Xuất khẩu điện thoại sang Trung Quốc tăng mạnh, Việt Nam vươn lên thứ 2 thế giới

© Depositphotos.com / LeungchopanCô gái với điện thoại thông minh
Cô gái với điện thoại thông minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.10.2022
Đăng ký
Dữ liệu từ Bộ Công Thương cho thấy, xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đạt trị giá 10,07 tỷ USD, tăng vọt 42,1% so với cùng kỳ năm trước. Đến nay, Việt Nam đã vươn lên vị trí nước xuất khẩu điện thoại thông minh lớn thứ hai trên thế giới.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tháng 10/2022 của Việt Nam ước đạt 30,27 tỷ USD, tăng 1,5% so với tháng trước và tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu điện thoại Việt Nam sang Trung Quốc tăng mạnh

Dữ liệu xuấtkhẩu ấn tượng tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh kinh tế của Việt Nam.
Số liệu của Bộ Công Thương cho thấy, xuất khẩu của Việt Nam đến hết quý 3/2022 đạt hơn 282 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng tăng 41,46 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021.
Có 32 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 92,8% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 63,9%).
Số liệu từ Tổng cục Hải quan công bố cho thấy xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực châu Á trong 9 tháng năm 2022 đạt trị giá 131,61 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, trong số này, xuất khẩu sang Trung Quốc dẫn đầu với trị giá 41,22 tỷ USD, tăng 6,4% so với 9 tháng của năm 2021.
Đặc biệt, xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đạt trị giá 10,07 tỷ USD, tăng vọt 42,1% so với cùng kỳ năm trước.
Đây là mức tăng rất cao trong khi xuất khẩu điện thoại và linh kiện sang thị trường EU giảm 7,4%, sang Hàn Quốc duy trì tăng trưởng chỉ 16,8%.

Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 thế giới

Bộ Công Thương đánh giá, với kim ngạch xuất khẩu trị giá hơn 10 tỷ USD từ đầu năm đến nay, thị trường Trung Quốc đang bám sát mức tiêu thụ nhóm sản phẩm điện thoại và linh kiện "Made in Vietnam" bán sang thị trường Mỹ trong cùng kỳ với 10,87 tỷ USD.
Đáng chú ý, hiện Việt Nam đã vươn lên vị trí nước xuất khẩu điện thoại thông minh lớn thứ 2 trên thế giới.
Trong đó, năm 2021, xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện của Việt Nam đạt 57,54 tỷ USD, tăng 12,4% so với năm 2020 và đạt kỷ lục từ trước đến nay.
Dữ liệu xuất khẩu nhóm hàng này sang thị trường Trung Quốc dẫn đầu với 15,18 tỷ USD, tăng 23%, sang thị trường Mỹ đạt trị giá 9,69 tỷ USD, tăng 10,3%.
Cần lưu ý, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ nhiều hàng hóa của Việt Nam. Ngoài điện thoại và linh kiện, Việt Nam trong 9 tháng qua đã xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện sang thị trường Trung Quốc đạt 8,88 tỷ USD, tăng 12,8%, sang thị trường Hong Kong đạt 4,54 tỷ USD, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước.
Tiếp đó là kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng sang Trung Quốc đạt 2,66 tỷ USD, tăng 39,8% so với cùng kỳ năm trước.
Điện thoại thông minh Samsung Galaxy Z Flip - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.08.2022
Vì sao Việt Nam có thể khẳng định vị thế cứ điểm sản xuất điện thoại thế giới?

Việt Nam còn nhiều dư địa để khai thác thị trường Trung Quốc

Dữ liệu từ cơ quan Hải quan cũng cho thấy, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Trung Quốc cũng tăng đến 43,9% khi đạt 1,62 tỷ USD, tăng 43,9%.
Đặc biệt các nông sản của Việt Nam, từ mặt hàng thủy sản, rau quả, hạt điều, cà phê đến chè, gạo, sắn và sản phẩm sắn, cao su, sản phẩm từ cao su… đã và đang được tiêu thụ nhiều tại thị trường tỷ dân.
Có thể kể đến như xuất khẩu thủy sản trong 3 quý qua sang Trung Quốc đạt 1,21 tỷ USD, dẫn đầu về mức tăng đến 85,4%.
Cùng với đó, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ gần 50% hàng rau quả của Việt Nam. Thanh Niên dẫn đánh giá của Bộ Công thương nhận định, Việt Nam còn nhiều dư địa để khai thác thị trường Trung Quốc.
Với dân số hơn 1,4 tỷ người, chiếm 18,7% tổng dân số toàn thế giới, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt các sản phẩm nông, thủy sản của thị trường Trung Quốc phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa cũng như sản xuất chế biến hàng xuất khẩu là rất lớn và đa dạng, phong phú.

Xuất khẩu hàng hóa tháng 10 vượt 30 tỷ USD

Báo cáo Chính phủ tại phiên họp thường kỳ tháng 10/2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam đã thặng dư tới 9,4 tỷ USD.
“Đây là một con số rất tích cực, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, đồng thời hỗ trợ lớn cho cán cân thanh toán quốc tế”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, 10 tháng qua, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 616,24 tỷ USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm trước.
Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho hay, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 10/2022 ước đạt 30,27 tỷ USD, tăng 1,5% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 7,55 tỷ USD, tăng 8,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 22,72 tỷ USD, giảm 0,7%.
Tính chung 10 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 312,82 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 80,36 tỷ USD, tăng 13,4%, chiếm 25,7% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 232,46 tỷ USD, tăng 16,8%, chiếm 74,3%.
Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2022 ước đạt 28 tỷ USD, giảm 1,4% so với tháng trước. Tính chung 10 tháng năm 2022, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 303,42 tỷ USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước.
Bphone B86 - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.10.2022
Chip và chất bán dẫn: Vì sao điện thoại Việt Nam luôn thua Samsung, LG?
Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 10 tháng năm 2022, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm 93,7%.
Số liệu từ cơ quan thống kê cũng cho thấy, về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa 10 tháng năm 2022, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 93,4 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 100,7 tỷ USD.
Cán cân thương mại hàng hóa tháng 10 ước tính xuất siêu 2,27 tỷ USD. Tính chung 10 tháng năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 9,4 tỷ USD (cùng kỳ năm trước nhập siêu 0,63 tỷ USD).
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала