Về quan hệ SCB - Vạn Thịnh Phát, vụ bắt bà Trương Mỹ Lan và tín nhiệm của Việt Nam

© Ảnh : SCBNgân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB)
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.10.2022
Đăng ký
Theo Bloomberg, dù mối quan hệ thực sự giữa Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) và ‘đế chế’ Vạn Thịnh Phát của nữ đại gia bất động sản Trương Mỹ Lan ‘chưa được thừa nhận’, tuy nhiên, hầu như tác động từ biến động này đến Việt Nam là không nhiều.
Trước các biến động tại Ngân hàng SCB, từ làn sóng đổ xô đi rút tiền đến tin đồn bất thường về nhân sự, S&P Global Ratings vẫn đánh giá, Việt Nam chỉ đối mặt với rủi ro hạn chế và không tác động đáng kể đến xếp hạng tín nhiệm quốc gia.

S&P đánh giá rủi ro của Việt Nam từ việc điều hành Ngân hàng SCB

Standard & Poor’s (S&P), nhà cung cấp chỉ số và nguồn dữ liệu hàng đầu thế giới về xếp hạng tín dụng độc lập vừa có đánh giá về các ảnh hưởng, nguy cơ rủi ro đối với Việt Nam xung quanh các sự kiện tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) và tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Theo S&P Global Ratings, xếp hạng tín dụng của Việt Nam đối mặt với rủi ro khá hạn chế sau khi khách hàng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB), ngân hàng thương mại lớn thứ năm cả nước, đổ xô đi rút ​​tiền tiết kiệm trong mấy ngày qua.
“Do đây là những sự kiện riêng lẻ và có tác động hạn chế đến sự ổn định tài chính, chúng tôi không cho rằng nó sẽ tác động đáng kể đến xếp hạng tín nhiệm quốc gia của S&P đối với Việt Nam”, Rain Yin, chuyên gia phân tích tại S&P ở Singapore, nhấn mạnh với Bloomberg ngày 14/10.
Đầu tuần này, Ngân hàng trung ương của Việt Nam - tức Ngân hàng Nhà nước đã phải có biện pháp xoa dịu thị trường sau khi cổ phiếu nhóm tài chính ngân hàng và bất động sản lao dốc cũng như hàng nghìn khách hàng của SCB đổ xô đi rút tiền gửi tại Ngân hàng này do lo ngại các biến động liên quan đến vụ bắt “bà trùm” bất động sản Trương Mỹ Lan.
Fake news - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.10.2022
Thêm 1 phóng viên và 1 giảng viên 'dính án' vì loan tin giả về SCB
Động thái trên, theo Bloomberg, diễn ra trong bối cảnh nhiều người lo ngại về cuộc điều tra của Bộ Công an đối với một tập đoàn bất động sản (Vạn Thịnh Phát) được cho là có liên hệ với Ngân hàng SCB.
Cũng cần nhắc lại rằng, Ngân hàng SCB là ngân hàng thương mại lớn thứ năm cả nước về tiền gửi và tài sản tại Việt Nam.

Bloomberg: Mối liên hệ giữa SCB và Vạn Thịnh Phát chưa được thừa nhận

Phía S&P cho biết rủi ro từ sự kiện SCB chỉ giới hạn ở ngân hàng riêng lẻ, không phải trong toàn lĩnh vực ngân hàng của quốc gia.
Ngân hàng của Việt Nam cũng đã tăng lãi suất cho người gửi tiền sau những diễn biến gần đây.
Đặc biệt, đã có gần 12 nghìn tỷ đồng (497,5 triệu USD) đã được gửi vào SCB vào hôm thứ Năm (13/10), gấp đôi so với một ngày trước đó, theo báo Thanh Niên đưa tin, dẫn nguồn từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM.
Cuối tuần qua, Bộ Công an thông báo bắt tạm giam bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn bất động sản Vạn Thịnh Phát, và một số lãnh đạo khác của công ty với cáo buộc chiếm đoạt tài sản thông qua thủ đoạn lừa đảo.
Trong số này có bà Nguyễn Phương Hồng (sinh năm 1984), ngụ tại TP.HCM, Trợ lý Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Trương Huệ Vân (sinh năm 1988), ngụ tại TP.HCM, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn quản lý Bất động sản Windsor, Hồ Bửu Phương (sinh năm 1972), ngụ tại TP.HCM, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Chứng khoán Tân Việt, nguyên Phó Tổng Giám đốc phụ trách tài chính Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Theo Bloomberg, đến nay, mối liên hệ thực sự giữa SCB và Vạn Thịnh Phát chưa được chính thức thừa nhận và các báo cáo truyền thông địa phương trước đó đề cập đến mối liên kết này cũng được lãnh đạo SCB gỡ bỏ, phủ nhận.
Trong một thông cáo, SCB cho biết bà Trương Mỹ Lan “không tham gia quản lý và điều hành SCB”.
Cùng với đó, SCB cũng đã gỡ một liên kết trên trang web liệt kê các thành viên Hội đồng Quản trị của Ngân hàng này.
Trong một diễn biến liên quan, cảnh sát đã điều tra nhiều cá nhân vì đã đăng tải “tin giả”, tin đồn liên quan đến SCB, gây ảnh hưởng đến tâm lý các nhà đầu tư.

Tình hình SCB đã dần ổn định, tiền gửi vào Ngân hàng tăng lên

Thông tin báo cáo nhanh từ Ngân hàng TMCP Sài Gòn SCB và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM xác nhận, tình hình ở SCB đã dần ổn định bình thường trở lại và lượng tiền gửi của khách hàng đang tăng dần lên.
Ngày 14/10, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM Nguyễn Đức Lệnh cho biết, báo cáo nhanh của SCB cho thấy lượng tiền gửi tiết kiệm của khách hàng đã tăng lên 12.000 tỷ đồng trong ngày 13/10.
Theo ông Lệnh, để người dân, khách hàng yên tâm trước những tin đồn thất thiệt và thông tin tiêu cực, Ngân hàng Nhà nước đã tăng cường hoạt động đường dây nóng qua kênh điện thoại, email và phối hợp các đơn vị chức năng để trả lời, thông tin cho người dân có nhu cầu liên hệ.
Hiện tại, người dân cần thận trọng trước những thông tin tiêu cực, có tính chất tin đồn và chỉ tiếp nhận thông tin chính thống qua kênh thông tin của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước và các địa phương.
Khi có nhu cầu, người dân có thể liên hệ đường dây nóng của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM: 028.38.211.230; email: tonghop_hcm@sbv.gov.vn để được thông tin, hướng dẫn và giải đáp cũng như giải quyết khó khăn vướng mắc cho người dân liên quan đến hoạt động ngân hàng.
Trong những ngày qua, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM đã trả lời, thông tin và giải thích cho người dân nắm bắt được chủ trương, chính sách và giải pháp của ngành ngân hàng về bảo vệ quyền và lợi ích của người dân, của khách hàng khi gửi tiền vào hệ thống ngân hàng.
Việc hướng dẫn dịch vụ và thông tin về định hướng điều hành của Ngân hàng Nhà nước đã góp phần tạo được sự yên tâm cho khách hàng nói chung và khách hàng của SCB nói riêng.
"Nhiều khách hàng, người dân sau khi nhận được thông tin tư vấn, giải thích từ đường dây nóng đã yên tâm và gửi tiền lại SCB. Đến cuối ngày 13/10, lượng tiền gửi trở lại ngân hàng SCB, đạt gần 12.000 tỷ tăng gấp đôi so với ngày hôm trước là 6.000 tỷ đồng”, ông Lệnh cho biết.

Nhà nước Việt Nam luôn đảm bảo tiền gửi của người dân, kể cả ở SCB

Như Sputnik đã đưa tin, các diễn biến xung quanh vụ bắt bà Trương Mỹ Lan, biến động tại SCB và Chứng khoán Tân Việt (TVSI) đã được nhà chức trách Việt Nam xử lý kịp thời, trấn an người dân và niềm tin của nhà đầu tư.
Ngay sau khi trên mạng xã hội lan truyền thông tin tiêu cực về SCB gây ảnh hưởng tâm lý người gửi tiền tại ngân hàng thương mại này cũng như dẫn đến hiện tượng người dân đi rút tiền trước hạn, cả lãnh đạo SCB và Ngân hàng Nhà nước đã lập tức có phản ứng phù hợp.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.10.2022
Thực hư tin đồn về 2 nhân sự cấp cao của SCB
Trả lời về việc Tập đoàn An Đông, Vạn Thịnh Phát và bà Trương Mỹ Lan có liên quan gì với SCB, Hoàng Minh Hoàn, Phó Tổng giám đốc phụ trách điều hành Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) khẳng định ngay tại cuộc họp báo chiều ngày 8/10 cho biết, sau khi Cơ quan Cảnh sát Điều tra của Bộ Công An có quyết định khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với bà Trương Mỹ Lan vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến việc phát hành mua bán trái phiếu của Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông (thông báo sáng ngày 8/10), SCB đã thực hiện rà soát và khẳng định:
“Công ty An Đông không phải cổ đông của SCB, bà Trương Mỹ Lan không giữ chức vụ quản lý và điều hành tại SCB”, theo lãnh đạo Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn.
Vì bà Lan không nắm vai trò quản lý và điều hành SCB, An Đông không phải cổ đông của SCB nên ‘không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh bình thường’ của Ngân hàng.
SCB cũng cam kết ngân hàng có đầy đủ giải pháp, nguồn lực để bảo đảm quyền lợi và lợi ích của người gửi tiền cũng như quyền, lợi ích của đối tác và khách hàng của SCB theo quy định của pháp luật.
Về cơ cấu cổ đông, đại diện ngân hàng này cho biết, tính đến ngày 30/9/2022, SCB có 4.132 cổ đông, trong đó có 7 cổ đông nước ngoài, sở hữu 27,91 % vốn điều lệ. Cổ đông trong nước là 4.125, bao gồm 11 tổ chức sở hữu 15,7% và 4.114 cổ đông cá nhân sở hữu 56,11 % vốn điều lệ của ngân hàng.
Trong khi đó, ngày 10/10, Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Thị Hồng đã có tuyên bố chắc nịch làm an lòng người dân rằng:
“Tiền gửi của người dân tại các ngân hàng, trong đó có SCB đều được Nhà nước đảm bảo trong mọi trường hợp và người dân không nên rút tiền trước hạn ảnh hưởng đến quyền lợi của mình”.
Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã có nhiều giải pháp thiết lập lại hoạt động ổn định cho SCB, trong đó có chỉ đạo hệ thống Ngân hàng Nhà nước cấp tỉnh thành phố tại 28 tỉnh thành phố, SCB đặt chi nhánh, phòng giao dịch.
Người dân cần tiếp tục thận trọng, cảnh giác trước thông tin tiêu cực và an tâm vào chính sách điều hành của NHNN Việt Nam, không nên rút tiền trước hạn ảnh hưởng lợi ích của chính mình.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала