Đến năm 2034, gần 1,5 triệu đàn ông Việt Nam sẽ phải sang nước ngoài kiếm vợ

© Ảnh : Pixabay/Sasin Tipchai Cô gái Việt nam.
Cô gái Việt nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.10.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Theo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019, Việt Nam có khoảng 45.900 bé gái không được sinh ra do lựa chọn giới tính trên định kiến giới. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng “thừa nam thiếu nữ” trong tương lai, làm biến đổi chỉ số nhân khẩu học và cụ thể là tăng áp lực kết hôn sớm đối với phụ nữ.
Mặc dù Việt Nam đã có những tiến bộ nhất định trong việc thúc đẩy bình đẳng giới nhưng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong mỗi gia đình - "tế bào của xã hội" vẫn tồn tại những định kiến giới với phụ nữ và trẻ em gái.

‘Phải sinh con trai nối dõi’

Không khó để có thể nhận thấy thực trạng “sinh con trai nối dõi” diễn ra “âm thầm” trong từng gia đình tại Việt Nam. Chị Dương Hà My, nhân viên văn phòng tại Hà Nội, chia sẻ với Sputnik:

“Khi sinh cháu thứ nhất là con gái, chồng và gia đình nhà chồng đều vui nhưng không mừng ra mặt khi tôi sinh cháu thứ hai là con trai. Điều này cũng dễ hiểu vì chồng tôi là con trưởng lại là cháu đích tôn của dòng họ. Chồng tôi cũng không bao giờ đặt nặng chuyện phải có con trai. Tuy nhiên trong suy nghĩ của thế hệ đi trước thì việc có con trai thì sẽ “nở mày, nở mặt” hoặc “được ngồi mâm trên”.

Bé gái người H'mong ở tỉnh Lào Cai, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.10.2022
Trao quyền Đại sứ Thụy Điển cho bé gái dân tộc thiểu số
Hay như trường hợp của anh Đoàn Hùng, nhân viên kinh doanh Công ty xuất nhập khẩu tại Hà Nội cũng trăn trở chuyện sinh bằng được “cậu quý tử”. Anh Hùng cho biết:

“Bản thân tôi không đồng tình với việc lựa chọn giới tính thai nhi. Nhưng dưới áp lực từ gia đình, tôi vẫn mong nếu có con thì đứa đầu sẽ là con trai để phù hợp với nguyện vọng có người nối dõi tông đường. Thậm chí mẹ tôi sẵn sàng chi một khoản tiền lớn để bà có cháu nội. Điều này khiến vợ tôi rất áp lực, từ đó hay sinh ra nhiều mâu thuẫn”.

Chia sẻ với Sputnik, một bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, thực trạng lựa chọn giới tính khi sinh dựa trên định kiến giới vẫn tồn tại.
“Bản thân tôi không muốn điều đó xảy ra nhưng mỗi gia đình một hoàn cảnh. Đôi khi giới tính đứa con trong bụng là điều duy nhất néo giữ gia đình cho những đứa trẻ khác trú chân. Nên cũng không thể trách các bà mẹ, có trách thì trách các ông bố thôi. Tôi rất thông cảm với các bà mẹ”, vị bác sĩ nói.
Cũng theo vị bác sĩ này, thực tế có thể nhìn sỹ số nam/nữ trong một lớp học hiện nay chúng ta có thể hiểu được mức độ chênh lệch giới tính.
Phục hồi và phát triển kinh tế xã hội: Làng nghề may Tam Hiệp tạo việc làm ổn định cho lao động nông thôn - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.05.2022
Làm tốt bình đẳng giới, Việt Nam là tấm gương cho các thị trường mới nổi

Nguyên nhân do đâu?

Trao đổi với Sputnik, ông Đào Ngọc Ninh, Viện Phó Viện Tư vấn Phát triển Kinh tế Xã hội Nông thôn và Miền núi (CISDOMA), cho biết:

“Tỉ số giới tính khi sinh tại Việt Nam năm 2019 111.5 bé trai/100 bé gái, trong khi tỷ lệ sinh tự nhiên và bình thường là 105-106 bé trai/100 bé gái. Cá biệt, một số tỉnh như Bắc Giang hay Thanh Hóa thì tỉ số giới tính khi sinh lệch đến gần 120 bé trai/100 bé gái”.

Trước con số đáng báo động trên, dự báo đến năm 2034, Việt Nam sẽ “dư thừa” 1,5 triệu nam giới từ 15-49 tuổi và đến năm 2059, sẽ là 2,5 triệu nam giới, chiếm khoảng 9,5% dân số nam giới. Qua kết quả điều tra, tỉ số giới tính khi sinh của Việt Nam cao thứ 3 Châu Á, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ.
Mặc dù Việt Nam đã đặt ra các quy định không được tiết lộ giới tính của thai nhi khi sinh và đạt nhiều thành tựu về thúc đẩy bình đẳng giới, tại sao tình trạng lựa chon giới tính khi sinh vẫn tồn tại? Trả lời Sputnik, ông Đào Ngọc Ninh, Viện Phó Viện CISDOMA, phân tích:

“Thứ nhất, nên thừa nhận một cách khách quan là thực tế trong nhiều năm qua Việt Nam đã làm rất nhiều yếu tố liên quan đến bình đẳng giới. Nhưng vẫn còn nhiều thách thức, chúng ta vẫn còn nhìn thấy những tàn dư bất bình đẳng giới trong mô hình gia đình truyền thống. Mặc dù những năm gần đây với sự phát triển và tiến bộ xã hội, suy nghĩ và định kiến giới nói trên có xu hướng giảm nhưng trọng nam khinh nữ, yêu thích trẻ em trai, hạ thấp giá trị của trẻ em gái cũng vẫn còn. Đây là định kiến tâm lý vẫn còn tồn tại trong một bộ phận dân cư, hay qua câu nói như “Nhà toàn vịt giời, không có đứa chống gậy, ăn cỗ ngồi mâm dưới…”.

© Ảnh : CISDOMAÔng Đào Ngọc Ninh, Viện Phó Viện Tư vấn Phát triển Kinh tế Xã hội Nông thôn và Miền núi (CISDOMA)
Ông Đào Ngọc Ninh, Viện Phó Viện Tư vấn Phát triển Kinh tế Xã hội Nông thôn và Miền núi (CISDOMA) - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.10.2022
Ông Đào Ngọc Ninh, Viện Phó Viện Tư vấn Phát triển Kinh tế Xã hội Nông thôn và Miền núi (CISDOMA)
Cũng theo chuyên gia trên, nguyên nhân thứ hai chính là sự phát triển của khoa học công nghệ liên quan đến việc chuẩn đoán giới tính thai nhi. Chính sách quản lý, cấm chẩn đoán xác định giới tính thai nhi còn nhiều kẽ hở.

“Luật pháp Việt Nam cấm việc cho biết giới tính thai nhi trước khi sinh, nhưng định kiến “thèm có con trai” thì trên thực tế vẫn có nhiều cách để lách luật. Bây giờ dịch vụ y tế liên quan đến vấn đề này rất sẵn và phong phú như lựa chọn giới tính thai nhi, thử nghiệm sàng lọc trước khi sinh v.v đối với những người có nhu cầu. Vô hình chung đây là tác nhân để duy trì lựa chọn giới tính trước khi sinh”.

Nguyên nhân thứ ba nằm ở chỗ, quy mô gia đình ở Việt Nam càng ngày càng thu hẹp. Hiện nay, một gia đình thông thường là bố mẹ và từ 1-2 con.
“Vì quy mô gia đình ngày càng nhỏ thì có thể có một bộ phận dân cư tiếp tục với tàn dư của lối suy nghĩ lạc hậu trọng nam khinh nữ và họ nghĩ mình phải chủ động lựa chọn”, ông Đào Ngọc Ninh cho biết thêm.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân phát biểu tại Lễ khai mạc Hội nghị - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.10.2021
Bà Võ Thị Ánh Xuân: Việt Nam thúc đẩy bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ

Hệ lụy của định kiến ‘trọng nam, khinh nữ’

Câu chuyện tại Việt Nam không hòan toàn giống với quốc gia láng giềng Trung Quốc. Như chúng ta đã biết, Trung Quốc đã duy trì chính sách một con khắt khhe trong khoảng thời gian khá dài và hiện nay đang thay đổi. Tuy nhiên, hệ lụy nhãn tiền của chính sách này đã bộc lộ.

“Chính sách kế hoạch hóa gia đình của Việt Nam không cực đoan như Trung Quốc, chúng ta đã cho phép mỗi cặp vợ chồng có từ 1 đến 2 con. Hiện nay Nghị định 112/2020 NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính; đã không đề cập gì đến việc xử lý việc sinh con thứ ba nữa. Có nghĩa là pháp luật hiện tại không cấm việc sinh con thứ 3 đối với cán bộ, công chức, viên chức”,ông Đào Ngọc Ninh, Viện Phó Viện CISDOMA chỉ ra.

© Ảnh : CISDOMAXóa bỏ định kiến giới và bất bình đẳng giới tại Việt Nam
Xóa bỏ định kiến giới và bất bình đẳng giới tại Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.10.2022
Xóa bỏ định kiến giới và bất bình đẳng giới tại Việt Nam
Cũng theo chuyên gia này, việc lựa chọn giới tính khi sinh gây ra hệ lụy nghiêm trọngnhư phá thai gây hậu quả khó lường cho người phụ nữ; gây tốn kém chi phí, sức lực; tạo nên sự kỳ thị đối với trẻ em gái v.v. Ông Đào Ngọc Ninh cho biết thêm:

“Việc lựa chọn giới tính khi sinh sẽ khắc sâu các định kiến giới, bất bình đẳng giới; gây mất cân bằng dân số; nhiều hệ lụy xã hội liên quan như buôn bán người, đặc biệt là buôn bán phụ nữ và trẻ em gái, bạo lực gia đình, vi phạm quyền con người, nhân phẩm con người. Đây còn là biểu hiện của nạn diệt giống cái (female genocide/female infanticide)”.

Người phụ nữ bên máy tính - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.05.2021
Mạng xã hội, truyền hình Việt Nam và xôn xao câu chuyện "bình đẳng giới"

Thanh niên - Tác nhân của sự thay đổi

Theo phân tích của chuyên gia Đinh Ngọc Ninh, Việt Nam là xã hội đa dân tộc, đa văn hóa. Vì thế xuất phát điểm của thanh niên cũng rất đa dạng và phong phú. Hơn nữa, Việt Nam đang ở giai đoạn chuyển đổi và phát triển vì vậy điều kiện tiếp cận của thanh niên giữa các vùng miền không hoàn toàn đồng đều.

“Chúng ta vẫn ở trong xã hội mà tàn dư của định kiến cũ về giới (trọng nam khinh nữ) chưa hòan toàn biến mất. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới thanh niên. Một bộ phận thanh niên bị tác động một cách bị động bởi định kiến cũ. Đến một ngày thì các bạn sẽ “bị nhiễm” một cách tự nhiên”, chuyên gia Đinh Ngọc Ninh cho biết.

© Ảnh : CISDOMATalkshow và trao giải sáng kiến về truyền thông và bình đẳng giới tại ĐH Đà Nẵng
Talkshow và trao giải sáng kiến về truyền thông và bình đẳng giới tại ĐH Đà Nẵng  - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.10.2022
Talkshow và trao giải sáng kiến về truyền thông và bình đẳng giới tại ĐH Đà Nẵng
Nhằm xóa bỏ định kiến giới, thúc đẩy bình đẳng giới tại Việt Nam dựa trên việc coi lực lượng thanh niên là tác nhân của sự thay đổi, Dự án “Thanh niên giải quyết định kiến giới và thúc đẩy bình đẳng giới” (04/2020-03/2023) do CISDOMA phối hợp Oxfam triển khai dưới sự tài trợ với Liên minh Châu Âu (EU), ĐSQ Hà Lan tại Việt Nam. Ông Đinh Ngọc Ninh, Viện phó Viện CISDOMA chia sẻ với Sputnik:

“Chúng tôi nhìn nhận thanh niên sau khi ra trường là những người làm công việc khác nhau. Nếu thanh niên được trang bị kiến thức tốt, nhận thức đúng đắn về việc tại sao chúng ta phải giải quyết định kiến giới khác nhau? Tại sao phải góp phần thúc đẩy bình đẳng giới tại Việt Nam thì các bạn sẽ cho ra được sản phẩm đóng góp cho xã hội có tính nhạy cảm giới. Qua đó, mô hình chung thúc đẩy bình đẳng giới tại Việt Nam”.

© Ảnh : CISDOMASản phẩm truyền thông về thông điệp bình đẳng giới của sinh viên Học viện Báo chí Tuyên truyền
Sản phẩm truyền thông về thông điệp bình đẳng giới của sinh viên Học viện Báo chí Tuyên truyền - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.10.2022
Sản phẩm truyền thông về thông điệp bình đẳng giới của sinh viên Học viện Báo chí Tuyên truyền
Rất nhiều hoạt động trong khuôn khổ dự án được triển khai như series tập huấn nâng cao năng lực, tác động nhận thức để giải quyết các định kiến giới khác nhau, thúc đẩy bình đẳng giới. Đồng thời, khuyến khích sinh viên đưa ra và thực hiện các sáng kiến về bình đẳng giới dưới sự tài trợ nguồn lực từ dự án.

“Gần 3000 sinh viên tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP. HCM tham gia hoạt động dự án trong vòng 2 năm triển khai. 10 sáng kiến của 10 nhóm sinh viên của 5 trường đại học được tuyển chọn và triển khai. Sắp tới, chúng tôi sẽ tiếp tục lựa chọn các sáng kiến thanh niên xung quanh vấn đề định kiến giới được phát hiện và cần giải quyết”, ông Đinh Ngọc Ninh cho biết.

Với vai trò là sứ giả của những thay đổi, Dự án khuyến khích sinh viên đưa ra các sáng kiến trong phạm vi thời gian từ 5-6 tháng trong cộng đồng. Thông qua các hoạt động dự án, thanh niên sẽ được trang bị nhiều kỹ năng, gợi mở và lồng ghép tư tưởng, phương pháp nhạy cảm giới trong công việc tương lai sau này, góp phần xóa bỏ định kiến giới, thúc đẩy bình bình đẳng giới.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала