Độc nhất vô nhị: Ở Trung Quốc nêu 10 lý do nên đầu tư vào Việt Nam ‘ngay bây giờ’

© Ảnh : TTXVN - Vũ Hữu SinhMay bao jumbo phục vụ xuất khẩu tại nhà máy của Công ty Cổ phần bao bì Sông La Xanh.
May bao jumbo phục vụ xuất khẩu tại nhà máy của Công ty Cổ phần bao bì Sông La Xanh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.10.2022
Đăng ký
Truyền thông Trung Quốc ca ngợi các lợi thế của Việt Nam trong cạnh tranh đầu tư nước ngoài, thu hút FDI. Trong đó, 10 lý do mà báo giới Trung Quốc đưa ra cho thấy những điểm thuận lợi, ưu việt hết sức đáng trân trọng của Việt Nam mà không phải quốc gia nào cũng có được.
Trong đó cần chú ý đến vị trí địa lý thuận lợi, chính trị ổn định, chính sách mở cửa đối với doanh nghiệp nước ngoài, môi trường kinh doanh không ngừng cải thiện, cơ sở hạ tầng từng bước hoàn thiện, lực lượng lao động trẻ có tay nghề cao và chi phí khá thấp, nền kinh tế phát triển, tài nguyên thiên nhiên phong phú chưa được khai thác, môi trường pháp lý cải thiện và biến hội nhập thành cơ hội.

Báo Trung Quốc: 10 lý do nên đầu tư vào Việt Nam

Hôm 21/10, các trang mạng nổi tiếng hàng đầu Trung Quốc như Sohu, Sina đồng loạt đăng tải phân tích vì sao nên đổ tiền đầu tư vào Việt Nam.

“Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển với tốc độ tăng trưởng top đầu thế giới với GDP hàng năm trên 7%. Đất nước có nguồn tài nguyên phong phú, nguồn lực dồi dào, thế hệ nhân tài với trình độ tiềm năng và cơ chế ưu đãi đầu tư hấp dẫn đã tạo ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam”, - Sohu nhấn mạnh.

Cô gái đeo mặt nạ trên sàn giao dịch chứng khoán - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.09.2022
Nhà đầu tư 'bất ngờ, ngỡ ngàng, ngơ ngác và bật ngửa' với chứng khoán Việt Nam
Truyền thông Trung Quốc cũng liệt kê 10 lý do tại sao nên đầu tư vào Việt Nam ‘ngay bây giờ nếu bạn không muốn bỏ lỡ cơ hội sinh lời vô cùng giá trị nào’.

1. Vị trí địa lý ‘độc nhất vô nhị’

Việt Nam là quốc gia có địa thế ưu việt, khí hậu ôn hòa, dễ dàng thuận lợi cho đầu tư phát triển, đặc biệt là trung tâm kinh tế TP.HCM. Đầu tư để phát triển kinh tế và thu về siêu lợi nhuận là một lựa chọn sáng suốt của các nhà kinh doanh nước ngoài.
“Nằm ở cái nôi của Đông Nam Á, Việt Nam có vị trí độc nhất vô nhị để đóng vai trò là bệ phóng và cơ sở cho khu vực tập trung đông nhất dân nhất hành tinh (tổng số ASEAN cộng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Bắc Trung Hoa vượt quá 2 tỷ người)”, - Sohu nêu rõ.
Việt Nam nằm ở bờ phía đông của bán đảo Đông Dương, phía bắc giáp Trung Quốc và phía tây giáp Lào và Campuchia. Đường bờ biển dài giúp Việt Nam dễ dàng tiếp cận trực tiếp với Vịnh Thái Lan và Biển Đông.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio  - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.09.2022
Tại sao Việt Nam hấp dẫn đầu tư của Nhật Bản?
Hà Nội, thủ đô của Việt Nam, ở phía bắc, và Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố có dân số và hoạt động kinh tế sầm uất lớn nhất, nằm ở phía nam đất nước. Các thành phố lớn khác bao gồm Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế, Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang, Cần Thơ, Đà Lạt…Cấu trúc địa lý đa dạng của núi, cao nguyên và ven biển phù hợp với các vùng kinh tế tổng hợp.

2. Nền chính trị ổn định

Theo truyền thông Trung Quốc, sự ổn định chính trị ở Việt Nam là một trong những yếu tố chính thu hút các nhà đầu tư rót tiền cho đất nước Đông Nam Á này.
“Hệ thống chính trị của Việt Nam luôn ổn định, đảm bảo sự thống nhất của các chính sách phát triển kinh tế. Chính trị càng ổn định thì xu hướng tăng trưởng kinh tế càng nhanh chóng”, - báo giới Trung Quốc lưu ý và nhấn mạnh rằng, đây là một lợi thế mà không phải quốc gia nào trên thế giới cũng có được.
VietinBank tại trung tâm Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.09.2022
Không phải Ấn Độ, Việt Nam mới là “đích nhắm” đầu tư số 1
Đặc biệt, thời gian gần đây, Việt Nam rất ổn định chính trị, tăng trưởng kinh tế bền vững, nguồn lao động dồi dào, thị trường rộng lớn, thu nhập bình quân đầu người cao được các nhà đầu tư đánh giá là điểm sáng trong ASEAN. Việt Nam cũng có chính sách phát triển, hội nhập quốc tế sâu rộng, ưu đãi cạnh tranh, có vị trí trung tâm trong khu vực Đông Nam Á.
Việt Nam hiện có hơn 32.000 dự án đầu tư đến từ 136 quốc gia và vùng lãnh thổ, trị giá trên 378 tỷ USD. Trong khi các nước trên thế giới vẫn đang chiến đấu với Covid-19, Việt Nam đã nối lại các hoạt động kinh doanh ở chế độ “bình thường mới”, thích ứng linh hoạt và trở thành một trong những quốc gia đầu tiên đa dạng hóa chuỗi cung ứng của mình.
“Do đó, các nhà đầu tư nước ngoài đều coi Việt Nam là điểm đến đầu tư tiềm năng hậu COVID-19”, - báo Trung Quốc khẳng định.

3. Chính sách mở cửa đối với doanh nghiệp nước ngoài

Các nhà lãnh đạo Việt Nam có tư duy hết sức tân tiến. Việt Nam luôn thay đổi các quy định về đầu tư trong từng thời kỳ và tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi như miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế nhập khẩu đối với một số ngành, miễn tiền thuê và sử dụng đất để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm làm ăn ở đất nước này.
Người đàn ông theo dõi giá cổ phiếu tại một công ty môi giới ở Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.09.2022
Vì sao Việt Nam được các nhà đầu tư nước ngoài “quan tâm đặc biệt”?
Đặc biệt, sự thay đổi chính sách được thể hiện là Luật Đầu tư 2020, văn bản mới nhất thay thế Luật Đầu tư năm 2014, thay đổi, hoàn thiện và bổ sung các chính sách pháp luật mới nhằm mang lại chế độ đãi ngộ tốt hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài.

4. Môi trường kinh doanh liên tục được cải thiện

Thời gian qua, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam không ngừng được cải thiện theo hướng thông thoáng, minh bạch, tuân thủ các chuẩn mực quốc tế.
“Đà mở cửa của Việt Nam với nền kinh tế toàn cầu là do quốc gia này đã ký kết nhiều hiệp định thương mại (FTA) để mở rộng thị trường hàng hoá xuất khẩu, giao thương”, - Sohu khẳng định.
Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng GDP kỷ lục 7,08% trong năm 2018 và tăng trưởng GDP năm 2019 đạt 7,02%, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra từ 6,6 - 6,8% khi đó. Chính trị - xã hội và kinh tế vĩ mô ổn định là đặc điểm nổi bật của tiềm năng kinh doanh ngày càng lớn mạnh của Việt Nam. Dân số gần 100 triệu dân đánh dấu sức mua tiềm năng của thị trường Việt Nam
Diễn đàn Gặp gỡ các doanh nghiệp Ấn Độ - Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp ô tô - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.08.2022
Nhà đầu tư Ấn Độ muốn tham gia phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
“Việt Nam là một trong những công xưởng hàng đầu thế giới cung cấp các mặt hàng điện tử, điện thoại di động, dệt may và các ngành công nghiệp khác”, - báo Trung Quốc nêu rõ.
Đến cuối năm 2020, hơn 31.862 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã chọn Việt Nam làm trụ sở chính, với tổng vốn đăng ký khoảng 374 tỷ USD. Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung là một yếu tố khách quan khác giúp Việt Nam có lợi thế hơn nhiều nước trong khu vực về cạnh tranh FDI. Hiệp định EVFTA sẽ xóa bỏ gần 99% thuế quan giữa EU và Việt Nam, được kỳ vọng sẽ là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam trong tương lai.
“Để đẩy nhanh tốc độ hội nhập của đất nước vào nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam đã tích cực tham gia hàng loạt các hiệp định thương mại tự do đa phương và song phương. Hiện Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với gần 190 quốc gia trên thế giới và ký kết khoảng 15 hiệp định thương mại tự do với các đối tác thương mại quan trọng”, - báo Trung Quốc tổng kết.
May trang phục xuất khẩu ở Công ty Cổ phần thương mại May Việt Thành, Khu công nghiệp Giao Long, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.07.2022
Vượt Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Lào
Cùng với đó, việc Việt Nam tham gia một số hiệp định thương mại tự do đã tạo động lực mạnh mẽ cho các nhà đầu tư nước ngoài từ các nước phát triển bước những bước đầu tiên vào thị trường Việt Nam với nền tảng cam kết vững chắc.

5. Cải thiện cơ sở hạ tầng

Cùng với việc hoàn thiện các chính sách phát triển kinh tế, Việt Nam ngày càng hoàn thiện cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật theo quy định, chất lượng quốc tế được đảm bảo.
Đặc biệt là số lần mở rộng các dự án cũng như quy mô tăng lên đáng kể. Hàng loạt dự án trọng điểm quốc gia không chỉ gia tăng ở các thành phố lớn, mà còn lan rộng ra nhiều vùng miền khắp đất nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đến thăm Trụ sở Tập đoàn Google. - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.05.2022
Apple, Google, Microsoft, Intel: Đầu tư vào Việt Nam là “lựa chọn thông minh”
So với các lĩnh vực khác, kết cấu hạ tầng đường bộ có nhiều đột phá, đóng vai trò then chốt trong kết nối khu vực và quốc tế, Bộ GTVT đã hoàn thành đầu tư xây dựng tuyến đường khoảng 1.074 km từ năm 2011 đến năm 2020, nâng tổng chiều dài khai thác đường cao tốc lên 1.163 km. Ngoài ra, 24.598 km đường quốc lộ được thông xe, các tuyến quốc lộ chính được đảm bảo kỹ thuật, hệ thống cầu cảng yếu được thay thế, gia tải đồng bộ, tỷ lệ sử dụng mặt đường nhựa của Việt Nam đã được nâng lên trên 64% theo truyền thông Trung Quốc.

6. Lực lượng lao động trẻ có tay nghề cao và chi phí nhân công rẻ

Truyền thông Trung Quốc chỉ rõ, lao động Việt Nam hiện nay được đánh giá là lực lượng lao động trẻ, với tỷ lệ lao động từ 18-30 tuổi ngày càng cao.
Bên cạnh lực lượng lao động dồi dào và có chất lượng, giá nhân công của Việt Nam được đánh giá là “rất cạnh tranh” so với khu vực. Hầu hết lao động Việt Nam có kỹ năng nghề tốt, khả năng thích ứng với môi trường làm việc cao, trong khi giá nhân công mà các nhà đầu tư nước ngoài trả rất rẻ. Với dân số tiệm cận 100 triệu người (đứng thứ 15 trên thế giới), Việt Nam có tốc độ tăng trưởng hàng năm rất cao trong số các nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trên toàn cầu. Hơn 50% dân số ở độ tuổi từ 25 tuổi trở xuống.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại lễ kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam và tôn vinh Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu 2022 - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.10.2022
Việt Nam đã là nền kinh tế lớn thứ 40 thế giới
“Việt Nam có lao động trẻ, tay nghề cao, có đạo đức làm việc tốt và tỷ lệ biết chữ trên 90%, được giáo dục tốt và sẵn sàng làm việc trong các ngành đòi hỏi kỹ năng cao như công nghệ thông tin, dược phẩm và dịch vụ tài chính với chi phí cạnh tranh hơn các nước khác trong khu vực”, - Sohu bày tỏ.
Chính phủ đang ưu tiên phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo chất lượng. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức. Các ngôn ngữ viết hiện đại sử dụng bảng chữ cái tiếng Việt, trong khi tiếng Anh đang trở nên phổ biến như một ngôn ngữ thứ hai, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Nhật cũng được nhiều học sinh lựa chọn.

7. Nền kinh tế phát triển thần tốc

Hơn 30 năm qua, sự phát triển của Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc. Cải cách kinh tế và chính trị ở Việt Nam bắt đầu từ năm 1986 đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, biến một trong những nước nghèo nhất thế giới thành một nước có thu nhập thấp và trung bình.
Từ năm 2002 đến 2018, GDP bình quân đầu người tăng 2,7 lần, đạt hơn 2.700 đô la Mỹ vào năm 2019 và hơn 45 triệu người đã thoát khỏi đói nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống dưới 6% (tương đương 3,2 USD / ngày). Hầu hết những người nghèo còn lại ở Việt Nam - 86% - là người dân tộc thiểu số.
Toàn cảnh thành phố Hồ Chí Minh lúc hoàng hôn - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.10.2022
Phương Tây không thổi phồng tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Nền kinh tế Việt Nam phục hồi vào năm 2021 do có nền tảng vững chắc và tiềm lực mạnh. Đại dịch Covid-19 cũng đã được chứng minh các chính sách Chính phủ đưa ra là cần thiết. Cần có những cải cách mạnh mẽ hơn để giúp nền kinh tế phục hồi trong trung hạn, như cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy nền kinh tế số, tăng hiệu lực và hiệu quả đầu tư công.

“Việt Nam cần xem xét một chương trình nghị sự quan trọng để có chiến lược hành động cải cách nhanh hơn và mạnh mẽ hơn”, - truyền thông Trung Quốc nêu rõ.

8. Tài nguyên thiên nhiên đa dạng chưa được khai thác hết

Kể từ khi bắt đầu thăm dò dầu khí ngoài khơi vào những năm 1970, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu ròng dầu thô, bên cạnh việc cung cấp trữ lượng dầu khí tự nhiên, trữ lượng than và tài nguyên thủy điện. năng lượng sẵn có khác.
Khoáng sản ở Việt Nam hết sức đa dangj bao gồm quặng sắt, thiếc, đồng, chì, kẽm, niken, mangan, đá cẩm thạch, titan, vonfram, bauxit, graphit, mica, cát silica và đá vôi.
thị trường cổ phiếu  - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.08.2022
Việt Nam tăng đầu tư ra nước ngoài
Ngoài ra, Việt Nam, trong vai trò nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới và đứng thứ hai về xuất khẩu cà phê, gạo, cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xuất khẩu nông sản ra thị trường thế giới. Việt Nam cũng là nước xuất khẩu hạt điều và các sản phẩm khác lớn thứ hai và thứ ba toàn cầu. Đặc biệt, Việt Nam có một số lượng lớn các mỏ đất hiếm chưa phát triển ở các tỉnh phía Bắc như Cao Bình, Lào Cai, Điện Biên, An Bài… Đây là nguồn nguyên liệu quý hiếm cho ngành công nghiệp điện tử. Công nghệ cao mà nhiều nước không có.

9. Hệ thống pháp luật được cải thiện

Trong những năm qua, khung pháp lý và thể chế của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể với những nỗ lực đáng chú ý của Việt Nam trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Hệ thống quản lý của Việt Nam được đánh giá cao nhờ môi trường kinh doanh thông thoáng, chính sách đầu tư minh bạch và các ưu đãi về lợi nhuận doanh nghiệp. Theo các luật được công bố, khu vực kinh tế tư nhân và đầu tư trực tiếp nước ngoài luôn được tạo thuận lợi để hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, đem lại lợi ích cho cả hai bên.
Việc Việt Nam hoàn thiện cơ chế quản lý môi trường đầu tư kinh doanh đã góp phần quan trọng vào thứ hạng của Việt Nam trên trường quốc tế. Đáng chú ý, trong báo cáo Kinh doanh năm 2020 của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đứng thứ 70/190 nền kinh tế.
Nhà máy Thuong Dinh Shoe tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.10.2022
Sẽ ra sao khi nền kinh tế Việt Nam có cấu trúc theo giới tính?
Như Sputnik đã cập nhật, đến nay, Việt Nam đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 ASEAN và thứ 40 của thế giới, quy mô thương mại quốc tế nằm trong top 20 của thế giới và là một trong những nền kinh tế được đánh giá là năng động và thích ứng phù hợp, theo phát biểu gần đây của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2021. Các bản Nghị quyết, thông tư, văn bản cập nhật giúp luật thực sự đi vào cuộc sống và hoạt động kinh doanh dễ dàng hơn. Hoạt động kinh doanh tại Việt Nam thuận lợi và mang lại nhiều lợi ích cho các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

10. Biết tận dụng cơ hội

Truyền thông Trung Quốc đánh giá rất cao khả năng thích ứng linh hoạt của Việt Nam.
Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 190 quốc gia, ký kết 55 hiệp định đầu tư song phương và 58 hiệp định tránh đánh thuế hai lần với các quốc gia và khu vực. Đất nước cũngcó quan hệ kinh tế và thương mại với khoảng 224 đối tác từ các quốc gia và khu vực. Việt Nam là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và hơn 650 tổ chức phi chính phủ, theo Sohu và nhiều cập nhật mới liên quan.
Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.10.2022
Đã rõ thời điểm Việt Nam sẽ lọt top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới?

“Chính sách “đa phương hóa, đa dạng hóa” trong quan hệ quốc tế giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế toàn cầu cũng như khu vực, tăng cường hợp tác thương mại và đầu tư với các nước trên thế giới. Quan trọng hơn, Việt Nam không ngừng nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh trong những năm gần đây để ngày càng trở nên hấp dẫn với các nhà đầu tư FDI”, - truyền thông Trung Quốc khẳng định.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала