Chiến lược an ninh quốc gia cập nhật của Hoa Kỳ và lập trường «Bốn Không» của Việt Nam

© AP Photo / J. Scott ApplewhiteTòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ
Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.10.2022
Đăng ký
Chính quyền Biden đã công bố Chiến lược An ninh Quốc gia Hoa Kỳ cập nhật. Đến Hà Nội để thuyết trình về văn kiện mới, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink nói rõ rằng chiến lược này hướng tới kiềm chế đà bành trướng của Trung Quốc, chống Nga và dựa trên cơ sở mở rộng tiềm năng của các đối tác và đồng minh để cùng đạt mục tiêu chung.
Trong mối liên hệ đó, ông Daniel Kritenbrink nhấn mạnh rằng những thành tựu của Việt Nam phù hợp với quan tâm lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ và phía Mỹ hiểu rõ những vấn đề đặc biệt mà Việt Nam đang phải đối mặt trong khu vực, không chỉ trên đất liền mà cả trên biển.
Trả lời phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia chính trị học nổi tiếng nhất của Nga là GS-TSKH Vladimir Kolotov, Giám đốc Viện Hồ Chí Minh tại ĐHTH Quốc gia Saint-Peterburg đã đặc biệt lưu ý về chiến lược cập nhật của Hoa Kỳ đối với Việt Nam.

«Kiểu hành xử của Hoa Kỳ hoàn toàn dễ đoán. Bởi lẽ liệt Trung Quốc vào danh sách đối thủ trong chiến lược an ninh quốc gia cập nhật của Hoa Kỳ, phía Mỹ sẽ cố gắng làm suy yếu Trung Quốc mà trước hết là bằng cách dùng bàn tay người khác. Trong triển vọng, điều đó có thể dẫn đến biến Đông Nam Á thành khu vực chiến địa xung đột công khai giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, hơn thế nữa, do vậy mà gánh nặng cơ bản của hoạt động quân sự sẽ dồn lên vai các đối tác nhỏ của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á, vốn chỉ đơn giản bị lôi kéo vào cuộc xung đột này, như trường hợp Ukraina», - GS Kolotov dự báo.

Hoa Kỳ thúc ép nhấn vào «chỗ đau» của Việt Nam

Theo quan điểm của chuyên gia, tìm cách lôi kéo Việt Nam vào cuộc xung đột của mình với Trung Quốc, Hoa Kỳ đầu cơ xoáy vào những vấn đề mà Hà Nội đang rất lo ngại, cụ thể là tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh. Không cần nghi ngờ gì là Việt Nam hiểu rõ chính sách này của Hoa Kỳ.
«Tôi nghĩ rằng trong tình huống này, Việt Nam sẽ không nói cứng rắn «Có» hay là «Không», mà sẽ tiến hành cuộc chơi theo tinh thần của binh pháp Trung Hoa cổ đại «dựa vào cái xa để đấu với cái gần».
Trong trường hợp hiện nay, là cảnh báo Trung Quốc rằng nếu bên đó «xúc phạm» Việt Nam, thì Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ hơn nữa với Hoa Kỳ trên cơ sở chống Trung Quốc. Tuy nhiên, Hà Nội cũng không vượt qua «lằn ranh đỏ»: Việt Nam không có lợi nếu biến thành bãi chiến trường, bởi khi đó mọi kết quả của cải tổ và phát triển kinh tế sẽ bị phá bỏ. Từ phía Hà Nội, sẽ chủ yếu là trận đấu ngoại giao và kinh tế, vì cả Trung Quốc và Hoa Kỳ đều là đối tác thương mại chính của Việt Nam. Hơn nữa, có sự khác biệt về khối lượng xuất khẩu và nhập khẩu: Việt Nam bù đắp thâm hụt thương mại với Trung Quốc và thặng dư thương mại với Hoa Kỳ. Nhưng đồng thời, thặng dư này là một loại đòn bẩy, bằng cách nhấn vào đó, Hoa Kỳ sẽ đòi hỏi Việt Nam có quan điểm chống Trung Quốc tích cực hơn cả trên vũ đài quốc tế và trong các công việc của khu vực», - GS Vladimir Kolotov lý giải.
Đối thoại Chính sách quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2022 - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.09.2022
Việt Nam-Hoa Kỳ tổ chức đối thoại Chính sách quốc phòng

Đấu cờ trên nhiều bàn cờ cùng lúc

GS Kolotov cho rằng sẽ có kiểu chơi cờ đồng thời trên nhiều bàn cờ. Tuy nhiên, các chính trị gia Việt Nam đã có sự chuẩn bị xuất sắc cho cuộc chơi như vậy. Không chỉ một lần tưởng chừng ở những khúc ngoặt kế tiếp của nền chính trị thế giới, Việt Nam sẽ thua, thế nhưng hết lần này đến lần khác Việt Nam đều chiến thắng, mà lại là trong trạng thái mạnh mẽ hơn, và khi cần đều kiên quyết bảo vệ lợi ích quốc gia của mình.

"Chúng ta nhớ cả cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc và Campuchia. Tuy nhiên, vào thời điểm đó Việt Nam còn chưa đủ mạnh để thâm nhập kết nối vào nền kinh tế thế giới như bây giờ. Và khi đó vẫn còn Hội đồng Tương trợ Kinh tế của các nước XHCN. Giờ đây, Việt Nam ít chỗ dựa hơn dành cho cơ động kinh tế, phải tự lực lớn hơn. Bây giờ nếu muốn Hoa Kỳ có thể viện bất kỳ lý do nguyên cớ nào đó để áp đặt biện pháp trừng phạt kinh tế chống Việt Nam: chẳng hạn vấn đề tù binh Mỹ, rồi các vấn đề tôn giáo và nhân quyền. Hiện nay Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, kể cả với các nước lớn phương Tây, với «tập thể phương Tây». Và không thể loại trừ việc Hoa Kỳ dùng sức ép khắc nghiệt, tìm chiêu khoá tay Việt Nam, như cách mà Washington đã làm với Serbia trong cuộc bỏ phiếu mới đây tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc cho nghị quyết về Ukraina. Tất nhiên, Việt Nam không phải là Serbia, mà là đất nước lớn hơn rất nhiều. Dù vậy, chúng ta đang thấy Hoa Kỳ dùng những biện pháp cứng rắn như thế nào để giải quyết các vấn đề của mình", - chuyên gia Vladimir Kolotov nói.

Hoa Kỳ làm sao trả hết nợ công?

Chuyên gia Nga cho rằng Hoa Kỳ sẽ đi đến nước cùng. Nợ Chính phủ của Hoa Kỳ là 31 nghìn tỷ USD. Mỹ không bao giờ có thể trả nợ, vì vậy cần tạo ra vấn đề cho các chủ nợ. Đó cũng là những gì mà Hoa Kỳ đang làm: bắt giữ tài khoản, áp đặt những biện pháp trừng phạt khác nhau - tất cả những mưu hèn kế bẩn này đều có thể sử dụng để chống Trung Quốc, Việt Nam và các nước khác.

«Thời gian sẽ cho thấy Mỹ đã sẵn sàng thế nào cho đà phát triển sự kiện như vậy. Đồng thời, cần phải nhận thức được rằng nợ công của Hoa Kỳ chỉ có thể xóa hoàn toàn thông qua chiến tranh. Và xác nhận trong chiến lược an ninh quốc gia cập nhật của họ, Hoa Kỳ muốn tiến hành cuộc chiến này trên lãnh thổ của nước khác, bằng bàn tay người khác, chính là kiểu như đang diễn ra bây giờ ở Ukraina», - chuyên gia khoa học chính trị Nga Kolotov nhận xét.

Cờ Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.07.2022
Chính phủ Việt Nam gửi điện mừng nhân dịp Quốc khánh Hoa Kỳ

Lập trường nguyên tắc của Việt Nam

Trả lời phỏng vấn của Sputnik, cho ý kiến bình luận về chiến lược cập nhật và tuyên bố của Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ tại Hà Nội, TS. Phí Vĩnh Tường, Quyền Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính trị thế giới (Viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam) nhấn mạnh như sau:

«Trong chiến lược của các nước lớn từ trước tới nay, Việt Nam luôn có vị trí giá trị chiến lược quan trọng. Tuy nhiên, Việt Nam đã lựa chọn nguyên tắc đối ngoại quốc phòng “Bốn Không”, đó là: Không tham gia liên minh quân sự; Không liên kết với nước này để chống nước kia; Không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Hiện nay, dù phải đương đầu với nhiều thách thức, Việt Nam sẽ kiên trì con đường đối thoại để kiến tạo hòa bình và bảo vệ Tổ quốc».

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала