"Thuyền ngầm": một trong những dự án bí ẩn nhất của Liên Xô

© Ảnh : Public Domain К-324
 К-324 - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.10.2022
Đăng ký
Trong lịch sử công nghệ, bao gồm cả công nghệ quân sự, đã có rất nhiều dự án táo bạo, đi trước thời đại. Không phải tất cả các dự án này đều được thực hiện và đưa vào sản xuất hàng loạt.
Một số dự án hóa ra quá đắt và có hiệu quả đáng ngờ, có cả những dự án về nguyên tắc không thể thực hiện được vì chưa có những đột phá về công nghệ trong các lĩnh vực này.
Sau đây là tài liệu của Sputnik về một số dự án như vậy đã được triển khai trong thế kỷ 20. Đây là các dự án "thuyền ngầm" - phương tiện tự hành có người lái dưới lòng đất cho mục đích quân sự hoặc mục đích kép. Ngay cả hiện nay, khi có sự phát triển đột biến về công nghệ trong thế kỷ 21, các dự án này vẫn gây ấn tưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng, ở một số quốc gia, những "thuyền ngầm" đã được tạo ra ít nhất là trong bản vẽ hoặc nguyên mẫu.
Kỹ sư người Nga Piotr Rasskazov được cho là người đầu tiên tạo ra các bản vẽ của cỗ máy di chuyển dưới lòng đất, ông đã đưa ra ý tưởng này vào năm 1904. Nhưng, vào năm 1918, Piotr Rasskazov đã bị giết trong hoàn cảnh khá lạ, và các bản vẽ của ông "biến mất không dấu vết".
Vào đầu những năm 1930, kỹ sư Liên Xô Alexander Trebelev cùng hai trợ lý Baskin và Kirilov đã phát triển dự án "phương tiện đi ngầm" dựa trên chuyển động của con chuột chũi dưới lòng đất. Phát triển của họ có mục đích hòa bình thuần túy: khoan giếng dầu. Phía trước là mũi khoan cacbua, phía sau là bốn cái kích đẩy xe về phía trước. Ở giữa là mũi khoan ép hom vào thành giếng. Chiếc "thuyền ngầm" di chuyển với tốc độ 10 m/giờ. Cỗ máy có thể được điều khiển bởi một con người hoặc điều khiển từ xa thông qua dây cáp mềm (nguồn điện cũng được cung cấp thông qua nó). Một nguyên mẫu đã được tạo ra – nguyễn mấu thu nhỏ đã được thử nghiệm ở hầm mỏ tại vùng núi Ural. Nhưng, động cơ điện hoá ra không đáng tin cậy và tốc độ thâm nhập quá chậm, kết quả là dự án này đã bị dừng thực hiện. Mặc dù một số giải pháp kỹ thuật của "thuyền ngầm Trebelev" sau này đã được sử dụng trong các tổ hợp khai thác than của Liên Xô.
© Ảnh : Non-free content criteria / Trebelev subterreneDự án "Phương tiện đi ngầm" của Alexander Trebelev
Dự án Phương tiện đi ngầm của Alexander Trebelev - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.10.2022
Dự án "Phương tiện đi ngầm" của Alexander Trebelev
Vào đầu những năm 1940, các chuyên gia đã nhớ lại "thuyền ngầm" và cố gắng sửa đổi nó cho mục đích quân sự. Công việc được giao cho nhà thiết kế Strakhov. Một năm rưỡi sau, ông đã tạo ra một mẫu hoàn toàn tự lập, được cung cấp nhiên liệu và oxy, thức ăn và nước uống để một người lái có thể sống và làm việc trong vài ngày. Đáng tiếc, công trình không thể hoàn thành do cuộc tấn công của Đức Quốc xã vào Liên Xô vào tháng 6 năm 1941. Xét theo mọi việc, cỗ máy của Strakhov không có thời gian để vượt qua các bài kiểm tra và đã bị cắt thành sắt vụn.

"Thuyền ngầm" của Đức

Song song với Liên Xô, các công việc phát triển "thuyền ngầm" đã được thực hiện ở phía đối phương. Ai biết được, có lẽ các kỹ sư Đức đã sử dụng những bản vẽ của một đồng nghiệp người Nga được cho là "biến mất" vào năm 1918?
Năm 1933, nhà thiết kế Horner von Wern (hay von Werner) đã được cấp bằng sáng chế cho "thuyền ngầm" của mình. Người ta cho rằng "đứa con tinh thần" của ông có khả năng di chuyển không chỉ dưới lòng đất mà còn di chuyển dưới nước. Theo tính toán, tốc độ của “thuyền ngầm” được cho là khoảng 7 km/giờ. Kíp lái - 5 người, đầu đạn - lên tới 300 kg thuốc nổ TNT.
"Subterrine" của Horner von Wern
Subterrine của Horner von Wern - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.10.2022
"Subterrine" của Horner von Wern
"Submarine-Subterrine" có thể hữu ích trong chiến dịch đánh chiếm Vương quốc Anh. Nhiệm vụ của nó là bí mật tiến đến quần đảo Anh, khoan sâu vào lòng đất và tấn công từ “bên trong”. Nhưng, làm thế nào để trở về? Đức không muốn phân tán lực lượng có giá trị. Và dự án của kỹ sư von Wern đã bị dừng thực hiện.
Dự án thứ hai - thậm chí còn điên rồ hơn, được gọi là "Rắn từ Midgard" (tiếng Đức - Midgard Schlange). Nó được phát triển vào năm 1934 bởi nhà thiết kế Ritter. Đây là cỗ máy tấn công công binh "ba phương tiện" với động cơ điện-diesel. Chiều dài tối đa 500 m, tổng trọng lượng 60.000 tấn. Cỗ máy có khả năng di chuyển trên cạn, dưới đất và dưới nước. Tốc độ trên mặt đất - 30 km/giờ, dưới nước - 3 km/giờ, dưới lòng đất - từ 2 đến 10 km/giờ tùy thuộc vào mật độ của đất. Trang bị và vũ khí - 12 súng máy 7,92 mm đồng trục, ngư lôi "ngầm" đặc biệt và đạn chứa chất nổ để phá đất, phá đá, 2.000 quả mìn (10 và 250 kg), kính tiềm vọng, máy phát thanh, thiết bị cứu hộ khẩn cấp để kíp lái lên mặt đất, một bếp điện, buồng ngủ, xưởng sửa chữa. Để đảm bảo cuộc sống của kíp lái (lên đến 30 người) trên "thuyền ngầm" có 580 bình khí nén. Giá của một "con rắn" như vậy, tính theo tiền hiện đại, gần 205 triệu USD.
Bản vẽ dự án tàu ngầm "Rắn từ Midgard" của Đức
Bản vẽ dự án tàu ngầm Rắn từ Midgard của Đức - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.10.2022
Bản vẽ dự án tàu ngầm "Rắn từ Midgard" của Đức
Ngay cả nguyên mẫu của "Rắn từ Midgard" cũng không được tạo ra. Khi đó, Tổng chỉ huy Không quân Đức Herman Goering đã thuyết phục Hitler rằng, dàn máy bay ném bom sẽ buộc nước Anh phải đầu hàng nhanh hơn và rẻ hơn so với "thuyền ngầm". Và sau đó, nhờ những nỗ lực của Liên Xô và các đồng minh trong liên minh chống Hitler, trong Thế chiến II đã xảy ra một bước ngoặt, và Đức Quốc xã không còn quan tâm đến những vũ khí "tuyệt diệu" nữa.
Tuy nhiên, có những bằng chứng cho thấy rằng, sau khi Hồng quân chiếm được Koenigsberg (nay là Kaliningrad thuộc Nga), các binh sĩ Liên Xô đã phát hiện ra những chi tiết của một cỗ máy chưa được biết đến. Có thể đó là một mẫu chưa hoàn thành của "Rắn từ Midgard"?

“Chuột chũi chiến đấu” chạy bằng năng lượng hạt nhân

Nhưng, các bản vẽ "phương tiện ngầm" của Đức đã lọt vào tay Liên Xô nhờ nỗ lực của cơ quan phản gián quân đội. Một nhóm các nhà khoa học dẫn đầu bởi nhà vật lý Georgy Pokrovsky và kỹ sư điện Georgy Babat đã nghiên cứu tài liệu này và đưa ra quyết định: việc chế tạo chiếc "thuyền ngầm" của quân đội Liên Xô là một nhiệm vụ khả thi. Song song với việc này, vào năm 1948, kỹ sư Mikhail Tsiferov đề xuất dự án "ngư lôi phản lực ngầm" để khoan giếng gia tốc (tốc độ - 1 m/s).
Sơ đồ thiết bị của tàu ngầm "Chuột chũi chiến đấu"
Sơ đồ thiết bị của tàu ngầm Chuột chũi chiến đấu - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.10.2022
Sơ đồ thiết bị của tàu ngầm "Chuột chũi chiến đấu"
Dự án đầy tham vọng về "thuyền ngầm" chiến đấu của Liên Xô bắt đầu thành hiện thực vào đầu những năm 1960. Một nhóm các nhà thiết kế và nhà khoa học giỏi nhất bắt đầu phát triển dự án được gọi là "Chuột chũi chiến đấu". Người ta cho rằng, Liên Xô đã xây dựng một nhà máy để sản xuất hàng loạt những chiếc "thuyền ngầm" như vậy.
Theo thông tin hiện có, thiết bị này là một cỗ máy hình trụ bằng titan có đường kính lên tới 4 m, chiều dài 25-35 m, động cơ chính là lò phản ứng hạt nhân (giống như trên tàu ngầm hạt nhân). "Chuột chũi chiến đấu" di chuyển với sự trợ giúp của mũi khoan khổng lồ, tốc độ trung bình 10 km/giờ. Kíp lái - 5 người, cỗ máy chở theo tối đa 15 binh sĩ, cỗ máy được trang bị phần chiến đấu - 1 tấn chất nổ hoặc mìn hạt nhân. Rõ ràng là kích nổ từ xa.
Theo các nha phát triển, "chiếc thuyền ngầm" sẽ được đưa đến bờ biển của "kẻ thù tiềm năng" (Hoa Kỳ) bằng chiếc tàu ngầm đặc biệt. Sau đó - khoan vào đất liền và phá hủy các hầm chỉ huy, các bệ phóng tên lửa và các loại cấu trúc khác. Hơn nữa, kẻ thù có thể nhầm lẫn giữa chuyển động của "Chuột chũi chiến đấu" và hoạt động địa chấn, nhầm lẫn giữa hậu quả của vụ tấn công và hậu quả của trận động đất.
Cuộc thử nghiệm đầu tiên của "Chuột chũi chiến đấu" do các nhà thiết kế Liên Xô phát triển được cho là được thực hiện ở vùng núi Ural vào năm 1964. Kết quả của nó (một lần nữa, được cho là) ​​rất tuyệt vời: chiếc “thuyền ngầm” đã cắn vào núi, đi được trong đất có độ cứng khác nhau và biến hầm bê tông của "kẻ thù tiềm năng" thành cát bụi. Nhưng, sau đó một thảm họa đã xảy ra: "Chuột chũi chiến đấu" ở độ sâu bị đá đè lên và phát nổ. Do vụ nổ hạt nhân dưới lòng đất, đường hầm đã bị sập. Kíp lái đã chết cả.
Sau đó dự án bị chấm dứt hoạt động, các tài liệu bị tiêu hủy.
Tàu ngầm hạt nhân 667BDR  - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.05.2021
Nga sẽ rút các tàu ngầm huyền thoại của Liên Xô ra khỏi hạm đội
Nhưng, dự án " Chuột chũi chiến đấu" như trong phim viễn tưởng vẫn mang lại một số lợi ích. Vào giữa những năm 1970, thông tin về “hạm đội thuyền ngầm Nga dưới lòng đất” bị rò rỉ trên các phương tiện truyền thông, và Mỹ buộc phải triển khai các công việc tốn kém nhằm phát triển những thiết bị tương tự.
Nửa thế kỷ đã trôi qua, ngành khoa học công nghệ đã có một bước tiến vượt bậc. Có công việc nào đang được thực hiện trong lĩnh vực phát triển "thuyền ngầm" hay không? Có ai cần tàu chiến đấu chạy dưới lòng đất không? Vẫn chưa có câu trả lời.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала