Việt Nam ngược chiều gió

© AP Photo / Itsuo InouyeQuỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.10.2022
Đăng ký
Theo đánh giá của Quỹ Tiền tện Quốc tế IMF, trong bối cảnh sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ ở châu Á mất đà vì ba cơn gió ngược thì Việt Nam lại được coi là điểm sáng kinh tế hiếm hoi của khu vực cũng như thế giới.
Việt Nam vừa được dự báo có thể tránh được suy thoái vào năm tới và đang dần vươn mình trở thành trung tâm của nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ba cơn gió ngược

Tuần trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra nhận định, trong năm 2022, sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ ở châu Á đã mất đà do ba cơn gió ngược, bao gồm lãi suất tăng, xung đột Ukraina và sự trầm lắng trong hoạt động kinh tế của Trung Quốc.
Dù vậy, IMF vẫn cho rằng châu Á vẫn là một điểm sáng trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu ngày càng ảm đạm".
“Mặc dù vậy, châu Á vẫn là một điểm sáng tương đối trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu ngày càng chìm vào bóng tối”, IMF nhận định.
Theo dự đoán được tổ chức này đưa ra, tăng trưởng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương vào khoảng 4% trong năm 2022 và 4,3% trong năm sau. Dự báo này là dưới mức trung bình 5,5% trong 2 thập niên qua. Tuy vậy, các con số đưa ra vẫn cao hơn so với các dự báo dành cho châu Âu và châu Mỹ.
Theo dự báo của IMF, tăng trưởng tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) ở mức 3,1% trong năm 2022 và 0,5% vào năm 2023, trong khi tăng trưởng của Mỹ là 1,6% trong năm 2022 và 1% vào năm 2023.
Chuyên gia Taosha Wang, Giám đốc danh mục đầu tư của Tập đoàn dịch vụ tài chính Fidelity, cho rằng con đường của châu Á sẽ khác với nhiều nền kinh tế phát triển như châu Âu bởi khu vực này là một "công cụ đa dạng hóa hữu ích”, tách biệt khỏi những khó khăn mà châu Âu đang gặp phải.
Theo nhà quản lý danh mục của Fidelity, điều này cho thấy còn nhiều dư địa hơn với các chính sách định hướng tăng trưởng trong khu vực châu Á, không giống như nhiều nơi khác trên thế giới, nơi lạm phát cao khiến các ngân hàng trung ương phải thắt chặt các điều kiện tài chính.
Ông Baron De Grand Ry, Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Vương quốc Bỉ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.10.2022
Việt Nam là một trong những nền kinh tế thành công nhất thế giới, đúng hay không?

Việt Nam là điểm sáng kinh tế hiếm hoi của thế giới

Theo IMF, Đông Nam Á đang có một tương lai xán lạn.
“Khu vực Đông Nam Á sẽ có một năm 2023 đầy khởi sắc”, báo cáo nêu.
Đặc biệt, Việt Nam là điểm sáng kinh tế hiếm hoi trong bối cảnh thế giới hiện nay.
“Việt Nam đang dần trở thành trung tâm của các nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng”, IMF nêu rõ.
Trong khi Philippines, Indonesia, Malaysia và Ấn Độ có thể đạt tốc độ tăng trưởng từ 4% đến 6%. Mảng du lịch ở Campuchia và Thái Lan cũng sẽ cải thiện, theo IMF.
Ngân hàng DBS cho biết, xuất khẩu từ ASEAN- 6, bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, đã vượt trội so với Bắc Á và các nước khác trong khu vực. Nguyên nhân mang đến điều này là giá hàng hóa cao và sự gián đoạn nguồn cung.
Theo DBS, chỉ số quản lý mua hàng tại Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam đều đạt trên mốc 50, được xếp vào loại tăng trưởng, trong tháng 9/2022.

Trung Quốc sẽ phục hồi nếu…

Theo IMF, các nước Nam Á như Sri Lanka và Bangladesh vẫn mờ mịt về triển vọng. Sri Lanka đang vấp phải một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, trong khi xung đột Nga-Ukraina và giá hàng hóa cao đã cản trở sự phục hồi của Bangladesh hậu đại dịch.
Các nền kinh tế có nợ cao như Maldives, Lào và Papua New Guinea, cũng như những nước đối mặt với rủi ro tái cấp vốn như Mông Cổ, đang gặp thách thức khi thủy triều thay đổi.
Đối với Trung Quốc, IMF cho rằng kinh tế nước này sẽ phục hồi trong năm 2022 với mức tăng trưởng 3,2% trước khi tăng tốc lên 4,4% vào năm sau, nếu các chính sách Zero Covid được nới lỏng.
Cũng theo Fidelity cảnh báo, hiện vẫn còn nhiều yếu tố khó lường đeo bám Trung Quốc, chẳng hạn như việc đồng nhân dân tệ có thể sụt giảm hơn nữa khi đồng USD ngày càng mạnh hơn.

Việt Nam đáng ngưỡng mộ

Với triển vọngtăng trưởng GDP tốt của năm 2022, cao hàng đầu khu vực cũng như thế giới, kinh tế Việt Nam trong năm sau, được dự báo sẽ vẫn rất tích cực, đầy lạc quan.
Nhiều tổ chức, định chế, chuyên gia quốc tế cũng tin rằng, Việt Nam vẫn sẽ là nền kinh tế tăng trưởng cao nhất khu vực châu Á, đồng thời, là một trong những điểm sáng hiếm hoi trên bức tranh kinh tế khá ảm đạm toàn cầu.
Điển hình như trước đó, bà Era Dabla-Norris, Trưởng đoàn giám sát của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng có những nhận định hết sức đáng chú ý về các thành công của Việt Nam.

“Chính phủ Việt Nam đã làm được việc đáng ngưỡng mộ trong năm nay dù chịu tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng do dịch COVID-19”, - chuyên gia của IMF nêu rõ.

Bà Era Dabla-Norris dẫn chứng, đó là ngay từ nửa đầu năm 2022, Việt Nam đã dần mở cửa trở lại nền kinh tế và ban hành những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại lễ kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam và tôn vinh Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu 2022 - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.10.2022
Việt Nam đã là nền kinh tế lớn thứ 40 thế giới
Đến nửa sau của năm, Chính phủ chuyển trọng tâm, tập trung hơn vào việc giảm áp lực lạm phát.

“Chính sách điều hành tỷ giá hối đoái đã được thực hiện hiệu quả, quản trị được sự giảm giá của VND theo cách giảm lạm phát nhập khẩu”, - bà Era Dabla-Norris nói và nhấn mạnh, đây là một yếu tố rất quan trọngđóng góp vào thành công chung của Việt Nam.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала