Việt Nam khuyến cáo người dân tìm hiểu kỹ thông tin trước khi xuất khẩu lao động

© Ảnh : Đặng Công Mạo - TTXVNAn Giang: Bắt giữ 40 người vượt sông nhập cảnh trái phép vào Việt Nam
An Giang: Bắt giữ 40 người vượt sông nhập cảnh trái phép vào Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.10.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Tại họp báo chiều 20/10, phía Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có bình luận về việc bảo hộ công dân, người lao động tại nước ngoài. Đặc biệt, đưa ra lời cảnh báo về các "điểm nóng", các đường dây đưa lao động trái phép sang một số nước Châu Phi và Campuchia.

Giải cứu nhiều lao động Việt tại châu Phi

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng thông tin với báo giới về vụ việc công dân Việt Nam bị mắc kẹt ở Châu Phi (CHDC Congo, Zambia, CH Congo và Angola) do bị lôi kéo đi xuất khẩu lao động tại các quốc gia này.

“Về việc này tôi đã thấy một số báo chí đăng tải thông tin liên quan. Chúng tôi đã trao đổi với ĐSQ Việt nam tại Angola (kiêm nhiệm CHDC Congo, Zambia, và CH Congo) được biết trong thời gian gần đây, ĐSQ có tiếp nhận được nhiều đề nghị giúp đỡ đưa về nước từ công dân Việt Nam tại CHDC Congo do có vướng mắc với chủ lao động về vấn đề sinh hoạt, nợ lượng, giảm lương. Trước tình hình đó ĐSQ Việt Nam tại Angola đã chủ động làm việc với các cơ quan chức năng của CHDC Congo để cơ quan nước sở tại có biện pháp kịp thời đảm bảo quyền lợi cho người lao động Việt Nam. ĐSQ đã kết nối với cộng đồng người Việt tại Congo để tạo điều kiện lưu trú tạm thời cho công dân Việt Nam trong thời gian chờ giải quyết các vướng mắc. Đồng thời cũng đã phát khuyến cáo đến người lao động phải tìm hiểu kỹ thông tin trước khi có các quyết định nhận các hợp đồng lao động tại nước ngoài”, bà Hằng nói.

Bộ ngoại giao cũng đã chỉ đạo ĐSQ Việt Nam tại Angola tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng sở tại, xử lý các vấn đề phát sinh.
Niềm vui trở về từ lời mời “việc nhẹ, lương cao” tại Campuchia - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.10.2022
Việt Nam đảm bảo quyền lợi chính đáng của người Việt tại Campuchia
Trước đó như Sputnik đã thông tin, ĐSQ Việt Nam tại Angola nhận được nhiều đề nghị giúp đỡ từ những công dân Việt Nam bị mắc kẹt tại một số nước.Theo ghi nhận, những công dân này hiện rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn do nghe môi giới lao động (cả người Việt Nam và nước ngoài) lôi kéo sang CHDC Congo, Zambia, và CH Congo làm việc.
Cụ thể, nhiều trường hợp lao động nam bị lôi kéo đi làm công nhân xây dựng, lái xe, với mức lương từ 1.500 - 3.000 USD/tháng, khi đi chỉ tạm ứng khoảng 1.000 USD. Môi giới cũng hứa hẹn nếu không làm được hoặc muốn về Việt Nam, người lao động chỉ mất tiền vé máy bay.
Đối với một số lao động nữ được môi giới hứa giới thiệu công việc lương cao (tương đương từ 30-90 triệu đồng), với điều kiện ăn ở tiện nghi, nhưng trên thực tế lại bị đưa tới các cơ sở karaoke trá hình hoặc sòng bài. Những người này bị chủ sử dụng lao động thu giữ hộ chiếu, chịu nhiều hành vi chèn ép, cường bức lao động.
Nạn nhân của nạn buôn bán người đoàn tụ với gia đình - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.10.2022
Đại sứ quán Việt Nam tại Angola cảnh báo tình trạng lôi kéo lao động Việt
Để trờ về Việt Nam, nạn nhân phải nộp tiền đền bù, nếu không chủ sử dụng lao động sẽ báo cảnh sát sở tại bắt giữ vì cư trú trái phép hoặc bị giam giữ, nếu tự ý bỏ trốn sẽ có thể ảnh hưởng tới an toàn của bản thân. Nhiều người không biết ngoại ngữ nên rất khó khăn trong việc tự liên hệ với cơ quan chức năng sở tại để bảo vệ mình.
Vì vậy, ĐSQ Việt Nam tại Angola khuyến cáo người lao động Việt Nam tại Angola và trong nước cần tìm hiểu kỹ thông tin trước khi quyết định đi lao động tại các nước châu Phi nêu trên.

Tiếp tục giải cứu thêm người lao động Việt Nam bị lừa sang Campuchia

Cũng liên quan đến thông tin hàng trăm lao động Việt Nam bị lừa sang lao động bất hợp pháp tại Campuchia đang bị giam tại Osamch Resort giáp biên giới Thái Lan, bị ép lao động và buôn bán người, tại buổi họp báo ngày 20/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng thông tin:

Đây là khu vực lãnh sự của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Battambang, Campuchia. Ngay khi có thông tin về việc này, Bộ Ngoại giao đã liên hệ với Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại đây. Bước đầu đã nắm được một số thông tin. Trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2022, Tổng Lãnh sự quán đã phối hợp và giải cứu đưa về nước khoảng 100 công dân Việt Nam. Từ khoảng cuối tháng 9 - 2022, Tổng lãnh sự quán đã chủ động làm việc với địa phương phối hợp giải cứu thêm được 171 công dân Việt Nam.

Trong thời gian vừa qua, Tổng Lãnh sự quán đã phối hợp với chính quyền của các địa phương các tỉnh, triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ và giải cứu các công dân Việt Nam bị lừa đảo và lao động trái phép tại khu vực biên giới giữa Campuchia và Thái Lan.
Sau khi đưa các lao động ra khỏi các cơ sở lao động trái phép, Tổng lãnh sự quán đã cử cán bộ trực tiếp đến gặp, triển khai các biện pháp bảo hộ công dân, như hỗ trợ nhu yếu phẩm và hoàn tất các thủ tục để đưa công dân về nước trong thời gian sớm nhất.
Bà Hằng cho biết thêm, Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao cũng đang làm việc với cơ quan chức năng và các địa phương trong nước để sớm xác minh nhân thân và phối hợp tiếp nhận công dân về nước.
Trong thời gian tới, Bộ Ngoại giao cùng các cơ quan chức năng tại Việt Nam và phía Campuchia đề nghị tăng cường rà soát, truy quét tại các khu vực trên để tìm kiếm, giải cứu thêm công dân Việt Nam (nếu có). Đồng thời, triển khai các biện pháp bảo hộ công dân, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của công dân Việt Nam.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала