Ông Tập Cận Bình chống chủ nghĩa bá quyền nhưng chủ trương xây dựng quân đội mạnh

© Sputnik / Anna Ratkoglo / Chuyển đến kho ảnhĐại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.10.2022
Đăng ký
Tại Bắc Kinh đã khai mạc Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XX. Ông Tập Cận Bình Tổng Bí thư BCH TƯ đảng đã trình bày báo cáo. Chuyên gia phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik nhận xét rằng văn kiện này cho phép đưa ra dự đoán về đường lối tương lai của Trung Quốc, kể cả với khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Không mở rộng hoặc thu hẹp biên giới của CHND Trung Hoa

Lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc thừa nhận rằng Bắc Kinh hiện nay phải đương đầu với tình hình quốc tế «ảm đạm và phức tạp», mặc dù báo cáo không đề cập đến quan hệ với Hoa Kỳ, Nhật Bản hay Nga, cũng như tình hình xung quanh Ukraina. Nhưng từ bài phát biểu của nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể thấy những gì đang chờ đợi các nước láng giềng của Trung Quốc.
Ông Tập tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ không theo đuổi chính sách bá quyền và mở rộng biên giới đất nước. Đồng thời báo cáo cũng thể hiện quyết tâm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Điều đó có nghĩa là vẫn như trước đây, Bắc Kinh coi tất cả các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc chủ quyền của riêng mình, và không dự kiến chiếm thêm bất kỳ vùng đất mới nào nữa. Tức là, trong cuộc tranh chấp lãnh thổ, ban lãnh đạo Trung Quốc sẽ không nhượng bộ Việt Nam và các nước ASEAN. Đường chín đoạn vẫn tồn tại trên những tấm bản đồ Trung Quốc.
© Sputnik / Alexei Savitskii / Chuyển đến kho ảnhKhai mạc Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XX.
Khai mạc Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XX. - Sputnik Việt Nam
1/4
Khai mạc Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XX.
© AP Photo / Mark SchiefelbeinKhai mạc Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XX.
Khai mạc Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XX. - Sputnik Việt Nam
2/4
Khai mạc Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XX.
© AFP 2023 / Noel Celis Khai mạc Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XX.
Khai mạc Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XX. - Sputnik Việt Nam
3/4
Khai mạc Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XX.
© AFP 2023 / Noel Celis Khai mạc Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XX.
Khai mạc Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XX. - Sputnik Việt Nam
4/4
Khai mạc Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XX.
1/4
Khai mạc Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XX.
2/4
Khai mạc Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XX.
3/4
Khai mạc Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XX.
4/4
Khai mạc Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XX.
Có thể nhớ lại rằng tại Đại hội XIX trong quá khứ chưa xa, ông Tập Cận Bình cũng đã thề thốt rằng Trung Quốc sẽ không thi hành chính sách bành trướng và bá quyền. Nhưng kể từ đó, những cuộc đụng độ lặp đi lặp lại suốt trong 5 năm qua ở Biển Đông giữa người Trung Quốc, Philippines, Việt Nam và Indonesia là minh chứng "nóng" cho thấy rằng những từ ngữ này có thể cắt nghĩa theo nhiều cách khác nhau.
Vị trí đặc biệt được dành riêng trong bản báo cáo của ông Tập Cận Bình là vấn đề Đài Loan, vùng lãnh thổ tiếp giáp trực tiếp với Biển Đông. Đài Loan là một lãnh thổ tự ý tách ra khỏi Trung Quốc ngay từ năm 1949, nhưng Bắc Kinh và phần lớn các nước trên thế giới hiện coi nó là một tỉnh thuộc CHND Trung Hoa.
Tổng Bí thư BCH TƯ đảng Cộng sản Trung Quốc khẳng định rằng thống nhất hoàn toàn Tổ quốc là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ban lãnh đạo đảng và Nhà nước. Tại Đại hội, ông Tập phát biểu ủng hộ việc thống nhất Đài Loan bằng con đường hòa bình, nhưng ông cũng không loại trừ phương án sử dụng vũ lực nếu tình cảm ly khai chiếm ưu thế trên hòn đảo.

"Chúng tôi sẽ tiếp tục phấn đấu cho mục tiêu thống nhất hòa bình với sự chân thành to lớn nhất và nỗ lực tối đa, nhưng chúng tôi không hứa từ bỏ sử dụng vũ lực và dành cho mình khả năng thực hiện mọi biện pháp cần thiết", - ông Tập nhấn mạnh trong bài phát biểu.

Đại hội toàn quốc lần thứ XX của ĐCSTQ - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.10.2022
Việt Nam nói gì về giấc mộng Trung Hoa, nỗ lực chấn hưng Trung Quốc của Tập Cận Bình?

Gửi gắm hy vọng lớn lao vào việc hiện đại hóa quân đội

Trong bối cảnh tình hình quốc tế "ảm đạm và phức tạp", ban lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến phát triển lực lượng vũ trang. Đại hội tuyên bố, công tác ưu tiên của ban lãnh đạo đảng và Nhà nước Trung Quốc là từ nay đến năm 2027 phải đưa Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc lên vị trí một trong những đội quân hùng mạnh nhất thế giới. Và chuyện ở đây không nói về việc tăng quy mô cơ số của lực lượng vũ trang, vốn luôn là nét nổi bật của quân đội Trung Quốc. Chú trọng đặc biệt hiện nay là phát triển Hải quân, cụ thể là chế tạo đội tàu sân bay, lực lượng tên lửa-vũ trụ, và các vũ khí siêu thanh.
Ông Tập dẫn ra vai trò quan trọng từ ảnh hưởng của đảng đối với các quân nhân. Ở Trung Quốc, có quan điểm ​​cho rằng quân đội Liên Xô đã không bảo vệ được Nhà nước Xô-viết vào thời điểm tan rã năm 1991, bởi từ lâu trong hệ thống quân đội Liên Xô đã xoá bỏ thể chế chính ủy phụ trách công tác tinh thần-tư tưởng của đảng. Vì vậy, từ bài học này, Tổng Bí thư BCH TƯ đảng Cộng sản Trung Quốc đặt ra nhiệm vụ tăng cường sự kiểm soát của Đảng đối với quân đội để toàn thể binh sĩ luôn tận tuỵ đứng về phía đảng Cộng sản Trung Quốc.
Từ bục diễn giả của Đại hội Đảng, ông Tập đã cam đoan trước nhân dân trong nước và các dân tộc trên thế giới về lòng trung thành với chính sách hòa bình.
"Trung Quốc kiên quyết theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập và hòa bình, luôn xác định lập trường và chính sách của mình phù hợp nhất với thực chất công việc", - Tổng Bí thư BCH TƯ đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố và nói thêm rằng Trung Quốc "đề cao tuân thủ các chuẩn mực cơ bản trong quan hệ quốc tế".
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.10.2022
Tập Cận Bình không loại trừ khả năng sử dụng lực lượng quân sự để thống nhất với Đài Loan
Nhiệm vụ căn bản của đảng Cộng sản Trung Quốc, như ông Tập Cận Bình xác định tại Đại hội, là lãnh đạo nhân dân Trung Quốc tới mục tiêu xây dựng toàn diện một cường quốc XHCN hiện đại hóa. Rõ ràng, để làm được điều này, Trung Quốc cần có bối cảnh hòa bình. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc không muốn chiến tranh, nhưng trên thế giới có thể hiện hữu những thế lực sẵn sàng khiêu khích Bắc Kinh tham chiến. Giữ vững lập trường để tránh khả năng này là chuyện không hề dễ dàng.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала