Kinh tế Việt Nam: Còn quá sớm để khẳng định về cuộc đại suy thoái

© AFP 2023 / Manan Vatsyayana Thành phố Hà Nội
 Thành phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.10.2022
Đăng ký
Bất chấp nguy cơ suy thoái toàn cầu, kinh tế Việt Nam vẫn được đánh giá phục hồi ấn tượng và có thể duy trì đà tăng trưởng GDP cao.
Đại diện Ngân hàng Phát triển châu Á tin rằng, hiện còn quá sớm để tuyên bố về một đợt suy thoái nghiêm trọng và kéo dài trong thời gian tới, có thể gây ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam.
Tuy nhiên, các rủi ro cần lưu ý đối với Việt Nam chính là những tác động từ yếu tố bên ngoài, lạm phát, tỷ giá cũng như đà suy giảm của đồng nội tệ khi VND hiện vẫn đang trượt giá.

Kinh tế Việt Nam phục hồi ấn tượng

Ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia kinh tế trưởng của Văn phòng Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) Việt Nam, đánh giá sự phục hồi tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong 9 tháng tính từ đầu năm 2022 là “rất ấn tượng”.
Đồng thời, ADB tin tưởng triển vọng tăng trưởng trong trung và dài hạn của kinh tế Việt Nam rất sáng.
Theo chuyên gia của ADB, sự phục hồi mạnh mẽ này dựa trên nhiều yếu tố như nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, ổn định chính trị cũng như thành công trong việc khống chế dịch bệnh đã tạo nền tảng phát triển cho nền kinh tế.
Đồng thời, sự phục hồi của Việt Nam cũng được đánh giá là tương đối đồng đều ở tất cả các động cơ tăng trưởng, từ công nghiệp, nông nghiệp đến dịch vụ, trong khi xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ.
“Niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài cũng như trong nước và của người dân vào sự phục hồi rất mạnh đã tạo chỗ dựa cho nền kinh tế”, chuyên gia kinh tế trưởng của ADB nhấn mạnh.
Công nghệ Blockchain. - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.10.2022
Cán mốc 23 tỷ USD, kinh tế số Việt Nam tăng nhanh nhất Đông Nam Á

Các yếu tố rủi ro là gì?

Đánh giá về rủi ro, ông Cường lưu ý, rủi ro lớn nhất đối với kinh tế Việt Nam là tác động của yếu tố bên ngoài càng ngày càng rõ nét.
Lạm phát trên toàn cầu, đặc biệt là ở các nước phát triển, buộc các nước này phải lựa chọn giữa tăng trưởng kinh tế hay kiềm chế lạm phát. Cụ thể, hiện các nước này phải đi đến lựa chọn khắc nghiệt là dành ưu tiên cho kiểm soát lạm phát trước ổn định hệ thống tài chính.
Việc các nước phát triển nâng lãi suất để chống lạm phát đã tác động mạnh đến tăng trưởng, từ đó tác động dây chuyền đến các thị trường vốn, tiền tệ và đến các nền kinh tế đang phát triển.
Thêm vào đó, việc các nền kinh tế phát triển tăng cường thắt chặt chính sách tiền tệ tác động ngay đến châu Á, gây ra tình trạng lạm phát nhập khẩu, với lạm phát ở hầu hết các nước trong khu vực đều tăng, kết hợp với tác động từ việc tăng giá lương thực, tăng giá xăng dầu.
Tuy nhiên, tại khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, tác động của việc lạm phát nhập khẩu, tăng giá lương thực, giá xăng dầu được khống chế tốt hơn, nên mức lạm phát thấp hơn.
“Nhưng nhìn chung lạm phát có xu hướng tăng và rủi ro lạm phát nhập khẩu rất mạnh”, chuyên gia lưu ý.
Đại diện của ADB cho rằng, một trong những tác động nữa là đến tỷ giá. Một loạt các đồng nội tệ mất giá rất mạnh.
Ông Cường dẫn chứng trong cuộc trao đổi với TTXVN cho biết, tính đến tháng Tám, mức độ mất giá của đồng tiền Việt Nam tương đối thấp. Điều này một mặt hỗ trợ Việt Nam ổn định kinh tế vĩ mô, nhưng mặt khác lại ngày càng gây trở ngại, khi gây sức ép ngày càng lớn đến dự trữ ngoại hối.
Về xuất khẩu, đồng tiền Việt Nam tương đối ít mất giá so với đồng USD nhưng lại tăng so với đồng tiền của hầu hết các đối tác thương mại cạnh tranh thương mại trực tiếp với Việt Nam như Malaysia, Thái Lan, Philippines.
“Trong bối cảnh đó, việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nâng trần lãi suất huy động và trần lãi suất cho vay, nới rộng biên độ tỷ giá từ ±3% lên ±5% là hoàn toàn phù hợp, góp phần ổn định điều kiện vĩ mô cho tăng trưởng trung và dài hạn”, chuyên gia nhận định.

‘Đồng tiền Việt Nam có xu hướng trượt giá’

Nhận định vềtác động đến xuất khẩu của các động thái liên quan này, theo chuyên gia kinh tế trưởng của ADB, việc tăng lãi suất sẽ làm tăng giá đồng tiền, tăng chi phí vốn cho các doanh nghiệp.
Trong khi việc nới rộng biên độ tỷ giá sẽ làm giảm giá đồng tiền, nhưng nhìn chung tỷ giá trần của đồng tiền Việt Nam giảm gần 3%.
Đồng tiền Việt Nam có xu hướng trượt giá, điều sẽ hỗ trợ xuất khẩu, trong khi tác động đến nhập khẩu.
Theo chuyên gia, xu hướng trượt giá có thể sẽ tăng lên. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đạt thặng dư thương mại 8 tỷ USD vào giữa tháng 10.
Chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần linh hoạt, tiếp tục điều chỉnh biên độ tỷ giá và tăng lãi suất với mức độ thích hợp.
Vấn đề chỉ là Việt Nam sẽ thiên về công cụ nào trong thời gian tới. Ông Nguyễn Minh Cường cho rằng, trong khi Việt Nam siết chặt chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa đóng vai trò quan trọng và giải ngân đầu tư công là chỗ dựa cho tăng trưởng.
“Vấn đề của Việt Nam là dư địa của chính sách tài khóa cũng như dư địa thời gian cho chính sách tài khóa”, chuyên gia kinh tế trưởng của ADB nhận định.
Đáng chú ý, ông Nguyễn Minh Cường nhấn mạnh, Việt Nam cần quản lý thị trường ngoại hối, ngân hàng, sau những bài học của cuộc khủng hoảng năm 2008-2010, tránh gây sức ép quá lớn lên chính sách tiền tệ.
“Điều quan trọng nhất là niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài và người dân còn tăng. Các biện pháp của Việt Nam đang phát huy hiệu quả”, ông Cường nhận xét.
Trung tướng Tô Ân Xô - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.10.2022
Việt Nam: Có hay không việc ‘sắp tới đây sẽ xử lý một số tập đoàn kinh tế lớn’?

Suy thoái thế giới ảnh hưởng đến Việt Nam hay không?

Đánh giá vềdự báo tăng trưởng của kinh tế Việt Nam năm 2022 ở mức 6,5%, Giám đốc Quốc gia của ADB, ông Andrew Jeffries, cho rằng, ngân hàng Phát triển châu Á vẫn giữ mức dự báo này.
Dù tăng trưởng của kinh tế của Việt Nam thường có xu hướng cao hơn, do có những rủi ro ngày càng tăng trên phương diện toàn cầu và có thể ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam.
Theo ông Jeffries, ADB vẫn giữ nguyên dự báo cho năm 2023 ở mức 6,7%, khi cân nhắc đến các rủi ro đã nhấn mạnh như suy thoái kinh tế ở các khu vực trên thế giới có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam.
Cũng theo chuyên gia, còn quá sớm để để nói về một cuộc đại suy thoái.
“Có những dấu hiệu cho thấy tình trạng đơn đặt hàng cho tương lai đã có xu hướng chậm lại ở một số khu vực, một số quốc gia trên thế giới”, chuyên gia nói nhưng lưu ý rằng, hiện cũng còn quá sớm để khẳng định sẽ có một đợt suy thoái nghiêm trọng và kéo dài trong thời gian tới.
Nhóm chuyên gia của ADB nhắc lại, Việt Nam có rất nhiều hiệp định thương mại tự do ký kết với nhiều quốc gia, có thể tiếp cận với các quốc gia, các thị trường chính trên thế giới.

“Chưa có cơ sở để nói rằng sự suy thoái, tăng trưởng chậm ở một số quốc gia sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, khi hoạt động xuất khẩu đến một số quốc gia khác có thể gia tăng”, theo phân tích của các nhà nghiên cứu từ Ngân hàng Phát triển châu Á.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала