phát triển, quyền của các nhóm dễ bị tổn thương, bình đẳng giới, quyền tiếp cận y tế, giáo dục, việc làm, ứng phó với biến đổi khí hậu, dịch bệnh”, - Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nêu rõ.
Theo ông Sơn, trong nhiệm kỳ 2023-2025, Việt Nam sẽ thực hiện các nghĩa vụ báo cáo theo Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV cùng các Công ước quốc tế trong lĩnh vực quyền dân sự - chính trị, chống phân biệt đối xử, quyền phụ nữ, quyền của người khuyết tật.
Cũng theo người đứng đầu Bộ Ngoại giao, ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước nhất quán xác định con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển.
Quan điểm đúng đắn này đã được cụ thể hóa trong các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời cũng được thể chế hóa trong Hiến pháp và pháp luật, theo đó các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
Biểu tượng của Liên hợp quốc (LHQ) tại Geneva. - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.04.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Việt Nam đã nói gì tại phiên họp khẩn mới nhất của Đại hội đồng LHQ?
Là thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam luôn thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các cam kết quốc tế về quyền con người, nỗ lực thúc đẩy quyền con người cả trong nước và trên thế giới.
Việt Nam cũng đã đảm nhận thành công vai trò thành viên HĐNQ LHQ nhiệm kỳ 2014-2016, tích cực thúc đẩy đối thoại và hợp tác, để lại nhiều dấu ấn quan trọng, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

“Với sự đồng thuận và phối hợp chặt chẽ trong cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, cùng sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, Việt Nam sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ tại HĐNQ, chung tay với cộng đồng quốc tế xây dựng một thế giới hòa bình, mọi người dân và mọi quốc gia, dân tộc đều thụ hưởng thành quả phát triển và tiến bộ xã hội, không ai bị bỏ lại ở phía sau”, - Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn tin tưởng.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала