Viettel quyết tâm sản xuất chip, VMC sẽ tạo ra những thiết bị, vũ khí gì cho Việt Nam?

© Depositphotos.com / ChinaImagesCông nhân nhà máy tại Suncore Photovoltaic Technology Co., Ltd. ở thành phố Hoài Nam, tỉnh An Huy phía đông Trung Quốc
Công nhân nhà máy tại Suncore Photovoltaic Technology Co., Ltd. ở thành phố Hoài Nam, tỉnh An Huy phía đông Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.10.2022
Đăng ký
Sau khi Viettel đề xuất Thủ tướng được tham gia nghiên cứu, thiết kế, sản xuất chip “Make in Vietnam”, sự chú ý đến các đơn vị sản xuất thiết bị hàng đầu của Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Việt Nam không ngừng tăng lên.
Chỉ mới đây, ngày 15/10/2022, Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel) đã cho ra mắt Tổng công ty Sản xuất thiết bị Viettel (Viettel Manufacturing Corporation - VMC), qua đó, đánh dấu chuyển dịch chiến lược của Viettel tham gia mạnh mẽ vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Đại diện Viettel cũng khẳng định, VMC sẽ tiếp tục thực hiện sứ mệnh ở giai đoạn mới của Viettel, trở thành doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực sản xuất thiết bị với các sản phẩm Make in Vietnam xuất khẩu ra thị trường lớn trên thế giới.

VMC nắm vai trò nòng cốt của ngành CNQP công nghệ cao Việt Nam

Ngày 19/10, Thượng tướng Phạm Hoài Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã dẫn đầu đoàn công tác Bộ Quốc phòng đến thăm và làm việc tại Tổng công ty Sản xuất thiết bị Viettel (VMC), Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel).
Báo cáo với Thứ trưởng Quốc phòng tại buổi làm việc, Thượng tá Nguyễn Thế Nghĩa, Tổng giám đốc VMC thông tin, Tổng công ty Sản xuất thiết bị Viettel (VMC) được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai đơn vị thành viên thuộc Khối Nghiên cứu sản xuất của Viettel.
Theo đó, VMC được hợp nhất từ Công ty Thông tin M1 và Công ty Thông tin M3.
Công nghệ sản xuất chip - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.10.2022
Việt Nam hoàn toàn đủ năng lực sản xuất chip, chất bán dẫn
“Đây là hai đơn vị có bề dày truyền thống trong nghiên cứu, sản xuất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng và dân sinh của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội”, - Thượng tá Nguyễn Thế Nghĩa nói.
Theo Tổng Giám đốc Tổng công ty Sản xuất thiết bị Viettel, sau khi thành lập, VMC hoạt động trong lĩnh vực sản xuất điện tử, cơ khí chính xác, sản xuất thiết bị quang điện tử, tích hợp.
Đáng chú ý, theo báo QĐND dẫn báo cáo của Thượng tá Nghĩa cho biết, hiện nay, đơn vị đang giữ vững vị thế nhà sản xuất cáp quang và phụ kiện viễn thông hàng đầu Việt Nam.
VMC cũng cung ứng cấp 2 về vật tư linh kiện và thiết bị cho ngành hàng không vũ trụ của đất nước.
Ngoài ra, VMC còn mở rộng sang các lĩnh vực công nghệ mới như composite, xử lý bề mặt, chế tạo robot, điện gió, dầu khí…
“Mục tiêu của VMC là trở thành nòng cốt trong tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao Quốc gia và tham gia vào chuỗi giá trị cung ứng toàn cầu”, - Thượng tá Nghĩa khẳng định.

Thứ trưởng Phạm Hoài Nam: VMC cần có nhiều sản phẩm đạt chất lượng quốc tế

Sau khi nghe báo cáo của đơn vị và trực tiếp kiểm tra cơ sở sản xuất, Thượng tướng Phạm Hoài Nam, phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc đã biểu dương những gì VMC đã và đang thực hiện.
Trong đó có việc sớm ổn định tổ chức, nỗ lực, cố gắng, đoàn kết, duy trì tốt hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Phạm Hoài Nam yêu cầu, thời gian tới, đơn vị tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, xây dựng Quân đội, bảo vệ Tổ quốc.
 Viettel - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.10.2022
Vì sao một tập đoàn thuộc Quân đội như Viettel lại bị Bộ TT&TT xử phạt?
Thứ trưởng Phạm Hoài Nam cũng lưu ý đơn vị chú trọng đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, chủ động mở rộng thị trường, nghiên cứu sản xuất nhiều sản phẩm đạt chất lượng quốc tế. Đồng thời, khai thác hiệu quả các dây chuyền, công nghệ đã được đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh.
Thượng tướng Phạm Hoài Nam nhấn mạnh, VMC cần tập trung xây dựng, bồi dưỡng, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.
Tổng Công ty Sản xuất thiết bị Viettel cũng nên mạnh dạn đầu tư, đột phá lĩnh vực khó, quan tâm, bảo đảm tốt đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, nhân viên, người lao động.
Phát biểu tại cuộc làm việc, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng tin tưởng, sắp tới, VMC sẽ có nhiều sản phẩm chất lượng, tân tiến, phục vụ hiệu quả các hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội. Qua đó, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng và công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

VMC muốn tiến sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel) mới đây vừa chính thức ra mắt Tổng công ty Sản xuất thiết bị Viettel (Viettel Manufacturing Corporation-VMC) hôm 15/10.
Được biết, đây là tổng công ty thứ 9 thuộc Viettel, đánh dấu chuyển dịch chiến lược của Viettel tham gia mạnh mẽ vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai đơn vị thành viên thuộc Khối Nghiên cứu sản xuất là Công ty Thông tin M1 và Công ty Thông tin M3 của Viettel, vốn có bề dày truyền thống trong nghiên cứu, sản xuất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng và dân sinh.
Đặc biệt, VMC hiện đang giữ vững vị thế nhà sản xuất cáp quang và phụ kiện viễn thông hàng đầu Việt Nam, đơn vị cung ứng cấp 2 về vật tư linh kiện và thiết bị cho ngành hàng không vũ trụ của Tập đoàn Meggitt toàn cầu, phân phối cho các hãng máy bay lớn trên thế giới như Boeing, Airbus. Do đó, thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp cũng sẽ rộng khắp 3 châu lục gồm châu Á - châu Âu và Mỹ Latin.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.08.2022
Viettel muốn sản xuất chip và nâng tầm công nghiệp quốc phòng Việt Nam
Theo giới thiệu và công bố của VMC, với hệ thống nhà xưởng hơn 26 ha và 1.300 cán bộ công nhân viên cùng các dây chuyền sản xuất hiện đại như chuỗi dây chuyền SMT ứng dụng công nghệ dán bề mặt công suất 1.000.000 linh kiện/giờ, hệ thống trang thiết bị cơ khí chính xác công nghệ cao, hệ thống dây chuyền cáp quang.
Trong tương lai gần, nhà xưởng cơ khí chính xác diện tích gần 10 ha tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc sẽ thúc đẩy quá trình nghiên cứu, sản xuất, chế tạo và tích hợp các sản phẩm cơ khí chính xác công nghệ cao của Viettel.
“VMC sẽ tiếp tục thực hiện sứ mệnh ở giai đoạn mới của Viettel, trở thành doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực sản xuất thiết bị với các sản phẩm Make in Vietnam xuất khẩu ra thị trường lớn trên thế giới”, - Thượng tá Nguyễn Thế Nghĩa, Tổng Giám đốc VMC khẳng định.

Tổng Công ty Sản xuất thiết bị Viettel sản xuất những gì?

Căn cứ vào thông tin từ tập đoàn Viettel, 5 dòng sản phẩm định hướng phát triển của Tổng công ty Sản xuất thiết bị Viettel gồm có:
Thứ nhất, sản phẩm công nghệ cao thuộc các lĩnh vực cơ khí, điện tử, mô hình mô phỏng, radar, điều khiển tự động, cáp quang và tác chiến không gian mạng.
Thứ hai, hệ thống thiết bị, phần mềm đảm bảo cho hạ tầng mạng lưới viễn thông, các thiết bị thông minh IoT gắn với mạng 5G phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (trong đó không loại trừ cả việc phát triển chip 5G như tuyên bố của Viettel trước đây).
Thứ ba, sản phẩm cơ khí chính xác đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu.
Thứ tư, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu theo ngành cơ khí công nghệ cao và ngành điện tử thuộc các lĩnh vực như hàng không vũ trụ, giao thông vận tải, viễn thông.
Hình ảnh chip - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.09.2022
Việt Nam rộng đường chinh phục ngành sản xuất chip bán dẫn
Thứ năm, nghiên cứu xu hướng công nghệ sản xuất trên thế giới trong ngành cơ khí công nghệ cao và ngành điện tử, đề xuất đầu tư các công nghệ lõi, công nghệ mới phù hợp với chiến lược phát triển của ngành.
Theo Thượng tá Nguyễn Thế Nghĩa, Tổng giám đốc Tổng công ty Sản xuất thiết bị Viettel, VMC được thành lập với sứ mệnh và khát vọng trở thành hạt nhân trong tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao của Viettel, đóng góp hoàn thành chuỗi giá trị từ nghiên cứu tới sản xuất của Viettel theo chuẩn mực mới.
Vị lãnh đạo cũng nhấn mạnh, mỗi con người VMC cần làm chủ công nghệ cốt lõi, làm chủ công nghệ sản xuất, vượt lên suy nghĩ bình thường để giải quyết nhiều bài toán khó đòi hỏi trình độ, trí tuệ.
“Đồng thời VMC sẽ liên tục đổi mới mô hình quản trị phù hợp thông lệ tiên tiến; xây dựng nhà máy thông minh, thu hút nghiên cứu nguồn nhân lực chất lượng cao cho nghiên cứu phát triển, nâng cao tay nghề công nhân để tạo ra các sản phẩm có giá thành và chất lượng tốt nhất”, -Thượng tá Nguyễn Thế Nghĩa khẳng định.

Viettel và quyết tâm sản xuất chip “Make in Vietnam”

Trước đó, như Sputnik đã thông tin, ngày 16/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có chuyến công tác đến thăm và làm việc với Tập đoàn Công Nghiệp Viễn Thông Quân đội Viettel, tại đây, Đại tá Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiểm Tổng giám đốc Viettel đã đề xuất với lãnh đạo Chính phủ cho phép Viettel tham gia nghiên cứu, thiết kế và sản xuất chip cũng như phát triển ngành công nghiệp Quốc phòng công nghệ cao trong gia đoạn tiếp theo.
Chip điện tử - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.09.2022
FPT sản xuất thành công chip "Make In Vietnam"
Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng ý với đề xuất Viettel nghiên cứu, sản xuất chip để phục vụ đắc lực, hiệu quả chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.
Không chỉ Thủ tướng Chính phủ mà các chuyên gia và người dân trong nước cũng kỳ vọng, trong bối cảnh tình trạng thiếu chip trên toàn cầu thời gian vừa qua ảnh hưởng trầm trọng tới nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, đời sống, Viettel sẽ thành công với dự án sản xuất chip, đồng thời, đưa ngành sản xuất chip, chất bán dẫn của Việt Nam lên tầm cao mới, sánh ngang với các cường quốc công nghệ tiên tiến trên toàn thế giới.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала