Mỹ thật lòng muốn cùng Việt Nam khắc phục hậu quả chiến tranh?

© Sputnik / Chuyển đến kho ảnhАмериканские военные и жительница одной из сожженных солдатами США вьетнамских деревень
Американские военные и жительница одной из сожженных солдатами США вьетнамских деревень - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.10.2022
Đăng ký
Việt Nam và Hoa Kỳ nhất trí rằng, khắc phục hậu quả chiến tranh sẽ tiếp tục là lĩnh vực quan trọng trong không gian hợp tác mới giữa hai nước.
Cả hai bên xác định tinh thần gác lại quá khứ, hướng tới tương lai, những cũng phải thừa nhận thực tại quá khứ để cùng nhau khắc phục hậu quả.

Hoa Kỳ mở đối thoại Di sản chiến tranh

Mới đây, Viện Hòa bình Hoa Kỳ (USIP) đã tổ chức Đối thoại Di sản chiến tranh Việt Nam, Lào và Campuchia từ ngày 12-13/10, tại thủ đô Washington D.C.
Đây là hoạt động trong chuỗi đối thoại về việc khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng hòa bình trong quan hệ giữa Hoa Kỳ với Việt Nam, Hoa Kỳ với Lào và Campuchia. Sự kiện bao gồm các phiên toàn thể và phiên chuyên đề.
Trong đó, phiên toàn thể có mục đích nhằm thúc đẩy khắc phục hậu quả chiến tranh và củng cố nữa mối quan hệ của Hoa Kỳ với Việt Nam, Lào và Campuchia trong bối cảnh mới.
Tham dự phiên chuyên đề Hoa Kỳ-Việt Nam, đoàn Việt Nam có Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Nguyễn Quốc Dũng; Đại sứ Phạm Quang Vinh - Chủ tịch Hội Việt Nam-Hoa Kỳ; bà Tôn Nữ Thị Ninh - Đại sứ kiêm Chủ tịch Tổ chức Hòa bình và phát triển Thành phố Hồ Chí Minh; Trung tướng Hoàng Khánh Hưng - Chủ tịch Hội Hỗ trợ gia đình liệt sỹ Việt Nam.
Phiên chuyên đề còn có một số người Việt, một số người Mỹ gốc Việt tham dự với tư cách cá nhân, những người thuộc các tổ chức xã hội khác nhau của cả Việt Nam và Hoa Kỳ thảo luận về các lĩnh vực hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh.
Viện Hòa bình Hoa Kỳ cho biết, Việt Nam đang là nước có thu nhập trung bình với dân số trẻ, năng động và một tương lai triển vọng.
Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách khu vực Đông Á – Thái Bình Dương Daniel Kritenbrink (thứ hai bên phải) và Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper (thứ hai bên trái) trong buổi họp báo chiều nay (12/10) - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.10.2022
Mỹ lại bẻ lái sang Việt Nam
Việt Nam đang trỗi dậy như một cường quốc mới nổi tại trung tâm khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, đồng thời là đối tác ngày càng quan trọng của Mỹ.
Trong mối quan hệ giữa hai nước ngày nay, việc khắc phục hậu quả chiến tranh vẫn là một phần rất quan trọng.
Tại buổi đối thoại, các chuyên gia đề cập đến vấn đề khắc phục hậu quả bom mìn, hỗ trợ cộng đồng, chất độc da cam dioxin, tìm kiếm người Mỹ mất tích và thỏa thuận mới trong quan hệ hợp tác Việt-Mỹ là tìm kiếm bộ đội Việt Nam mất tích.

Các nội dung trọng tâm về quan hệ Việt – Mỹ

Các nội dung được tập trung thảo luận trong cả phiên toàn thể và phiên chuyên đề bao gồm:
Thứ nhất, cuộc chiến xảy ra là một điều rất đáng tiếc, đã gây ra đau thương cho cả hai phía. Để xoa dịu vết thương chiến tranh, cần xác định tinh thần gác lại quá khứ, hướng tới tương lai, đồng thời phải thừa nhận thực tại quá khứ để cùng nhau khắc phục hậu quả.
Trong thời gian qua, hợp tác Việt-Mỹ đã phát triển tốt, tạo nền tảng xây dựng lòng tin, hàn gắn vết thương chiến tranh và củng cố mối quan hệ song phương.
Thứ hai, Hoa Kỳ ghi nhận sự hợp tác của Việt Nam trong việc tìm kiếm quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh. Ngay từ trước khi quan hệ ngoại giao giữa hai nước được xác lập, Việt Nam đã rất tích cực và có trách nhiệm làm việc này trên tinh thần nhân đạo. Điều đó giúp hai phía hiểu biết nhau hơn.
Cuối cùng, Hoa Kỳ đang nỗ lực giúp đỡ hiệu quả Việt Nam trong rà phá bom mìn và vật liệu chưa nổ, tẩy độc da cam. Hai bên đã hoàn thành dự án lớn tại Đà Nẵng, đồng thời đang triển khai dự án tẩy độc sân bay Biên Hòa, giúp đỡ các nạn nhân chịu ảnh hưởng bởi chiến tranh.
Hai bên sẽ còn phải bàn bạc, thảo luận nhiều về vấn đề tìm kiếm bộ đội Việt Nam mất tích trong thời gian tới.
Trước mắt, hai bên sẽ tập trung vào một số trụ cột quan trọng. Trong đó có việc tìm kiếm và đối chiếu hồ sơ, đặc biệt là hồ sơ lưu trữ tại các trường đại học và các trung tâm lưu trữ của Hoa Kỳ để nhằm phục vụ cho hoạt động tìm kiếm.
Đồng thời, đẩy mạnh giao lưu nhân dân, đặc biệt là các cựu binh của hai phía để họ cung cấp thông tin, lưu trữ cá nhân về những nơi có thể có bộ đội Việt Nam mất tích.
Cuối cùng, Hoa Kỳ sẽ tăng cường hỗ trợ Việt Nam về khoa học-công nghệ, nhất là công nghệ giải mã AND nhằm xác định danh tính quân nhân mất tích.
Hội thảo đã thu thập các ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các nhà hoạt động xã hội về tất cả các hoạt động trên, từ đó đề ra các kiến nghị với chính phủ hai nước.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.08.2022
Quan hệ Việt-Mỹ đang nồng ấm nhưng chính Hoa Kỳ lại thích “chọc gậy bánh xe”
Trong ngày thứ hai, phiên thảo luận tập trung đặt quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ trong bối cảnh mới, định hướng phát triển quan hệ song phương. Vấn đề khắc phục hậu quả chiến tranh tiếp tục là lĩnh vực quan trọng trong không gian hợp tác mới giữa hai nước.
Sáng kiến hòa giải và khắc phục hậu quả chiến tranh của USIP lần đầu được tổ chức theo hình thức trực tuyến vào năm 2019. Sau 2 năm gián đoạn vì COVID-19, USIP sẽ tiếp tục các cuộc đối thoại hàng năm để ghi nhận các bài học kinh nghiệm từ cả 2 bên, từ đó có thể áp dụng cho những nơi khác trên thế giới.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала