Siêu tăng Hàn Quốc Black Panther có thể lặp lại số phận buồn của xe tăng Mỹ Abrams М2 SEP4

CC BY-SA 3.0 / Simta / K2 black pantherXe tăng chiến đấu K2 "Black Panther" của Hàn Quốc
Xe tăng chiến đấu K2 Black Panther của Hàn Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.10.2022
Đăng ký
Thị trường xe bọc thép thế giới có thể được bổ sung thêm một "tay chơi" mới - Hàn Quốc. Ở đây nói về “Báo đen” K2 hay K2 Black Panther là dòng xe tăng chiến đấu chủ lực nội địa thế hệ mới.
Cỗ máy này rất phức tạp về mặt kỹ thuật, được trang bị tốt và do đó rất đắt tiền. K2 Black Panther đòi hỏi phải có kíp lái trình độ cao, những chiếc K2 với số lượng khá lớn đã được đưa vào biên chế lực lượng vũ trang Hàn Quốc. Khách hàng nước ngoài đang xếp hàng mua siêu tăng Hàn Quốc.
Liệu Black Panther có thể chinh phục thị trường thế giới, vượt trước các nhà chế tạo xe tăng giàu kinh nghiệm như Nga, Đức, Pháp, Mỹ và Trung Quốc? Những chi tiết - trong tài liệu của Sputnik.
Trong một thời gian dài, quân đội Hàn Quốc được xây dựng theo kiểu Mỹ đã bằng lòng với vũ khí của Hoa Kỳ. Nhưng, theo thời gian, Seoul nhận ra rằng, một cường quốc công nghiệp và công nghệ non trẻ, một trong những "Hổ châu Á" cần phải có vũ khí hạng nặng của riêng mình, bao gồm cả xe bọc thép. Hơn nữa, một trong những “ranh giới đối đầu nóng bỏng” giữa “phương Tây tập thể” và các quốc gia có tầm nhìn riêng về trật tự thế giới đang đi qua Bán đảo Triều Tiên. Bất cứ lúc nào, một cuộc xung đột mới có thể nổ ra ở đó. Và Seoul hiểu rõ rằng, trong điều kiện này, việc chỉ dựa vào vũ khí của Mỹ là không hợp lý.
Ở giai đoạn đầu, Hàn Quốc đã phát triển xe tăng K1 dựa trên các xe tăng quân đội Hoa Kỳ M1 Abrams, với động cơ diesel và một số giải pháp kỹ thuật của Anh và Đức. Mẫu xe tăng này đã được nâng cấp, cải tiến. Chẳng bao lâu, Hàn Quốc bắt đầu phát triển một loại xe tăng “quốc dân”.
Các chuyên gia Hàn Quốc đã có cơ hội nghiên cứu xe tăng của các trường phái khác nhau, bao gồm cả trường phái chế tạo xe tăng của Liên Xô (Seoul được trang bị xe tăng T-80U vào những năm 1990). Sau khi nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật của xe tăng Mỹ, Đức, Pháp, Liên Xô (cũng có thể là Trung Quốc), vào giữa những năm 1990, Cơ quan phát triển Quốc phòng Hàn Quốc (ADD) đã thiết kế một loại xe tăng chủ lực đầy hứa hẹn, được đặt tên là K2 Black Panther. Mục tiêu của dự án là tạo ra một chiếc xe tăng "quốc dân" với các đặc tính hiệu suất cao và mức độ nội địa hóa cao nhất có thể.
K2 («Black Panther», «Báo đen») là xe tăng chiến đấu chủ lực của quân đội Hàn Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.05.2022
Ba Lan muốn mua xe tăng K2 của Hàn Quốc
Nguyên mẫu đầu tiên trong ba nguyên mẫu của Black Panther đã được trình diễn vào tháng 3 năm 2007. Nhưng, động cơ turbodiesel DV27K công suất 1.500 mã lực của công ty Doosan và hộp số tự động EST15K của S&T Dynamics được kết hợp thành một khối công suất thay đổi nhanh chóng đã không cho thấy các đặc tính được công bố và không đáng tin cậy. Để sớm cung cấp xe tăng mới cho quân đội, nhà phát triển phải lắp đặt động cơ của Đức như một giải pháp tạm thời. Xe tăng với động cơ Đức đã đáp ứng các đặc điểm cần thiết. Cuối năm 2014, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã đặt hàng Hyundai Rotem lô 100 xe tăng K2 đầu tiên. Một năm sau, những chiếc xe tăng này được bàn giao cho quân đội.
Lô sản xuất thứ 2 được cho là khác với lô đầu tiên về thành phần: các thiết bị của Hàn Quốc từ tập đoàn Doosan và S&T Dynamics đã được sử dụng tích hợp vào hệ thống chính. Nhưng, hộp số tự động EST15K vẫn không đáng tin cậy. Các kỹ sư đã phải tạo ra một động cơ hybrid: động cơ Doosan Infracore DV27K của Hàn Quốc cùng với hộp số Renk của Đức. Những chiếc xe tăng trong lô đầu tiên cũng được nâng cấp theo cách tương tự.
Theo dữ liệu mới nhất từ các nguồn mở, quân đội Hàn Quốc hiện có khoảng 206 chiếc xe tăng K2, 54 chiếc đang được sản xuất, mặc dù quân đội Hàn Quốc đã đặt số lượng lớn gấp đôi: 118 chiếc. Tuy nhiên, quá trình sản xuất vẫn sẽ tiếp tục bởi vì quân đội cần ít nhất 300-350 chiếc "Báo đen" nữa để thay thế những chiếc xe tăng lỗi thời. Rất có thể quân đội Hàn Quốc sẽ đặt thêm loạt xe tăng thứ ba. Tính toán chi tiết đang được thực hiện.
Nhưng, cấu hình những chiếc xe tăng mới sẽ như thế nào? Được biết, S&T Dynamics vẫn chưa hoàn thành việc phát triển sản phẩm EST15K của mình, do đó vào năm 2022, các xe tăng mới sẽ tiếp tục sử dụng hộp số của Đức tích hợp cho động cơ của Hàn Quốc. Điều này rất quan trọng: việc sử dụng bộ phận nhập khẩu có thể gây ra những hạn chế nhất định đối với việc xuất khẩu K2.
Trong khi đó, Ba Lan rất quan tâm đến loại xe tăng này: Bộ Quốc phòng Ba Lan đã công bố thỏa thuận 180 chiếc xe tăng K2 Black Panther từ phía Hàn Quốc. Warsaw dự định thành lập “nắm đấm xe tăng” theo tiêu chuẩn của NATO. Ba Lan đã chuyển giao những chiếc xe tăng cũ của mình cho Kiev, họ chưa có đủ xe tăng Abrams của Mỹ và Đức chậm cung cấp Leopard vì một số lý do chính đáng. Na Uy ưa thích Black Panther của Hàn Quốc hơn Leopard 2A7 của Đức. Ai Cập đã sẵn sàng để tổ chức sản xuất theo giấy phép. Trong số khách hàng xếp hàng mua Black Panther có Ấn Độ, Ả Rập Xê-út, Oman, Indonesia (cả bốn - theo thông tin chưa được xác nhận), cũng như Slovenia, Cộng hòa Séc và Romania (trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Ukraina).
Xe tăng K2 có rất nhiều chi tiết cụ thể dành riêng cho địa bàn quân sự của riêng nó. Tuy nhiên, các chuyên gia phương Tây cho rằng, không giống như xe tăng Merkava của Israel dành cho địa bàn quân sự Trung Đông, xe tăng của Hàn Quốc linh hoạt hơn để hiện đại hóa và nội địa hóa.
Black Panther là một cỗ máy công nghệ rất phức tạp và cực kỳ đắt: 8,8 - 9 triệu USD / chiếc (đắt hơn cả Abrams M1A2 SEP V3). Với việc hiện đại hóa và cải tiến để thích ứng với các địa bàn quân sự khác, giá có thể sẽ tăng lên mức 12 triệu USD / chiếc, tiến gần đến xe tăng đắt nhất thế giới - xe tăng AMX-56 Leclerc của Pháp (12,7 triệu USD).

Điều gì tạo nên giá cao như vậy:

1.
Hệ thống phòng thủ thụ động kết hợp. Trong hình chiếu trực diện, xe tăng có lớp giáp bảo vệ tương đương 830 mm giáp thông thường. Giáp bảo vệ được chế tạo bằng vật liệu tổng hợp thép-composite (giáp kết hợp mô-đun), được bổ sung một hệ thống phòng thủ tích cực dùng các block giáp phản ứng nổ. Rõ ràng, các chuyên gia Hàn Quốc đã sử dụng kinh nghiệm của trường phái xe tăng Liên Xô-Nga-Trung Quốc, vì tính năng bảo vệ bằng block giáp phản ứng nổ không phổ biến trên các xe tăng của NATO.
2.
Hệ thống phòng thủ chủ động VIRSS soft-kill kết hợp tên lửa chống tên lửa bắn vào đạn dược đang đe dọa xe tăng trong 0,2-0,3 giây, cũng như hệ thống phóng màn sương.
3.
Hệ thống điều khiển và thông tin xe tăng hoặc máy tính trên xe tăng. Hệ thống này giúp tự động hóa công việc chiến đấu hết mức có thể (thu thập và xử lý dữ liệu tình báo, điều khiển hỏa lực). Theo dõi tình trạng các bộ phận và cụm máy, cảnh báo thiệt hại, nhiên liệu, đạn dược tiêu hao. Hệ thống điều khiển có các cảm biến thời tiết bên ngoài để điều chỉnh cách bắn nhằm đạt độ chính xác tối đa, ngay cả ở cự ly xa nhất.
4.
Pháo nòng trơn Hyundai WIA CN08 120 mm L-55. Tốc độ bắn đạt 15 phát/1phút, bất kể góc nhọn chĩa.
5.
Dành riêng cho xe tăng K2, Hàn Quốc đã phát triển loại đạn KSTAM (Korean Smart Top-Attack Munition) có hệ thống dẫn đường và tránh vật cản riêng với bộ cảm ứng bức xạ, radar băng tần mm và đầu nổ EFP. Đây là loại đạn tự dẫn "thông minh" tấn công các mục tiêu bọc thép ở nơi ít được bảo vệ nhất - ở bên sườn và nóc xe.
6.
Hệ thống định vị vệ tinh GPS, thiết bị nhận dạng “bạn hay thù” theo tiêu chuẩn “Thiết bị nhận dạng mục tiêu trên chiến trường” của NATO STANAG 4579.
7.
K2 được lắp thêm một động cơ tua-bin khí có công suất 400 mã lực nhằm cung cấp năng lượng cho các hệ thống trên xe khi tắt động cơ chính.
8.
Hệ thống treo khung gầm bằng khí nén với khả năng thay đổi vị trí của từng con lăn.
Kết quả là Hàn Quốc đã tạo ra chiếc xe tăng "được bảo vệ và trang bị theo tiêu chuẩn NATO, đồng thời đây là xe tăng hạng nhẹ giống với xe tăng Nga, với khối lượng "chỉ" 55 tấn (T-14 Armata có khối lượng tương tự như vậy). Xe tăng Hàn Quốc nhẹ hơn Abrams (68,8 tấn), Leopard-2A7 + (67,5 tấn), Leclerc (57,4 tấn), cũng như Altay của Thổ Nhĩ Kỳ (60 tấn), xe tăng Type 99A2 của Trung Quốc (58 tấn) và Merkava 4M của Israel (70 tấn). Các loại xe tăng nhẹ hơn Black Panther của Hàn Quốc là Type-10 của Nhật Bản (44-48 tấn) và dòng xe tăng T-90 của Nga (48 tấn).
K2 chưa tham gia vào các trận đánh thực sự. Black Panther sẽ thể hiện mình như thế nào trong cuộc chiến với kẻ thù - vẫn chưa có câu trả lời.
xe tăng Mỹ Abrams - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.09.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Lời cảnh báo từ Hoa Kỳ về các vấn đề của M1 Abrams Mỹ ở Ukraina

Ý kiến ​​của chuyên gia quân sự

Trong bài bình luận cho Sputnik, chuyên gia quân sự Alexei Leonkov lưu ý rằng, khi “siêu tăng Hàn Quốc” lần đầu tiên được trình làng, truyền thông nước ngoài đã viết rất nhiều về nó, gọi nó gần như là “xe tăng của tương lai, xe tăng tiên tiến thế hệ thứ 4”.
“Với xe tăng K2, nổi bật nhất là các thiết bị điện tử và việc tự động hóa. Khi các thiết bị điện tử quyết định hầu hết mọi thứ thay cho con người, các chuyên gia giải thích rằng, điều đó làm cho cuộc sống của kíp lái dễ dàng hơn (thiết bị điện tử thậm chí thông qua quyết định nhắm vũ khí vào mục tiêu). Nhưng, trong trường hợp khẩn cấp, một tổ lái như vậy có thể trở nên hoàn toàn bất lực”, - chuyên gia Alexei Leonkov nói.
Chuyên gia lấy ví dụ với một thành phần quan trọng của hệ thống phòng thủ tích cực như thiết bị tạo khói hoạt động tự động được cho là gây khó khăn cho việc nhắm mục tiêu vũ khí chống tăng. Theo chuyên gia, điều này có vẻ rất ấn tượng ở sân tập, nhưng, trong một trận đánh thực sự khi có quá nhiều vũ khí nhằm vào xe tăng thì hệ thống này có thể không có đủ bình xịt.

“Các nhà phát triển Hàn Quốc đã lấy tất cả những gì tốt nhất từ ​​các xe tăng thuộc những trường phái khác nhau, bao gồm cả T-80U của Liên Xô, và sử dụng các thành tựu đó trong sản phẩm của họ. Kết quả là xe tăng Black Panther, xét về trọng lượng và kích thước, không phải là một trong những xe tăng chiến đấu chủ lực nặng nhất, nhưng, việc nạp điện tử quá bão hòa khiến nó trở nên đắt kinh khủng. Trong điều kiện sân tập, cỗ máy này có khả năng làm nên những điều kỳ diệu, nhưng trong thực chiến, những “kỳ tích” này nhanh chóng kết thúc. Một câu hỏi khác được đặt ra: làm thế nào để vận hành chiếc xe tăng này trong điều kiện chiến đấu, làm thế nào để sửa chữa nó, làm thế nào để duy trì hoạt động của tất cả những thứ nhồi nhét điện tử này trong suốt vòng đời? Hóa ra, xe tăng siêu đắt! Ngoài ra, K2 sẽ hành xử như thế nào trên địa bàn quân sự khác: ở vùng nhiệt đới hay ở nhiệt độ thấp? Chưa có câu trả lời cho câu hỏi này.

Nhân tiện, hoạt động thử nghiệm xe tăng T-14 Armata ở chiến trường, bao gồm "kiểm tra nghiêm ngặt khả năng chiến đấu", đã cho thấy rằng, trong tác chiến hiện đại, những thiết bị điện tử “siêu thông minh” hầu như không đóng bất kỳ vai trò nào, mặc dù chúng có vẻ như đầy hứa hẹn”.
Theo chuyên gia quân sự Alexei Leonkov, xe tăng Black Panther có thể lặp lại số phận buồn của xe tăng Mỹ Abrams М2 SEP4. Hoa Kỳ đã cung cấp các chiếc xe tăng “không thể bị phá hủy” này được nhồi đầy các thiết bị điện tử cho Ả Rập Xê Út. Và các chiến binh kháng chiến Houthi nhiều lần tiêu diệt xe tăng tốt nhất thế giới này bằng các tên lửa chống tăng có điều khiển đơn giản! Một phát súng bắn tỉa trúng một trong các cảm biến từ xa, chiếc xe tăng ngay lập tức "vấp ngã" bởi vì phần mềm của nó bắt đầu tự kiểm tra. Phải mất vài giây để bắn trúng xe tăng bằng súng phóng lựu cầm tay hoặc phóng tên lửa chống tăng ATGM. Kết quả thật đáng kinh ngạc: tháp pháo bị xé ra khỏi thân xe "siêu tinh vi", giống như những chiếc xe tăng thời Thế chiến II.

Tại sao khách hàng quốc tế muốn mua Black Panther - một trong những loại xe tăng đắt đỏ nhất trên thế giới?

“Hãy xem danh sách các quốc gia vẫn đang sản xuất xe tăng! Đây là Nga, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc: tức là các nước đã tạo ra "trường phái chế tạo xe tăng" của mình hoặc là kế thừa một "trường phái xe tăng" khác. Trên thị trường không có những chiếc xe tăng mới được sản xuất ở châu Âu: không có Leclerc, không có Leopard, không có Challenger! Cũng không có những chiếc Abrams mới, việc sản xuất chúng đã bị ngừng. Mỹ không có ý định bán bớt xe tăng mà họ đã sản xuất trước đây. Số lượng tăng chiến đấu của Đức và Pháp bị hạn chế. Và một số quốc gia muốn nâng cấp đội xe tăng của mình để đáp ứng các tiêu chuẩn hiện đại. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng quốc tế cần phải nối lại sản xuất. Do đó, khách hàng tiềm năng xếp hàng để tìm những người có thể cung cấp cho họ những chiếc xe tăng mới. Trong trường hợp này, đó là Hàn Quốc”, - chuyên gia quân sự Alexei Leonkov cho biết.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала