Hậu duệ nhà Nguyễn yêu cầu huỷ bỏ đấu giá 2 bảo vật Việt Nam tại Pháp

© Ảnh : DROUOT.comẤn vàng của triều đình Việt Nam khắc hình một con rồng
Ấn vàng của triều đình Việt Nam khắc hình một con rồng - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.10.2022
Đăng ký
Nguyễn Phúc tộc Việt Nam (hậu duệ hoàng tộc nhà Nguyễn) đã yêu cầu hãng Millon hủy bỏ đấu giá hai cổ vật bát vàng của vua Khải Định và kim ấn Hoàng đế chi bảo của vua Minh Mạng tại Pháp.
Nguyễn Phúc tộc Việt Nam cho rằng, với giá trị của các bảo vật triều Nguyễn, việc con cháu bà Monique Baudot đem đi đấu giá là vượt quyền vua Bảo Đại.

Nguyễn Phúc tộc Việt Nam yêu cầu hủy bỏ đấu giá hai cổ vật

Liên quan đến kim ấn triều Nguyễn và bát vàng của vua Khải Định, ngày 26/10, ông Nguyễn Phước Bửu Nam, Chủ tịch Hội đồng Nguyễn Phúc tộc Việt Nam (Hoàng tộc nhà Nguyễn), đã ký văn bản gửi ông Jean Gauchet, Giám định viên Hãng đấu giá Millon (Pháp), yêu cầu hủy bỏ cuộc đấu giá hai cổ vật bát vàng của vua Khải Định và ấn triện bằng vàng (kim ấn Hoàng đế chi bảo) của vua Minh Mạng dự kiến ngày 31/10.
Nội dung văn bản của Chủ tịch Hội đồng Nguyễn Phúc tộc Việt Nam nêu rõ, Hoàng tộc nhà Nguyễn đang nghiên cứu về quyền pháp lý và cách thức mà vị vua cuối cùng của Việt Nam, đức vua Bảo Đại “được cho là” đã chuyển nhượng quyền thừa kế, trong khi chiếc ấn Hoàng đế chi bảo và chiếc bát vàng là hai vật quốc bảo.
“Với giá ước lượng mà ông đã đề ra, theo chúng tôi, bản thân đức vua Bảo Đại cũng đủ trí tuệ để hiểu rằng ngài không được phép tiếm quyền chuyển nhượng, dù nhà tổ chức đấu giá Millon có trình ra giấy thừa kế đến từ bất cứ công chứng viên nào. Do đó, chúng tôi long trọng và khẩn khoản yêu cầu ông hủy bỏ cuộc đấu giá hai cổ vật nêu trên trong khi chờ các cơ quan hữu trách điều tra”, - văn bản nhấn mạnh.
Ấn vàng của triều đình Việt Nam khắc hình một con rồng - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.10.2022
Pháp đấu giá bảo vật Việt Nam – kim ấn Hoàng đế chi bảo, Bộ Ngoại giao sẽ can thiệp?
Đáng chú ý, trong văn bản, ông Nguyễn Phước Bửu Nam cũng lưu ý đến các khía cạnh pháp lý, Công ước UNESCO về cuộc chiến chống buôn bán các hiện vật văn hóa.
“Văn bản gửi cho 4 người của hãng đấu giá Millon là ông Chủ tịch, ông Phó Chủ tịch và hai giám định viên. Trong đó đề cập, cái Ấn này đã 200 năm và truyền từ vị Vua này sang vị Vua khác. Đó là Quốc Bảo của Vương triều Nguyễn và Việt Nam nên việc Vua Bảo Đại để lại quyền thừa kế cho bà Monique Baudot, con cháu của bà đem đi đấu giá là vượt khỏi quyền của ông. Đây là gắn với Công ước của UNESCO năm 1970 về các bảo vật của các Quốc gia, chống lại việc buôn bán các bảo vật này”, - ông Nguyễn Phước bửu Nam bày tỏ.

Bảo ấn lớn và đẹp nhất triều Nguyễn

Như Sputnik đã thông tin, theo kế hoạch, hãng Millon sẽ đưa ra đấu giá 2 cổ vật của nhà Nguyễn là bát vàng của vua Khải Định (giá ước lượng 20.000 - 30.000 euro) và ấn triện bằng vàng của vua Minh Mạng (giá ước lượng 2 - 3 triệu euro).
Đây là tài sản của bà Monique Baudot - vợ của ông Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, tức vua Bảo Đại. Bà Monique nhận thừa kế từ ông Vĩnh Thụy. Năm 2021, bà Monique đã qua đời.
Theo Lịch sử Việt Nam, Ấn Hoàng đế Chi Bảo được đúc bằng vàng ròng vào ngày 4 tháng 2 năm Minh Mạng thứ 4 tức ngày 15/3/1823. Đồng thời, đây là Bảo ấn lớn và đẹp nhất của triều Nguyễn.
© Ảnh : DROUOT.comẤn vàng của triều đình Việt Nam khắc hình một con rồng
Ấn vàng của triều đình Việt Nam khắc hình một con rồng - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.10.2022
Ấn vàng của triều đình Việt Nam khắc hình một con rồng
Cũng theo quy định của triều Nguyễn, ấn Hoàng đế Chi Bảo được dùng khi gặp khánh tiết ban ơn, đại xá thiên hạ cũng là các cáo dụ thân huân, đi tuần thú các nơi để xem xét các địa phương, mọi điển lễ long trọng ấy và ban sắc, thư cho ngoại quốc.
Trong khi đó, theo mô tả của đơn vị tổ chức đấu giá, kim ấn Hoàng đế chi bảo là ấn triện bằng vàng quý hiếm, được chế tác với đế kép hình vuông, tay cầm được đúc một con rồng 5 móng, thúc chạm rất tinh xảo, trên trán của rồng có chạm khắc chữ 王(Vương).
Đặc biệt, đuôi rồng cong lên phía sau đầu và uốn lượn theo hình xoắn ốc, vây trên lưng nổi bật tô điểm cho cơ thể khỏe mạnh, trên thân rồng có vảy đều đặn, phần đầu với đôi sừng hươu dũng mãnh, phía dưới là mồm sư tử uy nghi với răng nanh lộ rõ. 4 chân rồng bám chắc chắn trên mặt đế với năm móng vuốt vươn ra mạnh mẽ, phía dưới đế có khắc "Hoàng đế chi bảo".

Nỗ lực hồi hương bảo vật Việt Nam

Ngay sau khi nắm được thông tin các bảo vật của Việt Nam sẽ được đấu giá ở Pháp, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VH-TT&DL) đã vào cuộc và nhờ Bộ Ngoại giao can thiệp.
Trong công văn gửi Bộ Ngoại giao, Bộ VH-TT&DL đề nghị nhanh chóng tìm hiểu và đề xuất phương án phù hợp với pháp luật nước sở tại và thông lệ quốc tế để “hồi hương” hai cổ vật được cho là của nhà Nguyễn Việt Nam, gồm một ấn vàng đúc năm 1823 triều Minh Mạng (1820-1841) và một bát vàng triều Khải Định (1917-1925).
Đối với vấn đề này, Cục Di sản Văn hoá, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho hay, căn cứ thông tin trên trang đấy giá này cùng ý kiến của một số chuyên gia về cổ vật, chiếc ấn vàng (lô số 101/329) chính là chiếc kim ấn “Hoàng đế chi bảo” được vị hoàng đế cuối cùng của vương triều Nguyễn là Bảo Đại, trao cho đại diện của Việt Minh là ông Trần Huy Liệu cùng với thanh bảo kiếm của vua Khải Định vào chiều 30/8/1945.
Nói thêm về “hành trình” của cổ vật kim ấn “Hoàng đế chi bảo” trong công văn gửi Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hoá cho biết, sau ngày Toàn quốc kháng chiến (tháng 12/1946), hai cổ vật đã rơi vào tay người Pháp và đến ngày 8/3/1952, người Pháp tổ chức lễ trao lại ấn kiếm cho cựu hoàng Bảo Đại, rồi được đưa sang Pháp vào năm 1953.
Trước khi qua đời (năm 1997), Bảo Đại đã di chúc để lại toàn bộ tài sản ở Pháp (trong đó có kim ấn “Hoàng đế chi bảo”) cho vợ là bà Monique Baudot, người Pháp.
Quốc huy Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.12.2021
Bảo vật quốc gia của Việt Nam
Do bà Monique Baudot qua đời năm 2021, các tài sản trên thuộc về những người thừa kế và được mang ra bán đấu giá.
“Chiếc ấn 'Hoàng đế chi bảo được dùng cho các hoạt động công quyền, chính sự của nhà Nguyễn trong suốt một giai đoạn lịch sử, có ý nghĩa về lịch sử, văn hoá. Vì vậy, việc tìm cách đưa ấn về Việt Nam là cần thiết”, - Bộ VHTT&DL nhắc lại.
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cũng đề nghị Bộ Ngoại giao chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp kịp thời làm việc trực tiếp với hãng đấu giá Millon để xác minh rõ thông tin liên quan đến việc đấu giá hai cổ vật nêu trên như thông báo của hãng (gồm các thông tin về chủ sở hữu, tính hợp pháp của 2 cổ vật, giá dự kiến bán, khả năng đàm phán mua trực tiếp không qua đấu giá…).
Bộ cũng đề nghị Bộ Ngoại giao hỗ trợ nhanh chóng tìm hiểu và đề xuất phương án phù hợp nhất phù hợp với pháp luật nước sở tại và thông lệ quốc tế) để “hồi hương” 2 cổ vật căn cứ kết quả làm việc với hãng đấu giá Pháp.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала