Mỹ, phương Tây trả giá đắt vì sai lầm trừng phạt Nga và tình huống của Việt Nam

© Flickr / DescrierEU, London
EU, London - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.10.2022
Đăng ký
Việc Liz Truss thua cả ‘cây xà lách’ (lettuce) khi phải bẽ mặt từ chức Thủ tướng Anh vì sai lầm kinh tế, những thất bại trong điều hành và loạt quyết sách chống Nga thiếu suy nghĩ đã đẩy nước Anh rơi vào tình trạng ngày càng bất ổn, suy thoái, lạm phát tăng cao.
Tình trạng tương tự cũng diễn ra ở Mỹ và các nước đồng minh phương Tây. Biểu tình lan rộng khắp EU vì giá năng lượng, chi phí sinh hoạt tăng cao phơi bày những áp lực kinh hoàng phủ bóng lên nền kinh tế khối đồng tiền chung châu Âu (eurozone) do thiếu hụt nguồn cung khí đốt quen thuộc của Nga.
Việt Nam, quốc gia có nền kinh tế với độ mở lớn, đang tăng trưởng thần tốc, nhưng khi suy thoái kinh tế toàn cầu ngày càng hiện rõ, nhu cầu tiêu dùng và lạm phát tăng cao ở Mỹ, EU, hay chính sách đóng cửa trì trệ từ Trung Quốc được dự báo sẽ có tác động nhất định đến nền kinh tế đang trỗi dậy mạnh mẽ này.

Áp lực khủng hoảng năng lượng ở phương Tây

Sau vài ngày hỗn loạn trên chính trường Anh, sóng gió ập đến khi đương kim Thủ tướng Anh Liz Truss tuyên bố từ chức chỉ sau 45 ngày nắm ghế người đứng đầu Nội các Vương quốc Anh.
Bất chấp tuyên bố hùng hồn “Tôi là một chiến binh chứ không phải kẻ bỏ cuộc” và cả màn cá cược gây xôn xao mạng xã hội liệu rằng bà Truss có tại vị lâu hơn cây xà lách – lettuce hay không, thì hôm 20/10, Liz Truss cũng đã chính thức tuyên bố rời ghế Thủ tướng Anh sau những sai lầm không thể cứu chữa trong điều hành chính sách và các thất bại kinh tế đáng xấu hổ.
“Tôi muốn hành động để giúp người dân với hóa đơn năng lượng của họ và xử lý vấn đề thuế cao, nhưng chúng tôi đã đi quá xa và quá nhanh”, Truss thừa nhận bà nhậm chức Thủ tướng vào thời điểm kinh tế và tình hình quốc tế rất bất ổn.
Sự hoảng lọan, lo âu, áp lực ‘bão giá’, chi phí chi tiêu tăng cao bao phủ khắp đất nước. Các gia đình và doanh nghiệp lo lắng về những khoản thanh toán hóa đơn.Nước Anh đã bị tình trạng tăng trưởng kinh tế thấp kìm hãm quá lâu và ngày càng lao dốc. Những lời cay đắng của Liz Truss bộc lộ sự thật đáng lo hơn nhiều ở không chỉ nước Anh mà còn toàn khu vực châu Âu, những đồng minh phương Tây thân cận của Mỹ.
Khi EU, Hoa Kỳ quyết định áp các biện pháp trừng phạt Nga, có lẽ chính họ cũng không lường trước được hậu quả - “gậy ông lại đập lưng ông” - họ đang phải trả giá vì những quyết sách nước đi sai lầm trong quan hệ với Putin cũng như Moskva, để giờ đây, kinh tế chịu đòn suy thoái, người dân thậm chí còn không đủ năng lượng để sưởi ấm khi mùa đông khắc nghiệt đang đến gần và đương nhiên, chẳng có ‘Dòng chảy phương Bắc’ nào đảm bảo sự ấm áp cho các gia đình, nhiên liệu sản xuất cho nhà máy như trước.
Khó khăn chồng chất khó khăn phía sau những lệnh trừng phạt mà châu Âu và Mỹ nhằm vào Moskva, họ tự cắt đi con đường an toàn nhất, ổn định nhất của mình. Hệ luỵ nhãn tiền là cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ, lãi suất tăng, lạm phát đột biến, người giàu càng giàu hơn và người nghèo thì không có cả cái ăn lẫn hơi ấm để sưởi.
Làn sóng biểu tình thời gian qua lan rộng khắp châu Âu vì giá năng lượng và chi phí sinh hoạt tăng cao cho thấy áp lực kinh hoàng từ cuộc khủng hoảng bất ổn ở EU.
Ông Nguyễn Hồng Diên. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.10.2022
«Rẻ hơn cả Nga»: Thế giới điêu đứng vì khủng hoảng năng lượng còn Việt Nam thì không?

Suy thoái ở Mỹ và EU tác động đến Việt Nam như thế nào?

Sputnik đã thông tin phần nào về làn sóng suy thoái toàn cầu, hậu quả từ trừng phạt Nga đè nặng lên chính sách điều hành kinh tế ở Mỹ, EU, việc cắt giảm đơn hàng với Việt Nam và bất kỳ quốc gia nào khác cũng là điều có thể dự báo được.
Trong báo cáo cập nhật vĩ mô mà CTCP Chứng khoán VNDirect vừa công bố, các chuyên gia cũng nhận định rằng, đà tăng trưởng của Việt Nam có thể chậm lại trong Quý IV/2022 và năm 2023 do những lo ngại về suy thoái toàn cầu đang ngày càng gia tăng.
Trong báo cáo vừa ban hành, VNDirect chỉ ra 4 yếu tố rủi ro đối với nền kinh tế Việt Nam trong những tháng tới.
Đầu tiên là việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng Trung ương châu Âu tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt để kiểm soát lạm phát. Điều này, theo VNDirect sẽ đẩy lãi suất lên cao hơn trong tương lai, kéo theo nhu cầu tiêu dùng sụt giảm, thị trường việc làm thắt chặt và tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại ở Mỹ và châu Âu.
“Nhu cầu tiêu dùng thấp hơn tại Mỹ và châu Âu sẽ tác động tiêu cực đến xuất khẩu của Việt Nam sang hai thị trường này (chiếm gần một nửa tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam năm 2021) những quý tới đây”, VNDirect lưu ý.
Thứ hai, chính sách Zero Covid-19 và những bất ổn gia tăng của nền kinh tế Trung Quốc. Nhiệt độ cao kỷ lục và hạn hán nghiêm trọng ở tây nam Trung Quốc đã làm tê liệt hoạt động sản xuất thủy điện và khiến nhiều nhà máy ở khu vực đó phải đóng cửa.
“Đây là đòn giáng mới nhất vào nền kinh tế Trung Quốc, vốn đã chứng kiến chi tiêu tiêu dùng tăng chậm và thị trường bất động sản đang gặp nhiều khó khăn. Kinh tế Trung Quốc giảm tốc sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này”, theo các chuyên gia của VNDirect.
Đồng thời, việc đóng cửa các nhà máy tại Trung Quốc do chính sách Zero Covid-19 hoặc cắt điện có thể tác động tiêu cực đến lĩnh vực sản xuất của Việt Nam do nhiều ngành sản xuất của Việt Nam phụ thuộc lớn vào nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc như dệt may, luyện kim, hóa chất, điện tử.
Thứ ba, về tỷ giá, đồng USD tăng mạnh gây áp lực lớn lên tỷ giá hối đoái của Việt Nam. Các chuyên gia lưu ý rằng, để ổn định tỷ giá, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phải can thiệp vào thị trường và bán ra một lượng lớn dự trữ ngoại hối.
“Tuy nhiên, nếu đồng USD tiếp tục mạnh lên, NHNN sẽ có ít nguồn lực hơn để can thiệp do dự trữ ngoại hối đã mỏng hơn trước. Trong trường hợp xấu hơn, NHNN có thể phải tính đến việc tăng lãi suất điều hành, từ đó làm tăng chi phí kinh doanh và ảnh hưởng tiêu cực tới đà phục hồi kinh tế”, đơn vị này nhận định.
Thứ tư, rủi ro lạm phát vẫn hiện hữu do xung đột Nga-Ukraina nguy cơ kéo dài và gây ra sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. Lạm phát cao hơn dự kiến có thể cản trở tăng trưởng kinh tế và khiến chính sách tiền tệ có thể thắt chặt hơn. NHNN có ít dư địa hơn để duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng nhằm hỗ trợ nền kinh tế.

Việt Nam vẫn tăng trưởng mạnh hàng đầu châu Á

Trong báo cáo của mình, VNDirect cũng quan ngại về những vấn đề về áp lực lạm phát cao, điều kiện tài chính toàn cầu thắt chặt và việc gián đoạn chuỗi cung ứng có thể làm suy yếu triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu.
Theo đó, sự đình trệ của tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã được phản ánh qua số liệu của nền kinh tế số 1 thế giới khi GDP của Mỹ giảm 0,9% trong Quý II/2022, đánh dấu 2 quý giảm liên tiếp. Nguyên nhân đến từ thị trường nhà đất lao đao do lãi suất tăng và lạm phát cao khiến đầu tư kinh doanh và chi tiêu tiêu dùng bị thu hẹp. Do đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ xuống 1,2% vào năm 2023, từ mức dự báo trước đó ở 1,7% và đưa ra quan điểm "khả năng cho một hạ cánh mềm ngày càng khó đạt được".

“Các đối tác thương mại lớn khác của Việt Nam như châu Âu và Trung Quốc cũng phải đối mặt với dự báo tăng trưởng kinh tế ảm đạm trong giai đoạn 2022-2023”, đơn vị dự báo.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF cảnh báo trong báo cáo mới nhất của mình rằng tăng trưởng toàn cầu tiếp tục giảm tốc trong năm 2023, trong đó một số quốc gia chiếm khoảng một phần ba nền kinh tế toàn cầu có thể đối mặt với suy thoái trong năm 2022 hoặc 2023.
Do đó, VNDirect duy trì quan điểm rằng, tăng trưởng GDP của Việt Nam đã đạt đỉnh trong Quý III/2022 và sẽ chậm lại trong Quý IV/2022 do nhu cầu bên ngoài suy yếu và quán tính tăng trưởng nhờ mở cửa trở lại nền kinh tế chậm dần.
“Nguyên nhân là do các đối tác thương mại lớn của Việt Nam như Mỹ và châu Âu tăng trưởng kinh tế chậm lại, có thể làm giảm triển vọng xuất khẩu của nước ta. Đồng thời, lạm phát gia tăng có thể ảnh hưởng đến sự phục hồi của tiêu dùng trong nước. Lãi suất tăng làm tăng chi phí và ảnh hưởng đến kế hoạch mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp cũng là yếu tố tác động tiêu cực đến kinh tế Việt Nam”, báo cáo nêu.
An Giang: Doanh nghiệp FDI vốn Đan Mạch tạo việc làm cho hơn 1.000 lao động địa phương - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.10.2022
Hậu quả từ trừng phạt Nga. Đã rõ lý do phương Tây phải cắt giảm đơn hàng với Việt Nam
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, vẫn có những yếu tố hỗ trợ cho tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2023 như nguồn vốn đầu tư công dồi dào và lượng khách du lịch quốc tế trên đà phục hồi mạnh mẽ.
“Nhìn chung, Việt Nam vẫn sẽ là một trong những quốc gia tăng trưởng nhanh nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong giai đoạn 2022-2023”, VNDirect khẳng định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала