Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được mời thăm Trung Quốc đầu tiên mang ý nghĩa gì?

© Ảnh : Lê Trí Dũng - TTXVNHội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII
Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.10.2022
Đăng ký
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên thăm chính thức Trung Quốc sau Đại hội XX của CPP. Chuyến thăm mang nhiều thông điệp quan trọng.
Có thể khẳng định, việc đồng chí Nguyễn Phú Trọng là lãnh đạo đầu tiên được mời sang Trung Quốc ngay sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XX bế mạc - mang nhiều ý nghĩa quan trọng.
Chuyến công du đến Bắc Kinh lần này cho thấy uy tín, vị thế đặc biệt của Hà Nội, triển vọng tốt đẹp trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc với bộ máy lãnh đạo Trung Hoa mới, định hình nhiều xu hướng trong bối cảnh tình hình khu vực, thế giới đang diễn biến phức tạp.

Nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên thăm Trung Quốc sau Đại hội XX

Như Sputnik đã thông tin sáng nay 25/10 căn cứ vào thông báo của Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ có chuyến thăm chính thức đến Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Theo kế hoạch, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ đến Trung Quốc vào Chủ nhật này.
“Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm chính thức Cộng hòa nhân dân Trung Hoa từ ngày 30/10 đến ngày 02/11/2022”, thông báo của Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ.
Trước khi bàn về chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cần lưu ý rằng, nhà lãnh đạo Việt Nam này đã giữ chức vụ Tổng Bí thư từ năm 2011, và kiêm nhiệm cương vị Chủ tịch nước trong giai đoạn 2018 đến năm 2021 khi cố Chủ tịch Trần Đại Quang đột ngột qua đời.
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo nhận được tín nhiệm cao từ đảng viên các cấp đến lòng tin từ quần chúng nhân dân.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergey Lavrov - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.10.2022
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm chính thức nước CHND Trung Hoa
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng là người được đánh giá có đường lối, chiến lược đối ngoại cân bằng, khéo léo, vì lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết.
Cần nhắc lại rằng, người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam cũng là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên thăm Bắc Kinh sau Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XX.
Kỳ đại hội được xem là đã củng cố địa vị vững chắc của Chủ tịch Trung QuốcTập Cận Bình, theo bình luận của Thời báo Bưu điện Nam hoa Buổi sáng (SCMP).
Động thái này là đáng chú ý trong mắt giới quan sát quốc tế, nhất là khi, chuyến đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đang ở quá trình đối thoại với giới lãnh đạo Hoa Kỳ về việc tăng cường quan hệ hợp tác song phương – gác lại quá khứ của những người từng là cựu thù hai đầu chiến tuyến – hướng đến việc nâng cấp quan hệ Hà Nội – Washington lên tầm “Đối tác chiến lược toàn diện”.
Cũng theo Thời báo Nam hoa Buổi sáng, dựa trên lời mời của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, TổngBí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm Bắc Kinh bốn ngày, trở thành quan chức nước ngoài đầu tiên thăm Trung Quốc kể từ khi bế mạc Đại hội Đảng lần thứ XX. Trong đó ông Tập tiếp tục nhiệm kỳ lãnh đạo thứ ba của mình, điều chưa có tiền lệ trong lịch sử hiện đại Trung Quốc.

Khẳng định quan hệ Việt – Trung và tình cảm cá nhân tốt đẹp

Những diễn biến này - việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trở thành nhà lãnh đạo đầu tiên được mời sang Trung Quốc ngay sau Đại hội XX là điều hết sức đáng quan tâm.
Theo quan điểm của chúng tôi, điều này khẳng định mối quan hệ vững chắc giữa Đảng Cộng sản hai nước, cũng như tình cảm cá nhân tốt đẹp, thân thiết giữa hai Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tập Cận Bình.
Cần lưu ý rằng, Trung Quốc và Việt Nam là một trong số ít các nước xã hội chủ nghĩa lấy Đảng Cộng sản làm đảng cầm quyền, đây không chỉ là sự lựa chọn của lịch sử, cách mạng mà còn là sự lựa chọn của nhân dân hai nước. Qua đó, đại diện cho lợi ích của nhân dân Việt Nam – Trung Quốc.
Là láng giềng gần gũi, hai nước đều có nguồn lợi quan trọng để gìn giữ động lực, sức sống của hai Đảng, cũng là động lực, ước nguyện ban đầu thúc đẩy kinh tế-xã hội hai nước phát triển và cùng thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, thịnh vượng, ổn định, hoàn bình.
Không ai có thể phủ nhận rằng, dưới sự lãnh đạo của hai Đảng và sự nỗ lực của nhân dân hai nước, Trung Quốc và Việt Nam đã đạt được những thành tựu hết sức đáng kinh ngạc.
Hôm Chủ nhật 23 tháng 10, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chúc mừng ông Tập Cận Bình tái đắc cử chức Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và ca ngợi "sự quan tâm chân thành và đóng góp to lớn của ông Tập đối với quan hệ Việt Nam - Trung Quốc vì lợi ích của nhân dân hai nước".
Như Sputnik đã thông tin trước đó, sau khi Hội nghị Trung ương lần thứ nhất khóa XX, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chính thức bầu ra Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Bộ Chính trị và Tổng Bí thư khóa XX, ông Tập Cận Bình tái cử Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gửi điện chúc mừng Tổng Bí thư Tập Cận Bình.
Trong điện mừng có đoạn:
“Nhân dịp Đồng chí được bầu lại làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân danh cá nhân, Tôi thân ái gửi đến Đồng chí lời chúc mừng nồng nhiệt nhất”.
Người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam cũng bày tỏ hết sức vui mừng và chân thành chúc mừng thành công của Đại hội đại biểu lần thứ XX Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Trong đó, ông Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh đến những bước phát triển sáng tạo trong việc không ngừng hoàn thiện hệ thống lý luận về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới, cũng như những tầm nhìn chiến lược và mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng mà Đại hội đề ra cho sự phát triển dài hạn của Trung Quốc, hướng tới thực hiện thành công mục tiêu "100 năm thứ hai".
Nhà lãnh đạo Việt Nam cũng “đầy tin tưởng” rằng, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc với ông Tập Cận Bình là hạt nhân và sự định hướng của Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới, toàn Đảng và toàn dân Trung Quốc nhất định sẽ hoàn thành các mục tiêu mà Đại hội XX đề ra.
Ông tin Bắc Kinh cũng sẽ sớm thực hiện thắng lợi mục tiêu cơ bản hoàn thành hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa, tiến tới xây dựng Trung Quốc thành quốc gia xã hội chủ nghĩa hiện đại, giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa và tươi đẹp.
Đáng lưu ý, trong điện mừng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng bày tỏ mong muốn sớm gặp gỡ, trao đổi đoàn cấp cao sau Đại hội XX của CPP.
“Chúng tôi rất trân trọng và đánh giá cao những tình cảm tốt đẹp, sự quan tâm, đóng góp to lớn của Đồng chí đối với quan hệ Việt Nam - Trung Quốc vì lợi ích của nhân dân hai nước”, Tổng Bí thư nhấn mạnh.

Chuyến đi Trung Quốc của ông Nguyễn Phú Trọng mang ý nghĩa gì?

Quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc hết sức đặc biệt, là trụ cột then chốt trong sợi dây gắn kết giữa Hà Nội và Bắc Kinh.
Theo Kalvin Fung Ka-shing, chuyên gia nghiên cứu quan hệ quốc tế tại Đại học Waseda ở Tokyo, chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phản ánh "tình đoàn kết và nét tương đồng trong quan hệ tư tưởng" của hai bên, điều này đã vượt qua mọi trở ngại về tuyên bố chủ quyền của hai nước ở Biển Đông.
“Chuyến thăm cấp cao của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một tín hiệu quan trọng đối với Bắc Kinh cũng như thế giới rằng, Việt Nam muốn duy trì quan hệ tốt đẹp, khăng khít với Trung Quốc”, chuyên gia Kalvin Fung Ka-shing bày tỏ.
Trở lại dòng lịch sử, trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc của cố Tổng Bí thư Đỗ Mười (vào tháng 11/1991), hai bên đã nhất trí tuyên bố “khép lại quá khứ, mở ra tương lai”, thực hiện bình thường hóa quan hệ giữa hai Đảng và hai Nhà nước theo bốn nguyên tắc chính là “độc lập tự chủ, hoàn toàn bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau”.
Quang cảnh thành phố Hải Phòng của Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.10.2022
Việt Nam tăng trưởng kỷ lục nhưng Mỹ, EU, Trung Quốc là các yếu tố kìm chân?
Cũng trên chính nền tảng này, các thế hệ lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc đều đã cùng đẩy mạnh trao đổi kinh nghiệm về đổi mới, mở cửa, lãnh đạo, quản lý đất nước. thúc đẩy kinh tế phát triển và xã hội tiến bộ, vì lợi ích chung của Đảng, Nhà nước, nhân dân hai nước.
“Chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng mang ý nghĩa quan trọng ở chỗ cả hai nhà lãnh đạo (Tập Cận Bình và Nguyễn Phú Trọng) đều là những người được tín nhiệm, được bầu lại và tái đắc cử trong hơn hai nhiệm kỳ lãnh đạo Đảng, đất nước”, chuyên gia bày tỏ.
Nhà nghiên cứu Fung cũng nhấn mạnh, thông điệp chúc mừng và chuyến thăm sắp tới của nhà lãnh đạo Việt Nam Nguyễn Phú Trọng “hoàn toàn phù hợp với truyền thống” quan hệ Việt – Trung.
Về chính trị, rõ ràng, Hà Nội và Bắc Kinh đều thiết lập được nền tảng tin cậy chính trị cao. Về kinh tế, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong khối ASEAN, lớn thứ sáu của Trung Quốc trên thế giới xét theo tiêu chí quốc gia.
Ở chiều ngược lại, Trung Quốc hiện đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch thương mại Việt - Trung năm 2021 đạt 165,8 tỷ USD, tăng 24,6% so năm trước đó bất chấp ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Cũng như Sputnik đề cập, hai nước thường xuyên trao đổi đoàn cấp cao, duy trì đối thoại gần gũi, nỗ lực tìm tiếng nói chung cho các vấn đề còn tồn tại, hướng quan hệ láng giềng hữu nghị và đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung lên tầm cao mới, đáp ứng lợi ích của hai bên, vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển của khu vực và trên thế giới.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала