Việt Nam đã là nền kinh tế lớn thứ 40 thế giới

© Ảnh : VGP/Nhật BắcThủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại lễ kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam và tôn vinh Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu 2022
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại lễ kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam và tôn vinh Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu 2022 - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.10.2022
Đăng ký
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hôm nay cho biết, Việt Nam đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 ASEAN và thứ 40 của thế giới, quy mô thương mại quốc tế nằm trong top 20 của thế giới.
Ngày 12 tháng 10, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam và tôn vinh các doanh nhân tiêu biểu năm 2022 do Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) tổ chức.

Việt Nam đã vượt qua thế ‘ngàn cân treo sợi tóc’

Phát biểu tại buổi lễ, người đứng đầu Chính phủ bày tỏ phấn khởi được tham dự sự kiện này với khí thế và niềm tin của cả nước và đội ngũ doanh nhân về những kết quả phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong bối cảnh thế giới, khu vực và trong nước còn nhiều khó khăn, thách thức.
Ông Phạm Minh Chính nhắc lại, cách đây tròn 1 năm, lãnh đạo Chính phủ đã gặp đại diện các doanh nghiệp trong bối cảnh rất đặc biệt do đại dịch COVID-19 nhưng với một quyết tâm rất lớn là phải bằng mọi nỗ lực, nhiệt huyết vượt qua khó khăn, thách thức để vừa chống dịch vừa phục hồi kinh tế với những quyết sách đúng, trúng và kịp thời.
Toàn cảnh thành phố Hồ Chí Minh lúc hoàng hôn - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.10.2022
Phương Tây không thổi phồng tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Theo Thủ tướng, năm qua, Việt Nam cũng phải đối mặt với những bối cảnh rất khó khăn, không có tiền lệ, ngoài dự báo. Ông Chính dẫn chứng, dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, cạnh tranh chiến lược gay gắt, xung đột giữa Nga – Ukraina, sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, chính sách chống lạm phát của các nước phát triển, nhất là Mỹ và châu Âu trong khi quy mô nền kinh tế của Việt Nam còn khiêm tốn, độ mở nền kinh tế cao, sức chịu đựng có hạn trước các cú sốc cả từ bên trong và bên ngoài.
Các loại thị trường chứng khoán, trái phiếu, tiền tệ, bất động sản bên cạnh mặt tích cực phát triển mạnh mẽ trong những năm qua thì cũng bộc lộ những bất cập cần có biện pháp chấn chỉnh kịp thời, hiệu quả để phát triển ổn định, lành mạnh, hiệu quả, bền vững hội nhập và góp phần củng cố niềm tin của nhà đầu tư, doanh nghiệp, doanh nhân, theo lãnh đạo Chính phủ.
“Tuy phải đối mặt với những khó khăn được ví như ‘ngàn cân treo sợi tóc’ nhưng với những quyết sách đúng, trúng, phản ứng linh hoạt, kịp thời, bài bản của Trung ương Đảng, mà thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của nhân dân, doanh nghiệp và sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế; nền kinh tế của nước ta đã có sự phục hồi vượt bậc”, - Thủ tướng khẳng định.
Nhà máy Thuong Dinh Shoe tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.10.2022
Sẽ ra sao khi nền kinh tế Việt Nam có cấu trúc theo giới tính?
Lãnh đạo Chính phủ cho hay, nhiều chuyên gia đã đánh giá việc Việt Nam chuyển hướng phục hồi kinh tế sau dịch, việc triển khai hiệu quả Nghị quyết 30 của Quốc hội và nhất là Nghị quyết 128 của Chính phủ là bước đi rất đúng đắn, phù hợp, là tiền đề để đạt được những thành công quan trọng trong năm 2022.
Ông Chính cũng cho rằng, những kết quả đó là phép thử, là niềm tin, là động lực để chúng ta tin rằng năm 2023 nền kinh tế của Việt Nam tiếp tục có những khởi sắc dù còn phải đối mặt với vô vàn khó khăn và thách thức.

Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 4 ASEAN và 40 thế giới

Theo người đứng đầu Chính phủ, 9 tháng năm 2022, Việt Nam đã đạt được kết quả tích cực trong điều hành kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm phát với chỉ số giá tiêu dùng bình quân 9 tháng tăng 2,73%, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế (thu ngân sách nhà nước 9 tháng ước đạt 94% dự toán, tăng 22%.
Trong đó, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 559 tỷ USD, tăng 15,1%, xuất siêu 6,52 tỷ USD; an ninh lương thực được bảo đảm; cung cấp đủ điện, xăng dầu; cung ứng lao động cơ bản đáp ứng nhu cầu, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tăng 1,1% so tháng trước và tăng 21,8% so cùng kỳ), tỷ giá lãi suất, đồng tiền Việt Nam được duy trì ổn định hợp lý.
Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam khởi sắc trên hầu hết các lĩnh vực, nhiều chỉ số vượt kế hoạch đề ra: GDP quý III tăng cao 13,67%; 9 tháng đầu năm tăng 8,83% (khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản (vai trò trụ đỡ) tăng 2,99%; công nghiệp và xây dựng (vai trò động lực tăng trưởng) tăng 9,63% (IIP 9 tháng toàn ngành công nghiệp tăng 9,6% và 61/63 địa phương có chỉ số IIP tăng); khu vực dịch vụ phục hồi mạnh mẽ với mức tăng 10,57%); các ngành, lĩnh vực kinh tế đều phục hồi, có bước phát triển mạnh; số doanh nghiệp thành lập mới và trở lại hoạt động trong 9 tháng là trên 163 nghìn, gấp 1,44 lần số doanh nghiệp rút lui; xuất siêu hơn 6,5 tỷ USD.
Thành phố Hồ Chí Minh: Khai mạc chuỗi Triển lãm Quốc tế hàng đầu Việt Nam về sản xuất và gia công cơ khí - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.10.2022
Liệu Việt Nam có thể tiến vào nhóm các nền kinh tế công nghiệp hàng đầu thế giới?
Việt Nam cũng là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài, vốn FDI thực hiện đạt 15.3 tỷ USD, tăng 16.4% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, theo Thủ tướng, Việt Nam thực hiện mạnh mẽ cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh với những đột phá quan trọng.
An sinh xã hội hơn 1 năm qua, đã hỗ trợ khoảng 86 nghìn tỷ đồng cho khoảng 56 triệu lượt người lao động và trên 850 nghìn người sử dụng lao động theo Nghị quyết 68, 126, 116 của Chính phủ, trật tự an toàn được bảo đảm; quốc phòng, an ninh được giữ vững; đối ngoại được đẩy mạnh, tăng cường, xử lý hài hòa, phù hợp.
Điển hình như việc Việt Nam trở thành một trong các phó chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 77 đại diện cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trúng cử làm thành viên Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc.
Các tổ chức quốc tế đều đánh giá tích cực về tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam và dự báo lạc quan về tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta trong năm 2022 và 2023 thuộc nhóm cao nhất Đông Nam Á.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đoàn Điều khoản IV của Quỹ Tiền tệ quốc tế(lưu ý 22h30 phát mạng) - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.10.2022
IMF về kinh tế Việt Nam: "Đây là điều chúng tôi không quan sát được ở các nền kinh tế khác"
“Việt Nam đã trở thành nền kinh tế lớn thứ tư của ASEAN và thứ 40 của thế giới, quy mô thương mại quốc tế nằm trong top 20 của thế giới, là một trong những nền kinh tế được đánh giá là năng động và thích ứng phù hợp”, - theo phát biểu của Thủ tướng
Đời sống tinh thần, vật chất của nhân dân không ngừng được nâng cao (thu nhập bình quân tháng của người lao động quý 3 năm 2022 đạt 6,7 triệu đồng/tháng - tăng 143.000 đồng so với quý 2 và tăng đến 1,6 triệu đồng so với cùng kỳ năm ngoái).
Thủ tướng cũng nhắc lại lời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay – và cho rằng, trong thành tích chung đó, có sự đóng góp của đội ngũ doanh.

Đến năm 2030 có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp

Theo ông Phạm Minh Chính, hiện nay Việt Nam đã có gần 900,000 doanh nghiệp đang hoạt động, khoảng 14,400 hợp tác xã và hơn 5 triệu hộ kinh doanh.
Không chỉ tăng về số lượng, doanh nghiệp Việt Nam còn không ngừng phát triển và nâng cao về nguồn vốn, doanh thu, lợi nhuận, hiệu quả sử dụng lao động; thể hiện vai trò là lực lượng chủ lực quản lý, tổ chức các nguồn lực sản xuất, tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cho xã hội, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Theo lãnh đạo Chính phủ, khu vực doanh nghiệp đóng góp trên 60% GDP, khoảng 30% tổng số lao động đang làm việc. Các doanh nghiệp, doanh nhân có mặt ở hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, nhiều doanh nghiệp, doanh nhân đã gây được tiếng vang, khẳng định giá trị thương hiệu vươn tầm ra khu vực và thế giới.
Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.10.2022
Đã rõ thời điểm Việt Nam sẽ lọt top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới?
Đại hội XIII của Đảng đã đề ra nhiệm vụ: "Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng và chất lượng, có tinh thần cống hiến cho dân tộc, có chuẩn mực văn hóa, đạo đức tiến bộ và trình độ quản trị, kinh doanh giỏi" và đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp với tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP đạt 60 - 65%.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ thấu hiểu, chia sẻ, lắng nghe và sẽ tiếp tục có các giải pháp hỗ trợ để đội ngũ doanh nhân vượt qua khó khăn, vươn xa hơn nữa với tinh thần bình đẳng, cùng phát triển, cùng có lợi, cùng có trách nhiệm với xã hội, người lao động, bảo vệ môi trường; không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm; lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ; cân đối, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

‘Không hình sự hoá quan hệ dân sự’

Thủ tướng cho hay, trong bối cảnh tình hình thế giới dự báo phức tạp, lạm phát tăng cao ở nhiều quốc gia, đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng, thiên tai, dịch bệnh, Việt Nam sẽ đối mặt với thách thức nhiều hơn thuận lợi.
Cũng theo người đứng đầu Chính phủ, khi xử lý những bất cập, tồn tại của thị trường tài chính nhất là trái phiếu, chứng khoán, tiền tệ sẽ có thể ảnh hưởng đến tâm lý xã hội, nhà đầu tư.
Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.09.2022
Việt Nam: Từ nước nghèo bị cấm vận đến kỳ tích kinh tế khiến thế giới phải kinh ngạc
Tuy nhiên, Thủ tướng Việt Nam khẳng định Chính phủ sẽ phát triển, lành mạnh hoá, củng cố niềm tin nhà đầu tư với các thị trường trái phiếu, chứng khoán, tiền tệ, bất động sản.
“Thông điệp rất rõ của Đảng và Nhà nước là không hình sự hoá các quan hệ dân sự và bảo vệ những doanh nhân kinh doanh chân chính”, - Thủ tướng nêu rõ.
Tuy nhiên, ông Chính cũng nhắc nhở, không thể dung túng những hành vi sai trái, lừa đảo để ảnh hưởng niềm tin, tài sản của nhân dân và văn hóa, đạo đức, uy tín nhà đầu tư, doanh nghiệp, doanh nhân.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала