Đan Mạch coi Việt Nam là hình mẫu

CC BY-SA 3.0 / Linhcandng (thảo luận) / Phong điện Tuy Phong, Bình ThuậnPhong điện Tuy Phong, Bình Thuận
Phong điện Tuy Phong, Bình Thuận - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.10.2022
Đăng ký
Sau thành công từ bước chân vững chắc của LEGO thúc đẩy làn sóng đầu tư sử dụng năng lượng sạch tại Việt Nam, có tin Hà Nội sắp đón 22 nhà đầu tư điện gió cùng Thái tử kế vị Đan Mạch.
Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, kiêm nhiệm Đan Mạch, Việt Nam chuẩn bị đón 22 nhà đầu tư điện gió đến từ xứ sở Scandinavia, đây là cơ hội lớn thúc đẩy chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam.

Thái tử kế vị Đan Mạch và 22 nhà đầu tư điện gió sắp thăm Việt Nam

Việt Nam được cho là sắp đón làn sóng đầu tư mạnh mẽ về năng lượng sạch và điện gió ngoài khơi từ châu Âu.
Cụ thể, Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển, kiêm nhiệm Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy, Iceland, Latvia, Việt Nam sắp đón 22 nhà đầu tư điện gió cùng Thái tử kế vị Đan Mạch.

“Trong chuyến thăm Việt Nam của Thái tử kế vị Đan Mạch vào đầu tháng 11 tới, ngoài 3 quỹ đầu tư, có đến 22 doanh nghiệp trong lĩnh vực điện gió trong tổng số 36 doanh nghiệp đi theo đoàn để tìm kiếm các cơ hội hợp tác đầu tư”, Thương vụ cho biết.

Theo đó, bên lề chuyến thăm của Hoàng gia Đan Mạch tới Việt Nam trong hai ngày 1-2/11/2022 tới đây, với chủ đề “Cùng kiến tạo một tương lai xanh hơn”, hai bên sẽ tổ chức Diễn đàn Thượng đỉnh Năng lượng bền vững Đan Mạch - Việt Nam.
Ngoài Diễn đàn năng lượng, sẽ có 2 hội thảo chuyên đề về năng lượng gió và năng lượng hiệu quả. Đáng chú ý, diễn đàn sẽ có sự hiện diện của Thái tử kế vị Frederik, cùng Công nương Mary của Đan Mạch, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và đoàn doanh nghiệp cấp cao gồm 36 doanh nghiệp Đan Mạch (trong đó có 22 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực năng lượng gió, 14 doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng hiệu quả).
Cần nhấn mạnh rằng, đây đều là những doanh nghiệp đầu ngành của Đan Mạch, với nhiều sáng kiến nhất trong lĩnh vực năng lượng.
Diễn đàn và các hội thảo chuyên đề diễn ra song song từ 9h45 - 14h30 ngày 1/11/2022 tại Khách sạn Meliá Hanoi. Theo kế hoạch, tại diễn đàn, nhiều biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực năng lượng sẽ được ký kết.
Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển nhấn mạnh, một trong những lý do Việt Nam trở thành điểm đầu tư hấp dẫn Đan Mạch là các cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong việc đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050.
Nhà máy điện gió AC Energy tại Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.07.2022
Bộ Công an thu thập tài liệu về 62 dự án điện gió tỉ đô 'đắp chiếu'

Việt Nam có tiềm năng rất lớn

Như Sputnik đã thông tin, Việt Nam có tiềm năng rất lớn điện gió cũng như năng lượng tái tạo.
Nhiều thống kê, nghiên cứu cho thấy, Việt Nam có tiềm năng hàng đầu khu vực về năng lượng tái tạo ngoài khơi. Với 3.000km bờ biển, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam được coi là có tiềm năng rất lớn về gió.
Đặc biệt, nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (WB) năm 2001 chỉ ra rằng, Việt Nam là nước có tiềm năng gió lớn nhất trong 4 nước Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam, trong đó tiềm năng năng lượng tái tạo ngoài khơi của Việt Nam đứng hàng đầu khu vực Đông Nam Á.
Trong khi đó, dự báo của Hội đồng năng lượng gió toàn cầu GWEC, khu vực châu Á bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam là các nước có tiềm năng nhất.
Theo WB, hơn 39% tổng diện tích Việt Nam được ước tính có tốc độ gió trung bình hàng năm lớn hơn 6m/s ở độ cao 65m – tương đương tổng công suất 513GW trên đất liền và 475GW trên biển. Còn theo báo cáo của Cơ quan năng lượng Đan Mạch, tiềm năng năng lượng tái tạo ngoài khơi của Việt Nam khoảng 162 GW.
Bên cạnh đó, tính toán của nhóm Ngân hàng Thế giới cũng cho thấy, nếu Việt Nam phát triển năng lượng gió ngoài khơi với tổng quy mô công suất năm 2030 là 10 GW, 2035 là 25 GW, năm 2040 là 40 GW và năm 2050 là 70 GW, Việt Nam có thể đạt được một số kết quả đáng lưu ý.
Điển hình như lũy kế đến năm 2035 bổ sung 50 tỷ USD cho nền kinh tế (bao gồm cả xuất khẩu), tạo mới 700.000 việc làm hàng năm, thu hút được 500 triệu USD vốn đầu tư, tránh phát thải hơn 217 triệu tấn CO2, tỷ lệ nội địa hóa 60%.

Những kế hoạch cụ thể

Đây là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam thúc đẩy hợp tác để nâng cao năng lực trong lĩnh vực điện sạch.
Thông tin trên Tạp chí Năng lượng Việt Nam cho biết, mới đây nhất, đoàn công tác của Tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners - CIP (Đan Mạch) do ông Robert Helms - Thành viên, kiêm Giám đốc điện gió ngoài khơi tại Quỹ thị trường mới (thuộc CIP) đã đề xuất với ông Trần Đình Nhân - Tổng giám đốc EVN hợp tác phát triển một số dự án điện gió ngoài khơi (quy mô lớn) và phát triển lưới điện truyền tải.
Tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners CIP là công ty quản lý quỹ chuyên đầu tư phát triển các dự án năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió ngoài khơi.
Hiện nay, CIP đang quản lý 8 quỹ, với tổng số vốn là 19 tỷ USD và đang phát triển hơn 38 GW các dự án điện gió ngoài khơi tại Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Đức, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…
Ở Việt Nam, CIP đang phát triển dự án điện gió ngoài khơi La Gàn 3,5 GW tại tỉnh Bình Thuận. Tập đoàn của Đan Mạch cũng đang tham gia nghiên cứu, phát triển các công nghệ năng lượng tái tạo mới như các giải pháp chuyển điện thành X (Power-to-X) bao gồm hydrogen xanh, amoniac xanh, lưu trữ năng lượng, đảo năng lượng và truyền tải điện ở Việt Nam.

Đan Mạch đang xem Việt Nam là hình mẫu

Theo Đại sứ Việt Nam tại Đan Mạch Lương Thanh Nghị, quốc gia vùng Scandinavia này coi Việt Nam là hình mẫu.
“Đan Mạch đang coi Việt Nam là “hình mẫu” về chuyển đổi xanh, phát triển bền vững và cam kết sẽ đồng hành, hỗ trợ Việt Nam hiện thực hoá các mục tiêu này”, Đại sứ Việt Nam tại Đan Mạch Lương Thanh Nghị nói với Báo Công Thương.
Chuyên gia lưu ý, hiện khoảng 70% khí phát thải của Việt Nam hiện nay đến từ công nghiệp năng lượng nên trong chiến lược quy hoạch năng lượng quốc gia cần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo, từ điện than sang điện gió, điện mặt trời.
“Việc này sẽ giúp Việt Nam thu hút được nhiều đầu tư hơn nữa từ Đan Mạch, một trong những nước đi đầu thế giới về phát triển năng lượng tái tạo với nhiều mô hình thành công như cảng điện gió lớn nhất Bắc Âu Esbjerg, trung tâm điều hành hệ thống truyền tải gió ngoài khơi Eneginet, nhà máy sản xuất tuabin gió Siemens Gamesa”, Đại sứ nói.
Theo bà Lina Hansen, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đan Mạch phụ trách thương mại và bền vững toàn cầu, gần đây cũng chỉ ra năng lượng là yếu tố quyết định chính để họ đầu tư vào Việt Nam.
“Hiện Việt Nam có tốc độ tăng trưởng sản xuất năng lượng tái tạo nhanh nhất Đông Nam Á và nằm trong số 10 quốc gia sản xuất điện mặt trời hàng đầu thế giới”, Thứ trưởng Ngoại giao Đan Mạch nói vã dân chứng năng lượng tái tạo chiếm hơn 11% tổng sản lượng điện toàn hệ thống.
Đặc biệt, công ty năng lượng lớn nhất Đan Mạch là Orsted đã đề xuất làm dự án điện gió có tổng công suất 3.900MW tại Việt Nam, với mức đầu tư ước tính từ 11,9 - 13,6 tỷ USD. Dự kiến, các dự án đầu tiên liên quan đến khoản đầu tư này sẽ bắt đầu sản xuất điện vào năm 2030.
Bình Dương: Hội thảo “Sự chuyển dịch chuỗi cung ứng - Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.09.2022
Vì sao LEGO chọn Việt Nam xây nhà máy tỷ đô?
Như Sputnik đã đưa tin, vào hồi tháng 8/2022, tập đoàn Orsted đã ký thỏa thuận với Công ty TNHH MTV dịch vụ cơ khí hàng hải PTSC, thuộc tập đoàn Petrovietnam, để hợp tác trong một số dự án về năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.
Sau dự án tỷ đô của LEGO ở Bình Dương, gần đây nhiều doanh nghiệp Đan Mạch cũng bắt đầu để mắt nhiều hơn đến thị trường Việt Nam. Thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho hay, trong 9 tháng năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Đan Mạch đạt 554,17 triệu USD.
Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Đan Mạch 384,65 triệu USD, tăng 51,8% so với cùng kỳ năm 2021.
Riêng về đầu tư, năm nay, Đan Mạch nổi lên là một trong 5 nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, với tổng đầu tư mới đạt 1,32 tỷ USD.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала