Cộng đồng quốc tế mong đợi gì từ cuộc gặp của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với ông Tập Cận Bình?

© AP Photo / Minh HoangChủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Chủ tịch nước, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại cuộc họp tại Hà Nội
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Chủ tịch nước, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại cuộc họp tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.10.2022
Đăng ký
Tuần này, truyền thông Nga và nước ngoài đưa nhiều thông tin thú vị về Việt Nam, trong đó có khá nhiều bài phân tích nghiêm túc.
Chính sách đối nội và đối ngoại, nền kinh tế và ngành du lịch là các chủ đề sẽ được đề cập đến trong chuyên mục hàng tuần "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".
Chủ đề chính sách đối ngoại phổ biến nhất là chuyến thăm Trung Quốc sắp tới của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Tất cả các ấn phẩm đều ghi nhận rằng, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên thăm Trung Quốc sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XX. Và điều này không có gì đáng ngạc nhiên, tờ The Diplomat lưu ý. Bất chấp những tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước ở Biển Đông được phản ánh rộng rãi trên báo chí quốc tế, cũng như sự mất lòng tin mạnh mẽ của phần lớn người dân Việt Nam đối với Trung Quốc, hai quốc gia này có rất nhiều điểm chung.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Tập Cận Bình. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.10.2022
Biển Đông
Vì sao Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến Trung Quốc sau Đại hội Đảng?
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Đặc biệt, lĩnh vực sản xuất đang phát triển nhanh chóng tại Việt Nam chủ yếu dựa vào linh phụ kiện máy móc và nguyên liệu thô từ Trung Quốc. Sự phụ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc mang lại cho giới tinh hoa Việt Nam động lực mạnh mẽ để duy trì quan hệ ở mức ổn định. Trên thực tế, họ đã thành công đáng kể trong việc giảm căng thẳng ở Biển Đông. Mặc dù yếu tố kinh tế chắc chắn là rất quan trọng, nhưng cơ sở của các mối liên hệ này là mối quan hệ truyền thống giữa hai đảng cộng sản cầm quyền ở Trung Quốc và Việt Nam. Hai đảng này vốn có một số lợi ích chồng chéo, đặc biệt là nhu cầu duy trì chế độ cộng sản trong thế giới hậu cộng sản. Và Global Times của Trung Quốc nhấn mạnh rằng, chính sách của Hà Nội, một bên đóng vai trò quan trọng ở Biển Đông, đối với Trung Quốc góp phần ổn định tình hình trong khu vực và thúc đẩy ASEAN cải thiện quan hệ với Bắc Kinh.

Nhu cầu chậm lại ở phương Tây là một tin xấu đối với Việt Nam

Thông tin về nền kinh tế Việt Nam cho thấy một số xu hướng đáng lo ngại. Fibre2fashion đưa tin rằng, tỷ lệ lạm phát tăng cao tại các thị trường xuất khẩu của Việt Nam đã làm giảm nhu cầu đối với các mặt hàng tiêu dùng như dệt may, giày dép và đồ nội thất. Một số nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ và EU được dự báo sắp suy thoái, do đó thương mại của Việt Nam có thể bị ảnh hưởng. Các chuyên gia dự báo, tăng trưởng sản xuất công nghiệp và xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong quý IV năm nay, nhưng, chỉ giảm ở mức độ vừa phải. Nikkei Asia cho biết về những vấn đề trong ngành sản xuất gỗ và đồ nội thất gỗ của Việt Nam do nhu cầu giảm cũng như do cáo buộc tạm nhập tái xuất hàng hóa Trung Quốc và gỗ Nga lách lệnh trừng phạt qua đường Việt Nam.
Thành phố Hồ Chí Minh: Cần khoảng 70.000 lao động cho giai đoạn cuối năm 2022 - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.10.2022
Vì sao Việt Nam đạt kỷ lục xuất nhập khẩu 620 tỷ USD?
Seafood Source viết rằng, xuất khẩu thủy sản Việt Nam giảm xuống mức thấp nhất trong bảy tháng qua do lạm phát cao trên các thị trường lớn nhất làm giảm tiêu thụ toàn cầu. Trung Quốc là khách hàng lớn duy nhất tăng nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam. Do nhu cầu thấp, sản lượng tôm tại các nhà máy chế biến ở Đồng bằng sông Cửu Long, trung tâm sản xuất thủy sản của Việt Nam, đã giảm 30 - 40%. Eco-Business đăng tải một câu chuyện thú vị về cuộc sống khó khăn của những người cao tuổi Việt Nam buộc phải bỏ xứ Đồng bằng sông Cửu Long do hạn hán và nạn xâm nhập mặn đang đe dọa mạng sống và sinh kế của họ. Channel News Asia cho biết rằng, các quốc gia giàu có đã cam kết cho vay ưu đãi 2 tỷ USD để giúp Việt Nam giảm tiêu thụ than, nhưng, chính sách nội bộ đang kìm hãm thỏa thuận này. ASEAN Briefing viết về cuộc khủng hoảng năng lượng ở Việt Nam, sản lượng than tiêu thụ đã tăng trở lại, vì thế Việt Nam cần phải tăng cường nỗ lực phát triển các nguồn năng lượng tái tạo. Vietnam Briefing đưa tin về sự tăng trưởng của thị trường ô tô hạng sang ở Việt Nam và thành công của Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Hàn Quốc đến nay là tròn 7 năm. Và The Star thông báo rằng, Việt Nam được dự báo là thị trường phát triển nhanh nhất thế giới về số lượng triệu phú centi-millionaire (sở hữu 100 triệu USD) trong thập kỷ tới.

Việt Nam lại là điểm đến được ưu tiên lựa chọn của du khách Nga

TBS News gọi Việt Nam là thiên đường du lịch đối với du khách đặt tour giá rẻ và giới thiệu sáu địa điểm không thể bỏ qua ở Việt Nam, từ khu di tích địa đạo Củ Chi đến các địa điểm xem múa rối nước. Và retail-loyalty cho biết rằng, đối với khách du lịch Nga, Việt Nam đứng thứ 2 về mức độ hào hứng đi du lịch tới nước này trong kỳ nghỉ năm mới.
MEDI Thiên Sơn, khu du lịch chữa lành đầu tiên tại Việt Nam  - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.10.2022
Du lịch chữa lành: Mảnh đất tỷ đô cho du lịch Việt
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала