Việt Nam tham gia "cuộc đua" sản xuất vaccine phòng ung thư

© Ảnh : Dmitry Kovshov, Dịch vụ báo chí SSUValentina Plastun, nhà nghiên cứu cấp cơ sở tại Phòng thí nghiệm “Hệ thống điều khiển từ xa cho theranostics”, tại nơi làm việc
Valentina Plastun, nhà nghiên cứu cấp cơ sở tại Phòng thí nghiệm “Hệ thống điều khiển từ xa cho theranostics”, tại nơi làm việc - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.10.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Việt Nam sẽ đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới kết hợp truyền thống để sản xuất vaccine phòng ung thư, theo quyết định của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam ngày 25/10.
Theo quyết định của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam phê duyệt Chương trình đảm bảo nguồn cung ứng vaccine cho tiêm chủng đến năm 2030, Việt Nam sẽ đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới kết hợp truyền thống để sản xuất vaccine phòng ung thư.
Theo đó, Chương trình đặt ra mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam làm chủ công nghệ sản xuất 10 loại vaccine; sản xuất được tối thiểu 3 loại vaccine trong đó có vaccine phòng bệnh phối hợp 5 trong 1 phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bệnh do Haemophilus Infunezae (Hib) và một trong hai bệnh bại liệt hoặc viêm gan B.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho học sinh Trung học trước khi đến trường học trực tiếp. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.02.2022
Đại dịch COVID-19
Việt Nam được WHO tin tưởng chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine mRNA
Đến năm 2030, Việt Nam làm chủ công nghệ sản xuất 15 loại vaccine; sản xuất tối thiểu 5 loại vaccine; các vaccine sản xuất trong nước đảm bảo đạt chuẩn tương đương với tiêu chuẩn quốc tế.
Để đẩy mạnh sản xuất các loại vaccine, nhiều chính sách đặc thù sẽ được ban hành. Quy định về cấp phép lưu hành, đấu thầu, mua sắm, cung ứng cũng được xây dựng. Việc chuyển giao công nghệ mới về nghiên cứu, sản xuất vaccine sẽ được nhà nước hỗ trợ. Các chuyên gia trong và ngoài nước về sản xuất vaccine sẽ được bồi dưỡng.
Con lợn - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.06.2022
Việt Nam là quốc gia đầu tiên sản xuất thành công vắc xin dịch tả lợn châu Phi
Về cơ sở vật chất, khoa học công nghệ, Chính phủ yêu cầu cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện cho mở rộng quy mô hệ thống kiểm định, phát triển trung tâm nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo về vaccine.
Ngoài ra, Việt Nam sẽ thu hút đầu tư, hỗ trợ của các nước, tổ chức quốc tế trong đào tạo nhân lực; nghiên cứu, làm chủ công nghệ sản xuất vaccine phòng bệnh mới nổi, nguy hiểm, khả năng lây nhiễm cao hoặc chưa có trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала