Vạn Thịnh Phát bị điều tra, Bộ Công an đề nghị Long An ‘đóng băng’ nhiều tài sản nhà đất

© ẢnhMột trong những dự án chưa triển khai của Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát tại tỉnh Long An, Việt Nam
Một trong những dự án chưa triển khai của Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát tại tỉnh Long An, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.10.2022
Đăng ký
Đất đai, tài sản, các giao dịch của Vạn Thịnh Phát ở Long An bị yêu cầu ngừng giao dịch theo văn bản của Bộ Công an.
Cụ thể, mới đây, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã có văn bản gửi Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Long An đề nghị đơn vị này khẩn trương xác minh, tạm dừng các giao dịch nhà đất liên quan đến các cá nhân, bị can trong vụ Vạn Thịnh Phát.
Việc làm này, theo Bộ Công an, là nhằm phục vụ yêu cầu điều tra, giải quyết vụ án, kịp thời ngăn chặn các cá nhân tẩu tán tài sản, đảm bảo công tác thu hồi tiền, tài sản trong vụ án.

Vạn Thịnh Phát tiếp tục bị điều tra

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa có văn bản đề nghị xác minh, tạm dừng các giao dịch nhà đất liên quan xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Theo công văn này, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang điều tra vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan.
Cụ thể, Cơ quan CSĐT Bộ Công an cho biết:

“Đơn vị đang điều tra vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 50/QĐ-CSKT-P10 ngày 7/10/2022”.

Viva Land hiện đang quản lý Toà nhà Capital Palace có vị trí đắc địa nhất quận Ba Đình, Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.10.2022
Siêu dự án ở tứ giác Bến Thành “đắp chiếu” do Vạn Thịnh Phát và Viva Land có biến động
Qua điều tra, cơ quan chức năng xác định, trong giai đoạn 2018 - 2019, các bị can, cá nhân tại các công ty liên quan đã có hành vi gian dối trong việc phát hành, mua bán trái phiếu trái quy định của pháp luật để chiếm đoạt của người dân hàng nghìn tỷ đồng.
Các bị can, cá nhân trong vụ án đã nêu hiện đang sở hữu hoặc uỷ quyền cho người thân sở hữu nhiều bất động sản, tài sản trên đất tại các tỉnh, thành phố ở Việt Nam.

Tạm dừng các giao dịch liên quan Vạn Thịnh Phát ở Long An

Do đó, căn cứ Điều 5 và Điều 168 Bộ luật Tố tụng hình sự, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Long An phối hợp cung cấp thông tin liên quan đến tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Bộ Công an cũng đề nghị khẩn trương rà soát các tài sản là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác, cũng như tình trạng pháp lý tài sản liên quan đến các bị can, cá nhân, công ty trong vụ án.
Dự án Thuận Kiều Plaza thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.10.2022
Ai là chủ Saigon Glory, SCB, Vạn Thịnh Phát có phải cổ đông của TVSI?
Cùng với đó, Bộ Công an cũng đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Long An tạm dừng các giao dịch mua bán, chuyển nhượng, tặng, cho... phát sinh (nếu có) đối với nhà, đất trên cho đến khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Việc làm này là nhằm phục vụ yêu cầu điều tra, giải quyết vụ án, kịp thời ngăn chặn các cá nhân tẩu tán tài sản, đảm bảo công tác thu hồi tiền, tài sản trong vụ án.

Người đứng tên không phải bà Trương Mỹ Lan

Trước đó, Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Long An cho biết, trong thời gian từ 2015 - 2020, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát có xúc tiến, trao đổi 65 dự án, trong đó 35 dự án đã có chủ trương và 30 dự án chưa có chủ trương.
Qua rà soát, hiện trong số này có 5 dự án đang triển khai, đa phần là các dự án tái định cư ở huyện Cần Giuộc.
Tuy nhiên, trong dữ liệu lưu trữ về các chứng nhận đầu tư, chứng nhận đăng ký đầu tư, người đứng tên không phải là bà Trương Mỹ Lan mà là người khác.
Đế chế Vạn Thịnh Phát là một tập đoàn tài chính tham gia kinh doanh đến trên 140 ngành nghề trong đó chủ yếu là bất động sản.
Vạn Thịnh Phát dù đang trong vòng bị điều tra, nhưng các dữ liệu trước đó cho thấy, doanh nghiệp của bà Trương Mỹ Lan (nữ doanh nhân kín tiếng người Việt gốc Hoa, còn có tên gọi khác là Trương Muội), nắm giữ nhiều dự án, công trình, tài sản bất động sản hàng đầu tại thành phố Hồ Chí Minh cũng như ở nhiều tỉnh/thành trên cả nước, thậm chí là ở nước ngoài.
Như Sputnik đã thông tin, hôm 8/10, Cơ quan CSĐT (C03) Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát để điều tra về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Phố đi bộ Nguyễn Huệ - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.10.2022
156 bất động sản liên quan Tập đoàn Vạn Thịnh Phát vào diện điều tra
Bộ Công an cũng khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Đầu tư An Đông và các tổ chức, đơn vị có liên quan.
Cùng với bà chủ Vạn Thịnh Phát, cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam các bị can: Trương Huệ Vân, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn quản lý Bất động sản Windsor; Nguyễn Phương Hồng, trợ lý Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát; Hồ Bửu Phương, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán Tân Việt, nguyên Phó Tổng Giám đốc phụ trách tài chính Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Kết quả điều tra ban đầu của nhà chức trách Việt Nam xác định các bị can đã có hành vi gian dối trong việc phát hành, mua bán trái phiếu trái quy định của pháp luật để chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng của người dân trong thời gian năm 2018 - 2019
Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã phê chuẩn các quyết định và lệnh tố tụng nêu trên. Cơ quan Điều tra cũng thực hiện khám xét nơi ở, nơi làm việc của Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала