Tin đồn về SCB, Vạn Thịnh Phát: Lại 'mất bò mới lo làm chuồng’

© Ảnh : SCBNgân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB)
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.10.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Tin đồn có nhiều trường hợp đúng và cũng có bịa đặt. Tuy nhiên, điểm chung là khi vừa xuất hiện đều khiến tâm lý không ít nhà đầu tư hoang mang, dẫn đến cảnh người dân đổ xô đi rút tiền như trường hợp của Ngân hàng Sài Gòn (SCB), hay người người báo bán tháo cổ phiếu ngân hàng Sacombank (STB) do nhầm lẫn thông tin.
Thậm chí, một số đối tượng còn lợi dụng mạng xã hội đưa tin đồn về Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Tin đồn đến từ đâu?

Trao đổi với Sputnik về nguyên nhân dẫn đến tin đồn gần đây, TS. Nguyễn Văn Thăng Long, Chủ nhiệm nghiên cứu và giảng viên ngành Truyền thông chuyên nghiệp tại Đại học RMIT, chỉ ra rằng, trước hết thông tin về hoạt động của doanh nghiệp chưa được cung cấp đầy đủ và rõ ràng.
Theo TS. Nguyễn Văn Thăng Long, rất nhiều ngân hàng tập trung quá nhiều vào công việc kinh doanh, huy động vốn, cho vay… nhưng lại chưa tập trung vào tầm quan trọng của việc cung cấp các thông tin về hoạt động của ngân hàng, các công ty thành viên, chủ sở hữu, các dự án ngân hàng đầu tư, cơ cấu các khoản vay (cá nhân, doanh nghiệp…).
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.10.2022
Về quan hệ SCB - Vạn Thịnh Phát, vụ bắt bà Trương Mỹ Lan và tín nhiệm của Việt Nam
Những thông tin này thường chiếm phần rất nhỏ trong số các thông tin đăng tải của ngân hàng như chương trình khuyến mãi, các sản phẩm tín dụng, tài chính, liên kết…trên các trang thông tin chính thống như website, trang mạng xã hội.

“Khi thiếu vắng thông tin chính thống như trên, người gửi tiền, nhà đầu tư thường sẽ phải tìm kiếm từ các nguồn không chính thống, từ đó tạo điều kiện cho các tin đồn sai sự thật hay chưa đầy đủ kiểu ‘thầy bói xem voi’ được phát tán, và qua các chia sẻ liên tục, các tin đồn sẽ biến thành nhiều version khác nhau mà đa số là theo hướng tiêu cực", chuyên gia phân tích.

Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế Chu Văn Hùng cho rằng, người dân hiện vẫn thiếu những thông tin chính xác về hoạt động ngân hàng, mà hầu hết nghe theo “nguồn tin nội bộ". Ông Hùng chia sẻ quan điểm với Sputnik:
“Người dân không biết thông tin cụ thể. Chính vì thông tin như vậy nên mới có chỗ cho tin đồn. Giả sử có tin đồn thì cách làm hiệu quả nhất là lên các phương tiện truyền thông đại chúng để đính chính. Không có chuyện phủ nhận chung chung".
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.10.2022
Ông Nguyễn Xuân Phúc: Vụ Vạn Thịnh Phát và SCB có một số người kích động
Một rào cản với thông tin đối với người dân mà TS. Nguyễn Văn Thăng Long chỉ ra chính là cách sử dụng ngôn ngữ trang trọng, chuyên ngành trên các nguồn tin chính thống của ngân hàng khiến công chúng, các nhà đầu tư hay người gửi tiền thấy khó hiểu. Chuyên gia đề xuất:
“Do đó, ngân hàng cũng cần điều chỉnh thông tin, nội dung đa dạng, từ ngữ dễ hiểu, gần gũi hơn với các đối tượng nêu trên”.
Khủng hoảng truyền thông đối với SCB lần này còn có sự "trợ giúp” đắc lực của mạng xã hội. Không thể phủ nhận sự phát triển như vũ bão của mạng xã hội giúp việc chia sẻ thông tin dễ dàng hơn, nhưng đây cũng là nơi thông tin chưa được kiểm chứng phát tán với tốc độ nhanh chóng mặt. TS. Nguyễn Văn Thăng Long cho biết:

“Khi không xác định được nguồn thông tin đáng tin cậy, thì việc công chúng trở nên hoang mang khi đọc và tìm kiếm thông tin tức từ các nguồn khác nhau từ Facebook*, Youtube, Tiktok hay các trang mạng tự tạo mà đa phần là cắt ghép và chỉnh sửa 1 cách có chủ đích theo hướng tiêu cực, gây shock nhằm câu view, câu like, share. Và với tâm lý ‘thà share lầm chứ không bỏ sót’, nhiều người cố gắng chia sẻ thông tin mà không cần quan tâm tới việc đúng sai, miễn là nghe có lý".

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.10.2022
Thực hư tin đồn về 2 nhân sự cấp cao của SCB
Theo lý thuyết sự ảnh hưởng xã hội (social influence theory), người ta có xu hướng hành xử dựa trên các thông tin về bằng chứng mà những người quen của họ đã trải nghiệm (social proof) và các lời khuyên của từ cộng đồng (social persuasion).

“Do đó, việc chia sẻ thiếu ý thức của nhiều người, đặc biệt là các KOLs cố gắng tạo nội dung thu hút người theo dõi vô tình làm cho tin tức trở nên nhiễu loạn và ảnh hưởng tới tâm lý của cả người xem và người share. Do đó ngoài việc các ngân hàng chủ động chia sẻ thông tin trên kênh chính thức, thì việc tiếp cận các KOLs trên các nền tảng mạng xã hội cũng cần được quan tâm làm giảm việc phát tán tin đồn sai sự thật", chuyên gia trên nhấn mạnh.

Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.10.2022
Sau sự kiện SCB, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng tốc bơm tiền Đồng

Chậm xử lý thông tin

Theo các chuyên gia đánh giá, tin đồn xung quanh SCB và Vạn Thịnh Phát lan nhanh và rộng một phần do tốc độ xử lý chưa được quan tâm đúng mức, hay nói cách khác là chậm.

“Yếu tố quản trị rủi ro tài chính thường được các ngân hàng tập trung xây dựng và kiểm soát theo thời gian, nhưng yếu tố quản trị rủi ro thông tin theo thời gian chưa được quan tâm chu đáo. Khi khủng hoảng xảy ra, thì thời gian là yếu tố quan trọng để hạn chế rủi ro và giảm hoang mang dư luận. Do đó việc chậm xử lý do thiếu công cụ giám sát chuyên nghiệp góp phần làm cho tin đồn càng phát tán nhanh chóng", TS. Nguyễn Văn Thăng Long nhận định.

Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.10.2022
Tiền Việt mất giá kỷ lục, Ngân hàng Nhà nước sẽ bẻ lái tiền tệ ‘theo chiều gió’?
Như chia sẻ của chuyên gia trên, các công ty thương mại, dịch vụ, FMCG thì việc sử dụng công cụ theo dõi mạng xã hội, quản lý thông tin chia sẻ được thực hiện 24/7. Đa phần được thực hiện thông qua các agency chuyên nghiệp giúp cho việc phát hiện sớm các tin đồn, thông tin tiêu cực và từ đó giúp doanh nghiệp ứng phó tốt hơn và ngay lập tực đối với tình huống tin đồn gây hoang mang.

“Với thời đại công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng, việc có team hay agency chuyên nghiệp để thực hiện việc giám sát, theo dõi bình luận về ngân hàng cần phải được thực hiện càng sớm càng tốt", ông Long cho biết.

Giải pháp nào xử lý khủng hoảng?

Có thể thấy, "mẫu số chung” trong khủng hoảng truyền thông đối với thị trường tài chính và thị trường chứng khoán gần đây là tình trạng "mất bò mới lo làm chuồng". TS. Nguyễn Văn Thăng Long chỉ ra rằng, các ngân hàng chưa có sự chuẩn bị các sổ tay hướng dẫn (code book) cho những tình huống rủi ro/khủng hoảng có thể xảy ra để có biện pháp xử lý kịp thời. Ông Long cho biết:
“Vì khi khủng hoảng xảy ra, mọi người đều trở nên không tỉnh táo do áp lực thời gian, tâm lý , nên việc chuẩn bị sẵn các kế hoạch là cần thiết, để khi có việc là mở code book ra và tiến hành thực hiện".
BIDV - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.10.2022
Soi Big 4 Ngân hàng quốc doanh Việt Nam Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank
Về phần mình, chuyên gia kinh tế Chu Văn Hùng cho rằng, việc xử lý khủng hoảng trong trường hợp kể trên rất đơn giản.
“Ở nước ngoài, cách xử lý tin đồn không thật thì người ta sẽ chứng minh cho thấy là đây là tin đồn không thật. Không có chuyện phủ nhận chung chung. Rất nhiều tin đồn của Việt Nam trở thành sự thật. Đây mới chính là điều cần nói", chuyên gia Chu Văn Hùng cho biết.
Đồng thời , hợp tác với các cơ quan chính quyền và sử dụng đa kênh cũng là một trong những giải pháp xử lý khủng hoảng. TS. Nguyễn Văn Thăng Long cho rằng, thông tin mà ngân hàng cung cấp sẽ trở nên dễ tin hơn nếu có tính chính danh (authenticity).

“Sự xác nhận hay xuất hiện của các cơ quan chức năng sẽ giúp giải tỏa tin đồn tốt hơn bất cứ các hướng xử lý khủng hoảng nào khác. Các cơ quan chính quyền có thể hỗ trợ ngân hàng trong việc ra thông cáo báo chí, họp báo, hay giúp theo dõi và ngăn chặn việc phát tán các tin đồn sai trái.

Những người đang đi xe máy qua trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở trung tâm thành phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.10.2022
Sẽ kiểm toán tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và PVN
Sự kết hợp đa kênh dung hòa giữa truyền thông truyền thống, cơ quan chức năng nhà nước, và truyền thông trên mạng xã hội là cần thiết giúp cho việc truyền tải thông tin nhất quán, tần suất xuất hiện liên tục sẽ làm cho tin đồn bị lấn át bởi các thông tin chính thức", chuyên gia khuyến cáo.
Cũng theo ông Long, thông tin phải được cập nhật theo khung thời gian cố định trong ngày để mọi người dễ dàng có thói quen cập nhật tin tức chính thức rõ ràng và chính xác.
* Meta (mạng xã hội Facebook và Instagram) bị cấm hoạt động ở Nga vì là tổ chức cực đoan.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала