Việt Nam đang cho thấy sự lột xác bất ngờ của nền kinh tế từng chỉ dựa vào tiền mặt

© Depositphotos.com / Omur12 ATM
ATM - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.10.2022
Đăng ký
Trong năm 2022, thị trường thanh toán thẻ Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 23,8%, tương ứng 859,2 nghìn tỷ đồng (37,6 tỷ USD). Xu thế này được đánh giá như sự lột xác bất ngờ khi trước đây, Việt Nam được biết đến là một nền kinh tế chủ yếu dựa vào tiền mặt.
Báo cáo của GlobalData (London, Anh) cho rằng, sự tăng trưởng này bắt nguồn từ việc chi tiêu của người tiêu dùng tăng lên, trong khi Chính phủ vẫn tiếp tục khuyến khích người dân sử dụng thanh toán kỹ thuật số.

Thị trường thanh toán thẻ Việt Nam dự kiến ​​đạt 37,6 tỷ USD năm 2022

Theo báo cáo của Công ty phân tích và Dữ liệu GlobalData (có trụ sở tại London, Anh), thị trường thanh toán thẻ Việt Nam dự kiến ​​sẽ tăng trưởng 23,8%, đạt 859,2 nghìn tỷ đồng (37,6 tỷ USD) trong năm 2022.
Trong khi đó, giá trị thanh toán bằng thẻ tại Việt Nam tăng trưởng 13,7% vào năm 2021. Đây là mức tăng mạnh so với năm 2020 (chỉ 2,2%) do chi tiêu của người tiêu dùng giảm từ vì dịch Covid-19.
Ngoài ra, sự phục hồi kinh tế và các doanh nghiệp mở cửa đã khiến thị trường thanh toán thẻ của Việt Nam tăng nhanh trong năm 2021.
Trước đó, nền kinh tế Việt Nam chủ yếu dựa vào tiền mặt, với dân số sử dụng dịch vụ ngân hàng thấp. Số liệu chot hấy, những người từ 15 tuổi trở lên có tài khoản ngân hàng chỉ chiếm 34%.
Hiện tại, dù tiền mặt vẫn là phương thức thanh toán phổ biến tại Việt Nam, việc thanh toán bằng thẻ đã nhanh chóng tăng lên nhờ các nỗ lực của Chính phủ trong việc nâng cao nhận thức của người dân về tài chính tiêu dùng, thúc đẩy thanh toán điện tử và tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng ghi nhận sự ra đời của các chi nhánh ngân hàng di động ở các vùng sâu vùng xa, sự gia tăng của các ngân hàng chỉ sử dụng kỹ thuật số và việc áp dụng các công nghệ thanh toán như thẻ chip chuẩn EMV với giao dịch không tiếp xúc.

Chính sách khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt

Tháng 11 năm ngoái, Chính phủ đã phê duyệt dự án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, với mục tiêu gia tăng dân số sử dụng dịch vụ ngân hàng lên 80% vào cuối năm 2025, cũng như tốc độ tăng trưởng 20-25% trong thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021-2025.
Từ năm 2019, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã quyết định ngày 16/6 hàng năm là 'Ngày không dùng tiền mặt' để khuyến khích thanh toán không sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế.
Hưởng ứng phong trào này, các ngân hàng thương mại đã tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá dành cho khách hàng nhằm khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt. Chính phủ cũng đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng thanh toán để đáp ứng yêu cầu thanh toán không dùng tiền mặt.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, trong 5 tháng đầu năm nay, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đã tăng 76% về số lượng và 30,6% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong số đó, thanh toán qua điện thoại di động tăng đến 99,1% về số lượng và 86,1% về giá trị; thanh toán qua QR Code tăng 68,9% về số lượng và 113,2% về giá trị so với cùng kỳ.
Hiện đã có hơn 100.000 điểm chấp nhận mã QR Code hỗ trợ thanh toán điện tử tại Việt Nam. Số thiết bị đầu cuối POS đã tăng từ 278.000 thiết bị năm 2019 lên gần 375.000 thiết bị năm 2022.
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.10.2022
Đồng tiền Việt Nam suy yếu vì đâu?

Xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt không ngừng tăng lên

Napas, đơn vị trung gian thanh toán được cấp phép cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính và dịch vụ bù trừ điện tử tại Việt Nam với cổ đông chính là Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại, cho biết, xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam tăng nhanh đáng kể.
Theo Napas, việc sử dụng các dịch vụ trực tuyến gắn với thanh toán không dùng tiền mặt như gọi xe công nghệ, giao hàng, mua hàng hóa, dịch vụ trên các sàn thương mại điện tử, thanh toán không tiếp xúc tại các điểm bán lẻ, cửa hiệu tạp hóa... đã tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2022.
Trong 6 tháng đầu năm, giao dịch qua hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử tăng 94% về số lượng và 114,6% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Các hình thức thanh toán qua hệ thống điện tử liên ngân hàng, thanh toán thẻ chip, thanh toán trên internet; thanh toán qua di động, thanh toán qua mã QR và số lượng ví điện tử được kích hoạt... đều gia tăng đáng kể.
Với tốc độ tăng trưởng như trên, mục tiêu đến năm 2025 thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 50% là hoàn toàn có thể.
Theo dữ liệu Ngân hàng Nhà nước, số người dân trưởng thành có tài khoản thanh toán đã lên tới gần 66%. Cả nước có thêm khoảng 3,4 triệu tài khoản và 1,3 triệu thẻ ngân hàng được mở mới trực tuyến.
Trong số 1,1 triệu khách hàng đăng ký sử dụng Mobile Money, có gần 660.000 là khách hàng ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 69,7% về số lượng, tăng 27,5% về giá trị. Giao dịch qua internet cũng tăng tương ứng 48,39% và 32,76%. Gia dịch qua điện thoại di động tăng tương ứng 97,65% và 86,68%. Giao dịch qua QR code tăng tương ứng 56,52% và 111,62% so với cùng kỳ năm 2021. Tổng số ví điện tử đã kích hoạt tăng 10,37%.
Tỷ lệ người dân Đông Nam Á sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt như thẻ ngân hàng hay ví điện tử hiện rất cao, khoảng 93%.
Người đàn ông vẫy cờ Việt Nam đứng trên đỉnh biểu tượng tiền điện tử bitcoin - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.09.2022
Việt Nam xếp số 1 thế giới về chỉ số chấp nhận tiền điện tử
Tuy nhiên, tại các vùng nông thôn Việt Nam, việc thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt khó khăn hơn. Nguyên nhân là do thói quen và do người lớn tuổi khó tiếp cận các thiết bị điện tử.
Việc thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam đang phát triển rất nhanh, hạ tầng cũng đang được đầu tư tốt.
Đồng thời, các ngân hàng thương mại đang cạnh tranh trong lĩnh vực này để “hút” tiền giao dịch qua ngân hàng của mình. Do đó, mỗi ngân hàng đều có những chính sách ưu đãi khác nhau để thúc đẩy hoạt động này.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала