- Sputnik Việt Nam, 1920
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Sau khi Kiev tăng cường tấn công DNR và LNR, theo yêu cầu của các nước cộng hòa này, Nga đã công nhận nền độc lập của họ. Lực lượng an ninh Ukraina tiếp tục tấn công Donbass. Ngày 24/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo rằng ông đã quyết định về một chiến dịch quân sự đặc biệt.

Bom "bẩn" là gì và hậu quả của nó ra sao?

© Depositphotos.com / KaninstudioPhóng xạ
Phóng xạ - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.10.2022
Đăng ký
Bom "bẩn" là vũ khí hạt nhân hiệu suất thấp có chứa đồng vị phóng xạ và chất nổ thông thường. Khi một quả bom như vậy được kích hoạt, thiệt hại không đến từ vụ nổ, mà do chất phóng xạ bị rải ra trên một khu vực rộng lớn.
Hôm thứ Hai, Igor Kirillov, người đứng đầu lực lượng bảo vệ bức xạ, hóa học và sinh học của quân đội Nga, cho biết công việc chế tạo bom "bẩn" của Ukraina đang ở giai đoạn cuối cùng, Kiev có kế hoạch thực hiện một vụ khiêu khích và đổ lỗi cho Nga về điều này.
Vũ khí hạt nhân tự chế là gì và mối nguy của bom bẩn nằm ở đâu? Xin đọc tài liệu của Sputnik.

Tại sao lại là bom "bẩn"

“Khi chúng ta nói về một quả bom “bẩn”, ở đây không đề cập tới một thiết bị nổ hạt nhân, mà là về một thiết bị nổ thông thường, bao quanh nó là chất thải phóng xạ. Khi xảy ra vụ nổ, xung quanh nơi bom nổ sẽ diễn ra tình trạng phân tán phóng xạ, và khu vực lãnh thổ này trở nên không còn phù hợp cho mọi người sinh sống. Đây là một cách để tạo ra ô nhiễm phóng xạ, chẳng hạn như ở Chernobyl hiện nay", - Vadim Kozyulin, giáo sư tại Học viện Khoa học Quân sự, giải thích với Sputnik.

Phương pháp này loại bỏ yếu tố gây nổ hạt nhân và không tạo ra sóng nổ như một vụ ném bom hạt nhân. Nhưng nó làm ô nhiễm mọi thứ xung quanh. Ô nhiễm phóng xạ và bệnh tật phóng xạ sẽ đe dọa tất cả mọi người trong khu vực bị ảnh hưởng sau vụ nổ.

Ruột bom “bẩn” có thể gây hại

Để tạo ra phần ruột cho bom "bẩn", Ukraina có thể sử dụng bất cứ thứ gì có chút bức xạ, từ các yếu tố của thiết bị y tế đến kho lưu trữ chất thải hạt nhân.
Theo ông, có rất nhiều nguyên liệu để tạo ra quả bom hạt nhân tự chế ở Ukraina: ba nhà máy điện hạt nhân hiện đang hoạt động có chín bể chứa nhiên liệu đã qua sử dụng, cộng với nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, nơi có thể tìm thấy cả uranium và plutonium. Ngoài ra, cách đây không lâu là sự thành lập "Vector", một công ty chuyên xử lý chất thải phóng xạ. Và, tất nhiên, ba khu chôn cất chất thải phóng xạ là "Buryakovka", "Rossokha" và "Podlesny", có thể chứa hơn 50 nghìn mét khối chất thải phóng xạ.
Vasily Nebenzya  - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.10.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Nga sẽ coi việc Kiev sử dụng "bom bẩn" là hành động khủng bố hạt nhân

Vụ khiêu khích tàn nhẫn

Bộ Quốc phòng Nga chỉ ra rằng trong tình hình hiện nay, bản thân vụ nổ, hay thậm chí chỉ là việc tạo ra một quả bom "bẩn" có thể được sử dụng như một hành động khiêu khích để cáo buộc Nga sử dụng vũ khí phóng xạ. Hành động khiêu khích này sẽ phải trả giá bằng sự ô nhiễm một số phần lãnh thổ của Ukraina, có thể thậm chí là tính mạng của người Ukraina. Tất cả chỉ vì đạt một mục đích là thu hút sự chú ý. Diễn viên cần có khán giả. Chế độ Kiev không xấu hổ khi hy sinh con người vì lợi ích của những lượt xem và các chương trình phát sóng trên các kênh truyền hình nước ngoài. Một chương trình phát sóng mới là một đợt viện trợ mới từ châu Âu vốn đang đồng cảm với Ukraina.

"Sự quan tâm đến các sự kiện ở Ukraina trên thế giới đang có vẻ sụt giảm, và về mặt lý thuyết đây là một cách để làm mới tình hình. Bởi vì cụm từ "phóng xạ" và "mối đe dọa hạt nhân" luôn gây ra mối lo lắng nghiêm trọng trên thế giới", - ông Kozyulin chia sẻ.

Theo chuyên gia, ở đây có một tin tốt: ngay cả những khu vực bị ô nhiễm cũng có thể được làm sạch. Đây là một vấn đề tốn kém tiền bạc, nhưng có thể giải quyết được.

Mô phỏng sự cố

Nỗ lực tạo ra một hành động khiêu khích từ trước để buộc tội Nga có một số thiếu sót. Ví dụ, các “đạo diễn” trên chiến trường Kiev đã không tính đến việc Nga có đủ vũ khí hạt nhân của riêng mình để tránh sử dụng bom "bẩn" tự chế. Do đó, theo giáo sư, họ có thể vẽ ra kịch bản về một cuộc tấn công được cho là nhằm vào một cơ sở hạt nhân.

"Nga có vũ khí hạt nhân và không cần sử dụng bom bẩn, điều đó thật kỳ lạ. Nhưng mô phỏng một sự cố lại là chuyện khác. Chúng ta vừa nhắc tới các cơ sở lưu trữ chất thải, rằng Nga được cho là có thể tấn công những cơ sở này và một đám mây sẽ được tạo ra từ cú đánh này. Nếu không, sẽ rất lạ nếu cáo buộc Nga, quốc gia có đủ loại vũ khí hạt nhân, lại đi sử dụng bom "bẩn", - ông Kozyulin giải thích.

Theo nhà khoa học chính trị Andrei Nikiforov, các ông chủ phương Tây của chế độ Kiev hiện tại sẽ không cho phép nước này thực hiện hành vi khiêu khích sử dụng bom hạt nhân "bẩn".

Ý kiến ​​của chuyên gia nước ngoài

Chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ Hasan Ünal, giáo sư, tiến sĩ khoa học và giảng viên Đại học Maltepe, tin rằng nếu nhìn những gì đang diễn ra "trên thực địa" thì Nga không cần thiết phải dùng đến bom “bẩn".

“Tuy nhiên, một trong những mục tiêu chính của hành động khiêu khích như vậy từ phía Ukraina có thể là mong muốn để Hoa Kỳ can dự trực tiếp vào cuộc chiến. Nếu Ukraina bây giờ có một “quả bom bẩn” như vậy, nếu họ sử dụng nó, điều gì sẽ xảy ra sau đó? Ngay cả khi có một quả bom như vậy và Ukraina sẽ sử dụng nó mà không có sự chấp thuận của Hoa Kỳ và Anh, những nước này sẽ tìm mọi cách để quy trách nhiệm cho Nga. Họ sẽ tận dụng tình huống này để đổ lỗi cho Nga. Khả năng của Hoa Kỳ đi bất kỳ bước nào để ngăn chặn hình thành trật tự đa cực có thể dẫn đến chiến tranh hạt nhân. Tất cả chúng ta đều rõ rằng sự sụp đổ của một cường quốc đang mất dần sức mạnh sẽ dẫn đến những cú sốc lớn, nhưng không một người có đầu óc tỉnh táo nào thậm chí muốn nghĩ rằng tình hình có thể tiến tới bên bờ vực của một cuộc chiến tranh hạt nhân”, - chuyên gia lưu ý.

Cuộc họp của Đại hội đồng LHQ - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.10.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
LHQ bình luận về các báo cáo Kiev đang chuẩn bị "bom bẩn"
Zhou Rong, một nhà nghiên cứu tại Đại học Nhân dân Trung Quốc, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik: "vẫn còn chút hy vọng rằng những người đứng đầu các cơ quan quốc phòng phương Tây lo ngại về tình hình này, mặc dù họ không thể lên tiếng".

“Hôm nay, Mỹ, Anh và Pháp nói rằng họ không để ý đến những cảnh báo của Nga rằng Ukraina có thể sử dụng một quả bom “bẩn”. Tôi nghĩ rằng hành vi của họ dựa trên sự cần thiết về chính trị. Dù Ukraina có sử dụng bom hay không thì hiện tại các nước phương Tây vẫn chưa thể công khai chấp nhận những lời đe dọa này. Tuy nhiên, vì có nguy cơ sử dụng bom “bẩn”, người đứng đầu các bộ quốc phòng có thể thảo luận riêng về vấn đề này, trong khi trước công chúng phương Tây vẫn sẽ tiếp tục bảo vệ Ukraina”, - chuyên gia Trung Quốc nói.

Theo Zhou Rong, việc sử dụng bom “bẩn" sẽ đồng nghĩa với một thảm họa về môi trường và nhân đạo.
“Hiện phía Nga đã đưa ra cảnh báo. Cảnh báo của Nga nhằm ngăn chặn Ukraina sử dụng bom “bẩn". Cảnh báo này chân thành nhắm tới mục đích duy trì hòa bình và ổn định, và không làm leo thang xung đột giữa Nga và Ukraina. Việc sử dụng bom “bẩn" là hoàn toàn không thể chấp nhận được. Sử dụng bom “bẩn” sẽ đồng nghĩa với thảm họa môi trường và nhân đạo, mở rộng quy mô chiến tranh và thay đổi bản chất chiến tranh”, - chuyên gia Trung Quốc kết luận.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала