Ở Mỹ chỉ ra những quốc gia sẽ khiến NATO chia rẽ

© Sputnik / Alexey Vitvitsky / Chuyển đến kho ảnhHội nghị thượng đỉnh NATO tại Brussels
Hội nghị thượng đỉnh NATO tại Brussels - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.10.2022
Đăng ký
Trong điều kiện lạm phát cao và đồng lira mất giá, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ "có thể trong một đêm bất ngờ xuất hiện" ở Hy Lạp, ông Steven Erlanger, phóng viên phụ trách tin ngoại giao của báo The New York Times tại châu Âu nhận định.
“Khi Erdogan phải đối mặt với những khó khăn chính trị và kinh tế ngày càng gia tăng trước cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào mùa xuân, ông ta ngay từ mùa hè đã tăng cường đe dọa nhằm vào đồng minh NATO của mình, sử dụng ngôn ngữ mang dấu ấn của phe diều hâu quân sự và những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan”, - tác giả lưu ý.
Theo bài báo, một số nhà ngoại giao và các chuyên gia phân tích thậm chí còn dự đoán sẽ xảy ra một cuộc chiến toàn diện giữa hai nước thành viên NATO này, trong khi nhiều quan chức châu Âu lưu ý rằng sự đe dọa đang trở nên nghiêm trọng hơn và có thể dẫn đến những hậu quả đáng kể.

“Căng thẳng gia tăng giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, cả hai đều là thành viên NATO, hiện đang đe dọa đưa thêm một yếu tố phức tạp mới vào nỗ lực của châu Âu nhằm duy trì sự thống nhất chống Nga và đối phó với các cuộc khủng hoảng kinh tế và năng lượng”, - tác giả nhận định.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại hội nghị thượng đỉnh NATO. - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.09.2022
Chuyên gia: Xung đột Hy Lạp - Thổ Nhĩ Kỳ có thể làm sụp đổ NATO
Như bài báo lưu ý, Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành một đồng minh có vấn đề và khó đoán định của các đối tác NATO. Bất chấp sự tham gia tích cực của Ankara với tư cách là trung gian giữa Nga và Ukraina, đặc biệt là trong thỏa thuận tạo điều kiện để xuất khẩu ngũ cốc của Ukraina, Erdogan đã từ chối áp đặt các biện pháp trừng phạt chống Nga và còn xích lại gần hơn với Putin, điều làm phía Mỹ lo ngại.

“Về phía Washington, họ nói với Erdogan: “Cảm ơn vì những gì anh đã làm ở Ukraina, tuy anh không áp đặt biện pháp trừng phạt chống Nga, nhưng không sao, anh đang ở tình thế khó khăn - về mặt chiến lược, ngoại giao, kinh tế, - tuy nhiên anh chớ có làm điều gì đó ở Biển Aegean hoặc Đông Địa Trung Hải để gây thêm rắc rối cho NATO", - báo New York Times chỉ rõ.

Như tác giả lưu ý, biểu hiện leo thang trong những lời lẽ của Ankara nhằm vào Hy Lạp hiện đang thu hút sự chú ý đặc biệt, bởi vì trong bối cảnh tình hình kinh tế ở Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng xấu đi, lạm phát gia tăng và đồng lira mất giá, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ có thể đưa ra những quyết định bất ngờ nhằm đánh lạc hướng người dân khỏi các vấn đề trong nước.

Xung đột giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp

Quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp trở nên nghiêm trọng hơn sau ngày 23 tháng 8, khi Ankara tuyên bố rằng trong lúc máy bay F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ đang thực hiện nhiệm vụ của NATO trên vùng trời Biển Aegean thì các chiến đấu cơ của họ bị hệ thống phòng thủ tên lửa S-300 của Lực lượng Không quân Hy Lạp đóng trên đảo Crete dùng radar “khóa mục tiêu”. Các nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố rằng họ có ý định đưa vấn đề Hy Lạp truy đuổi máy bay quân sự của họ ra phân xử ở cấp NATO.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала