Vì sao Khánh Hoà chưa ý kiến gì về 7 dự án kinh tế trên đất của Quân đội?

© Depositphotos.com / Dima266fToàn cảnh thành phố Nha Trang.
Toàn cảnh thành phố Nha Trang. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.10.2022
Đăng ký
Ngày 20/10, UBND tỉnh Khánh Hòa đã cung cấp thông tin liên quan đến 7 hồ sơ phương án xử lý dự án kinh tế hợp đồng liên doanh, liên kết trên đất quốc phòng tại TP Nha Trang.
Trong đó, UBND tỉnh Khánh Hòa chưa bày tỏ ý kiến về 7 dự án kinh tế trên đất quốc phòng mà chỉ đề nghị Bộ Tư lệnh Quân khu 5 căn cứ các quy định hiện hành để xác lập, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định. Vì sao lại như vậy?

7 dự án kinh tế trên đất quốc phòng

Theo báo CAND dẫn thông tin từ UBND tỉnh Khánh Hoà cho biết, lãnh đạo tỉnh vừa cung cấp thông tin liên quan một số vấn đề báo chí quan tâm đến 7 hồ sơ phương án xử lý dự án, hợp đồng liên doanh, liên kết trên đất quốc phòng tại TP Nha Trang.
đầu tiên là сông trình khách sạn Mipec Hotel Nha Trang, tại 62 Trần Phú, phường Lộc Thọ, thực hiện theo Hợp đồng hợp tác kinh doanh ký kết ngày 25/6/2016 giữa Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Khánh Hòa và Công ty Xuất nhập khẩu tổng hợp Vạn Xuân - Bộ Quốc phòng.
«Dự án là đất quốc phòng rộng 4.567m2, được UBND tỉnh Khánh Hòa cấp Giấy chứng nhận chuyển quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho Bộ CHQS tỉnh Khánh Hòa ngày 30/6/2016», UBND tỉnh Khánh Hoà nêu.
Thứ hai là công trình Trung tâm kinh doanh, bảo hành, bảo trì và sửa chữa xe ô tô Nha Trang, địa chỉ tại 51 đường Lê Hồng Phong, phường Phước Tân, TP Nha Trang.
Dự án này được hực hiện theo Hợp đồng hợp tác đầu tư xây dựng ký kết ngày 24/12/2014 giữa Bộ CHQS tỉnh và Công ty CP Tập đoàn Tân Thành Đô.
Dự án có diện tích 14.169,1m2 là đất an ninh quốc phòng, được UBND tỉnh Khánh Hòa cấp sổ đỏ cho Bộ CHQS tỉnh Khánh Hòa ngày 7/6/2005.
Thứ ba là công trình Khu tổ hợp khách sạn và Spa Galina, tại số 05 đường Hùng Vương, phường Lộc Thọ, TP Nha Trang.
Dự án được thực hiện theo Hợp đồng liên hết đầu tư – xây dựng kinh doanh ký kết ngày 23/7/2012 giữa Bộ CHQS tỉnh Khánh Hòa và Công ty TNHH Hải Đăng.
Trung tâm Huấn luyện Bay Sân bay Nha Trang trước đây - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.07.2022
Tại sao Bộ Quốc phòng thanh tra khu đất sân bay Nha Trang cũ lúc này?
Khu tổ hợp khách sạn và Spa Galina rộng 3.563m2 cũng được xây trên đất an ninh quốc phòng, được UBND tỉnh Khánh Hòa cấp sổ đỏ cho Bộ CHQS tỉnh Khánh Hòa ngày 29/4/1999.
Thứ tư, công trình trụ sở Ngân hàng TMCP Quân đội MB Bank - Chi nhánh Khánh Hòa, tại số 09 đường Lê Thánh Tôn, phường Lộc Thọ thực hiện theo Hợp đồng liên kết đầu tư – xây dựng ký kết ngày 3/4/2013 giữa Bộ CHQS tỉnh và Ngân hàng CP Quân đội.
Khu đất an ninh quốc phòng rộng 4.772m2 được UBND tỉnh Khánh Hòa cấp sổ đỏ cho Bộ CHQS tỉnh Khánh Hòa.
Thứ năm, công trình Khách sạn Bạch Kim, tại 86A Trần Phú, phường Lộc Thọ thực hiện theo Hợp đồng hợp tác đầu tư ký kết ngày 29/12/2015 giữa Cục chính trị Quân khu 5 và Công ty CP Đầu tư - Dịch vụ Khách sạn Thái Bình Dương trên diện tích 823m2.
Thứ sáu, công trình Nhà hàng, cà phê giải trí, khu dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng và thứ bảy công trình Nhà khách, dịch vụ Nha Trang, tại 34 đường Nguyễn Thiện Thuật, phường Tân Lập thực hiện theo Hợp đồng liên kết đầu tư – xây dựng ký kết ngày 30/5/2013 giữa Sư đoàn 305 - Quân khu 5 và Công ty TNHH Đa Quốc.
UBND tỉnh cho biết, khu đất quốc phòng này rộng 33.846,2m2, được UBND tỉnh Khánh Hòa cấp sổ đỏ cho Bộ CHQS tỉnh Khánh Hòa ngày 3/10/2007.

‘Đang lấy ý kiến thẩm định’

Lãnh đạo tỉnh cũng nhắc lại mục đích sử dụng của các dự án trên theo đồ án Quy hoạch chung TP Nha Trang đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1396/QĐ-TTg ngày 25/9/2012.
Trong đó, khu vực thực hiện các dự án khách sạn Mipec Hotel Nha Trang; khu tổ hợp khách sạn và Spa Galina; trụ sở Ngân hàng TMCP Quân đội, chi nhánh Khánh Hòa được quy hoạch là đất Trung tâm đô thị du lịch; dự án Trung tâm kinh doanh, bảo hành, bảo trì và sửa chữa xe ôtô Nha Trang; khu vực thực hiện các dự án khách sạn Bạch Kim, nhà hàng, cà phê giải trí, khu dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng, nhà khách, dịch vụ Nha Trang được quy hoạch là đất đô thị đa chức năng - khuyến khích phát triển dịch vụ du lịch.
Do kỳ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 đã kết thúc, nên giữa tháng 4/2022, UBND TP Nha Trang đề nghị thẩm định quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và Kế hoạch sử dụng đất năm đầu.
“Sở TN&MT tỉnh Khánh Hòa đang tổ chức lấy ý kiến Hội đồng thẩm định”, UBND tỉnh Khánh Hoà cho biết.

Vì sao Khánh Hoà chưa nêu ý kiến?

Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, khoản 2, điều 11 Nghị định 26/2021/NĐ-CP ngày 25/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Nghị quyết số 132/2020/QH14 ngày 17/11/2020 của Quốc hội quy định:
“UBND cấp tỉnh có trách nhiệm cho ý kiến bằng văn bản về sự phù hợp của việc sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế với quy hoạch của địa phương đã được phê duyệt”.
Tuy nhiên hiện nay tỉnh Khánh Hòa đang triển khai xác lập, điều chỉnh các đồ án quy hoạch lớn trong tỉnh nói chung và TP Nha Trang nói riêng giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Trong đó có Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2040 và quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của TP Nha Trang.
“Đến nay, các đồ án nêu trên chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định, nên UBND tỉnh Khánh Hòa chưa có cơ sở tham gia ý kiến về sự phù hợp của việc sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế với quy hoạch của địa phương đã được phê duyệt”, văn bản của UBND tỉnh Khánh Hoà cho biết.
Đồng thời, đối với phương án sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế, UBND tỉnh Khánh Hòa đề nghị Bộ Tư lệnh Quân khu 5 căn cứ các quy định hiện hành để xác lập, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала