Quan trọng hơn Ukraina. Hoa Kỳ công bố mục tiêu mới trong cuộc đối đầu với Nga

© AP Photo / U.S. Navy / MC2 Micheal H. LeeMột thủy thủ trên tàu ngầm Mỹ USS Hartford trong cuộc tập trận ở Bắc Cực
Một thủy thủ trên tàu ngầm Mỹ USS Hartford trong cuộc tập trận ở Bắc Cực - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.10.2022
Đăng ký
Hoa Kỳ đang chuẩn bị mở một mặt trận mới để chống lại Nga. Thượng viện Mỹ cho rằng, hiện tượng ấm lên toàn cầu biến Bắc Cực thành một trung tâm tiềm ẩn xung đột với Matxcơva. Do đó, Lầu Năm Góc đang tăng cường sự hiện diện trong khu vực. Tuy nhiên, ở đây có những vấn đề. Về điểm đối đầu mới - trong tài liệu của Sputnik.

Quân sự hóa Bắc Cực

Thời gian gần đây, Hoa Kỳ thường xuyên nhắc đến vùng Bắc Cực. Vào giữa tháng 10, Nhà Trắng đã công bố chiến lược mới tại Bắc Cực, trong đó nói về việc khu vực này đang chịu những tác động ngày càng nghiêm trọng từ sự cạnh tranh với Nga và Trung Quốc. Do đó cần phải kiềm chế Matxcơva và Bắc Kinh bằng các biện pháp quân sự. Và cần phải củng cố tiềm năng của Mỹ.

"Chiến lược quốc gia mới của Hoa Kỳ tại khu vực Bắc Cực đã trở nên "chính trị hóa" hơn, - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Maria Zakharova nhận xét. - Chiến lược mới thể hiện rõ hơn thái độ chống Nga, trong khi bản chất của nó vẫn không thay đổi - củng cố lợi ích quốc gia của Washington trên khắp Bắc Cực và tận dụng tối đa các đồng minh của họ trong khu vực và NATO. Chiến lược mới thể hiện rõ đường lối nhằm quân sự hóa Bắc Cực".

Washington đáp trả ngay lập tức. Cố vấn cao cấp của Ngoại trưởng Mỹ Derek Chollet tuyên bố, Hội đồng Bắc Cực, mà Matxcơva hiện giữ chức Chủ tịch luân phiên, có thể tiếp tục hợp tác mà không cần đến sự tham gia trực tiếp của Nga. Hơn nữa, ông Derek Chollet cáo buộc Điện Kremlin đang "thử nghiệm các hệ thống nguy hiểm mới".
Quan chức này tuyên bố: “Trong vài năm qua, Matxcơva đã đầu tư hàng tỷ USD vào việc quân sự hóa khu vực, xây dựng và hiện đại hóa các căn cứ, mở rộng hạm đội”.
Quang cảnh băng ở Bắc Cực nhìn từ tàu phá băng Xue Long của Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.10.2022
Chuyên gia: Mỹ muốn biến Bắc Cực thành khu vực xung đột với Nga và Trung Quốc

“Chỉ có một tàu phá băng”

Hoa Kỳ có ít cơ hội để triển khai cơ sở hạ tầng quân sự ở Bắc Cực. Ngoài ra, cuộc tranh giành khu vực giàu tài nguyên này đang trở nên gay gắt hơn - ngoài Nga, còn có Canada, Iceland, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan và Đan Mạch cũng là đối thủ của Mỹ.
"Lợi thế chính của chúng tôi là một hạm đội lớn. Mỹ chỉ có một tàu phá băng có thể sử dụng được, lẽ ra phải ngừng hoạt động từ lâu", - nhà khoa học chính trị Andrey Suzdaltsev giải thích.
Chuyên gia Suzdaltsev nói tiếp, Washington rất bức xúc vì Nga có toàn quyền đối với ít nhất một phần ba khoáng sản trong khu vực. Đây là một lý do chính đáng cho xung đột vũ trang. Sự kiện kích hoạt xung đột có thể là việc các tàu Mỹ cố gắng đi qua Tuyến đường Biển Phương Bắc mà không có sự cho phép của Matxcơva.
Tuy nhiên, điều này không thể xảy ra sớm hơn năm 2025, chuyên gia nhận xét. Lầu Năm Góc vẫn đang "thăm dò tình hình". Ví dụ, vào tháng 5 năm 2020, đội tàu chiến hải quân Hoa Kỳ - ba tàu khu trục - đã tiến vào Biển Barents lần đầu tiên kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.
Khi đó, Tổng thống Donald Trump đã kêu gọi thành lập hạm đội tàu phá băng. Thượng viện đã phân bổ tiền cho việc này. Đến năm 2024, con tàu dẫn đầu sẽ được hạ thủy, muộn hơn một chút - năm chiếc nữa thuộc lớp nhỏ hơn.

Hạm đội Bắc Cực

Nga theo dõi sát sao các hành động của Mỹ ở Bắc Cực. Tư lệnh Hạm đội phương Bắc, Đô đốc Alexander Moiseev đã ghi nhận "sự gia tăng của các xu hướng tiêu cực" trong "tình hình chính trị-quân sự".
Matxcơva đang chuẩn bị cho những kịch bản khác nhau. Gần đây, tàu chiến chống ngầm cỡ lớn Đô đốc Levchenko đã trở về căn cứ hải quân Severomorsk sau khi thực hiện cuộc tập trận ở Biển Barents và vùng đông Siberia.
Ngoài ra, trong những năm gần đây, Nga đã khôi phục khoảng 50 cơ sở quân sự ở Bắc Cực bị bỏ hoang sau khi Liên Xô sụp đổ. Quân đội và vũ khí lại được triển khai ở đó.
Nga tiếp tục đóng các tàu lớp băng mới. Vào mùa thu năm 2020, tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân dẫn đầu thuộc Dự án 22220 Arktika đã được hạ thủy. Con tàu sử dụng hệ thống năng lượng hạt nhân RITM-200 với hai lò phản ứng hạt nhân, mỗi lò có công suất 175 MW, con tàu có khả năng phá băng dày tới 2,8 m với tốc độ từ 1,5 đến 2 hải lý/giờ cả trên đại dương và trên sông.
Vào tháng Giêng năm nay, con tàu thứ hai thuôc dự án tàu phá băng nguyên tử “Siberia” đã bắt đầu hoạt động ở vùng biển Bắc Cực. Hạm đội tàu phá băng được điều hành bởi Atom- flot (một tổ chức của Rosatom) sẽ có thêm ba tàu nữa thuộc dự án này: “Ural”, “Yakutia” và “Chukotka”.
Chính các tàu phá băng hạt nhân là chìa khóa thành công của bất kỳ công trình quân sự và dân sự nào trong khu vực này. Ngoài Arktika và Siberia, Nga còn có hai tàu phá băng với động cơ hạt nhân gồm 2 lò phản ứng công suất 75.000 mã lực (Yamal, 50 Let Pobedy), hai tàu phá băng với một lò phản ứng công suất khoảng 50.000 mã lực ( Taimyr, Vaigach), tàu phá băng hạng nhẹ chạy bằng năng lượng hạt nhân Sevmorput với một lò phản ứng có công suất 40.000 mã lực và năm tàu ​sửa chữa và bảo dưỡng kỹ thuật. Tàu phá băng Sovetsky Soyuz đang trong lực lượng dự bị.
Ngoài ra còn có những chiếc tàu với động cơ diesel-điện, chẳng hạn như “Ilya Muromets” hiện đại, đã được đưa vào hoạt động từ năm 2017. Tàu Ilya Muromets có khả năng phá băng dày tới một mét. Ngoài việc hộ tống, con tàu có thể vận chuyển hàng hóa cho nhóm quân ở Bắc Cực.
Jens Stoltenberg  - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.08.2022
Ông Stoltenberg kêu gọi tăng cường sự hiện diện của NATO ở Bắc Cực vì Nga
Theo dự án này, con tàu có thể được trang bị các loại vũ khí, cụ thể là các bệ pháo bắn nhanh AK-630, AK-230, AK-306. Có thể dễ dàng biến tàu phá băng thành tàu chiến tấn công, chỉ cần trang bị tên lửa chống hạm là đủ. Theo kế hoạch, chiếc tàu thứ hai thuộc dự án này - tàu phá băng Evpaty Kolovrat sẽ được hạ thủy vào năm 2023.
Nga có hạm đội tàu phá băng lớn nhất thế giới và cơ sở hạ tầng quân sự phát triển nhất ở vùng Bắc Cực. Bây giờ Hoa Kỳ khó có thể dám thách thức. Nhưng, băng ở Bắc Cực đang tan với tốc độ nhanh chóng khiến Washington càng “thèm ăn” hơn.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала