Các nước ASEAN tuyên bố ý định tăng cường sự thống nhất của khối

© Sputnik / Mikhail TsyganovASEAN
ASEAN - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.10.2022
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ tiếp tục tăng cường sự thống nhất của khối khu vực và "vai trò trung tâm của ASEAN" trong quan hệ quốc tế tại khu vực, bất chấp những thách thức địa chính trị và các vấn đề nghiêm trọng trong chính khối này.
Điều này đã được công bố tại thủ đô của Campuchia trong hội nghị “ASEAN và thế giới bị tàn phá”.
Vào năm 2022 Campuchia nắm giữ cương vị chủ tịch luân phiên trong khối khu vực bao gồm 10 quốc gia: Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Brunei, Indonesia, Việt Nam, Philippines, Lào và Myanmar.

Những thách thức của hôm nay và ngày mai

Các chuyên gia ASEAN và các cơ quan chức năng cấp cao lưu ý rằng, bên cạnh những vấn đề ngày hôm nay, chẳng hạn như cuộc khủng hoảng ngày càng gia tăng trong các lĩnh vực năng lượng, lương thực và cung ứng trong bối cảnh nền kinh tế của các nước đang phục hồi sau đại dịch COVID-19 và những thách thức địa chính trị, cũng như cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài hơn một năm rưỡi nay tại Myanmar, một trong những quốc gia thành viên của khối, cộng đồng các nước Đông Nam Á cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề dài hạn hơn, chẳng hạn như sự cạnh tranh ngày càng gia tăng của các cường quốc thế giới trong khu vực, đặc biệt gay gắt trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, và những khó khăn trong việc đạt được các mục tiêu của "Sáng kiến xanh" và chống biến đổi khí hậu, cũng như trong việc thực hiện chương trình nghị sự phát triển bền vững trong thời hạn đã được khối thông qua trước đây.

"Trong thời gian gần đây có nhiều lời bàn tán về việc ASEAN chỉ nói mà không làm được điều gì thiết thực. Điều này không đúng. ASEAN không phải là chỗ nói chuyện phiếm, mà là một tổ chức tuân thủ nguyên tắc đồng thuận trong việc ra quyết định và cùng nhau xây dựng sự đồng thuận đó cho mọi vấn đề được thảo luận", - ông Sim Veriak, Tổng vụ trưởng Vụ ASEAN của Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia, đồng thời là quan chức cấp cao của nước Chủ tịch ASEAN Campuchia cho biết.

Hội nghị “Nga và ASEAN ở châu Á - Thái Bình Dương: động lực tương tác, các tiến trình khu vực và bối cảnh toàn cầu” - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.10.2022
"Đừng sử dụng ASEAN vì lợi ích kẻ lạ". Hội nghị ở Matxcơva nhân kỷ niệm 55 năm ASEAN
"Có câu tục ngữ: nếu muốn đi nhanh, hãy đi một mình; còn nếu muốn đi được xa thì hãy đưa bạn bè đi cùng. ASEAN muốn cùng nhau đi đường xa như một khối duy nhất. Bất chấp mọi khó khăn ASEAN chúng ta hiện đang lập chương trình cho giai đoạn sau năm 2025 và quyết định xem nó nên để đến 20 năm hay 10 năm sau khi thông qua chương trình đó chúng ta sẽ cùng nhau “so lại đồng hồ” như người ta thường nói", - ông Sim Veriak nói thêm.
Việc con đường đó sẽ khó khăn và không giống với bất cứ điều gì mà các nước ASEAN đã phải đối mặt trong những thập niên gần đây cũng được ông Lawrence Anderson, nghiên cứu viên cao cấp và giảng viên tại Viện Các vấn đề quốc tế của Singapore trao đổi với cử tọa.
"Hôm nay chúng ta cần phải nhận thức rõ rằng kỷ nguyên thịnh vượng và tương đối bình lặng của ASEAN mà chúng ta đã sống trong nhiều thập niên qua đáng tiếc là đã kết thúc", - chuyên gia nói.
Chính vì vậy, ông nói tiếp, ASEAN nên đưa cơ sở pháp lý của mình phù hợp với các điều kiện mới.
“Ví dụ, cần phải nói rõ rằng: ASEAN là tổ chức trung tâm đưa ra các quyết định liên quan đến khu vực Đông Nam Á và không ai từ bên ngoài có thể áp đặt ý chí của họ lên ASEAN trong những vấn đề như vậy”, - ông bày tỏ.
Quốc kỳ Myanmar - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.05.2022
Tư cách thành viên ASEAN của Myanmar: chấm dứt hay duy trì?

Khủng hoảng ở Myanmar và tương lai của ASEAN

Sau một năm rưỡi đối đầu căng thẳng, bắt đầu từ khi lực lượng vũ trang Myanmar đàn áp nghiêm trọng các cuộc biểu tình ôn hòa của dân chúng trong nước chống lại chính quyền quân sự, khiến phe đối lập chuyển sang đấu tranh vũ trang, các bên xung đột hận thù nhau đến mức chính họ cũng không thể thỏa thuận với nhau để lập lại hòa bình. Trước tình hình đó ASEAN cần tăng cường công việc liên quan đến việc triển khai văn kiện chung “Đồng thuận 5 điểm của ASEAN” thông qua vào tháng 4/2021 để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Myanmar bằng biện pháp hòa bình.
Các chuyên gia đề nghị rằng Đặc phái viên phụ trách đàm phán kêu gọi Myanmar thực hiện các quyết định liên quan đến đàm phán hòa bình của tất cả các bên xung đột theo yêu cầu của “Đồng thuận 5 điểm” phải là đại diện của ASEAN về Myanmar: đảm nhiệm vai trò này hiện nay là đại diện của nước chủ tịch luân phiên chứ không phải là của toàn bộ hiệp hội. Các chuyên gia cũng ủng hộ việc mời đại diện các nước đối tác đối thoại của ASEAN tham gia các cuộc đàm phán với chính quyền Myanmar, chủ yếu là những nước được Naypyidaw lắng nghe ý kiến: Trung Quốc, Nga và Ấn Độ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала