Nam sinh truyền tải thông điệp bình đẳng giới qua cổ phục Việt

© Ảnh : Phùng Thế Gia Lộc Phùng Thế Gia Lộc, chàng trai mặc Việt phục vào thứ hai hàng tuần nhằm lan tỏa tình yêu với trang phục dân tộc
Phùng Thế Gia Lộc, chàng trai mặc Việt phục vào thứ hai hàng tuần nhằm lan tỏa tình yêu với trang phục dân tộc - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.10.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Mặc Việt phục đến trường vào mỗi thứ hai đầu tuần, chàng trai Phùng Thế Gia Lộc, nam sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại thương đã tạo nên một hiện tượng chưa từng có tiền lệ trong việc “truyền lửa” tình yêu đối với trang phục cổ Việt Nam hay còn gọi là Việt phục.
Điều gì thôi thúc chàng sinh viên Khoa Quốc tế Quản trị Kinh doanh của Trường Đại học Ngoại thương làm điều này? Hãy cùng Sputnik tìm hiểu trong buổi phỏng vấn với Phùng Thế Gia Lộc.
Sputnik: Chào Gia Lộc! Bạn có thể cho biết nguyên nhân bạn lựa chọn Việt phục mà không phải là trang phục truyền thống của Nhật/Hàn như các bạn trẻ bây giờ ưa chuộng?
Phùng Thế Gia Lộc:
Chào Sputnik! Mình bắt đầu tò mò và tìm hiểu về trang phục truyền thống Việt từ khi học trung học phổ thông. Lúc đó mình chỉ tìm hiểu trên mạng, sách báo và các hội nhóm về cổ phong Việt Nam trên Facebook*.
Sở dĩ mình chọn mặc Việt phục có hai lý do. Thứ nhất, nhận thức về Việt phục của đại số đông chưa cao và nhiều người còn không biết đến sự tồn tại của những trang phục này. Thứ hai, những trang phục truyền thống của Việt Nam đẹp, cầu kì, tinh tế không kém gì các trang phục của các nước Đông Á như Kimono, Hanbok, hay Hán phục. Và mình cảm thấy tự hào khi khoác lên mình những trang phục truyền thống đó.
© Ảnh : Phùng Thế Gia Lộc Phùng Thế Gia Lộc, chàng trai mặc Việt phục vào thứ hai hàng tuần nhằm lan tỏa tình yêu với trang phục dân tộc
Phùng Thế Gia Lộc, chàng trai mặc Việt phục vào thứ hai hàng tuần nhằm lan tỏa tình yêu với trang phục dân tộc - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.10.2022
Phùng Thế Gia Lộc, chàng trai mặc Việt phục vào thứ hai hàng tuần nhằm lan tỏa tình yêu với trang phục dân tộc
Do đó mình quyết định tìm cách để mọi người có thể biết đến những trang phục này nhiều hơn và hành động đơn giản nhất là dem chúng vào cuộc sống hiện đại từ những hoạt động thường ngày cho đến những dịp lễ trọng đại.
Còn nếu đi du lịch Hàn Quốc hay Nhật Bản và ghé thăm các địa điểm cổ kính của họ thì mình sẽ chọn mặc Hanbok hoặc Kimono. Ví dụ trong chuyến du lịch Nhật Bản năm 2019 vừa qua, mình đã chọn mặc Kimono tại một ngôi đền ở Kyoto.
© Ảnh : Phùng Thế Gia Lộc Phùng Thế Gia Lộc, chàng trai mặc Việt phục vào thứ hai hàng tuần nhằm lan tỏa tình yêu với trang phục dân tộc
Phùng Thế Gia Lộc, chàng trai mặc Việt phục vào thứ hai hàng tuần nhằm lan tỏa tình yêu với trang phục dân tộc - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.10.2022
Phùng Thế Gia Lộc, chàng trai mặc Việt phục vào thứ hai hàng tuần nhằm lan tỏa tình yêu với trang phục dân tộc
Sputnik: Vậy tại sao bạn chọn sáng thứ hai để mặc Việt phục? Phản ứng của gia đình, bạn bè như thế nào khi bạn mặc Việt phục tới trường?
Phùng Thế Gia Lộc:
Mình chọn ngày thứ Hai là ngày mặc cổ phục đến trường vì 2 lý do.
Thứ nhất, mình muốn đẩy mạnh nhận thức của xã hội và các bạn trẻ về trang phục truyền thống của dân tộc.
Thứ hai, bắt nguồn từ đề xuất nam sinh mặc áo dài như nữ sinh vào thứ Hai đầu tuần. Khi đó mình nhớ phần đông dư luận phản đối với các lý do bất tiện, tốn kém, không có giá trị. Tuy nhiên, mình thấy điều này rất vô lý vì nữ sinh đã mặc áo dài vào thứ Hai từ lâu nay vậy chẳng lẽ nữ sinh chịu được những bất tiện trên mà nam sinh thì được bỏ qua?
Trên quan điểm của mình, nếu nữ sinh mặc áo dài để gìn giữ truyền thống thì nam sinh cũng làm được vì không có lý do nào có thể bao biện cho việc bảo vệ và giữ gìn văn hóa chỉ dừng lại ở một giới cả.
© Ảnh : Phùng Thế Gia Lộc Phùng Thế Gia Lộc, chàng trai mặc Việt phục vào thứ hai hàng tuần nhằm lan tỏa tình yêu với trang phục dân tộc
Phùng Thế Gia Lộc, chàng trai mặc Việt phục vào thứ hai hàng tuần nhằm lan tỏa tình yêu với trang phục dân tộc - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.10.2022
Phùng Thế Gia Lộc, chàng trai mặc Việt phục vào thứ hai hàng tuần nhằm lan tỏa tình yêu với trang phục dân tộc
Gia đình mình không ý kiến vì mình đi làm từ năm nhất, tự trang trải để may chứ không phải nhận hỗ trợ từ gia đình.
Còn về bạn bè, ban đầu mọi người thấy lạ và có trêu nhưng chỉ vài buổi đầu, còn về sau thì mọi người bắt đầu thấy bình thường. Thậm chí gần đây, nhiều bạn bắt đầu hỏi mình chỗ may hoặc thuê cổ phục Việt.
Các thầy cô thì không có nhận xét hay bình phẩm nào vì Ngoại Thương vốn là ngôi trường luôn sẵn sàng đón nhận cái mới và do đó các thầy cô luôn rộng lượng và chấp nhận những thứ mới mẻ.
© Ảnh : Phùng Thế Gia Lộc Phùng Thế Gia Lộc, chàng trai mặc Việt phục vào thứ hai hàng tuần nhằm lan tỏa tình yêu với trang phục dân tộc
Phùng Thế Gia Lộc, chàng trai mặc Việt phục vào thứ hai hàng tuần nhằm lan tỏa tình yêu với trang phục dân tộc - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.10.2022
Phùng Thế Gia Lộc, chàng trai mặc Việt phục vào thứ hai hàng tuần nhằm lan tỏa tình yêu với trang phục dân tộc
Sputnik: Vậy chi phí cho một bộ Việt phục là bao nhiêu? Có khi nào bạn cảm thấy áp lực vì chi phí cho trang phục này cao hơn mức cho phép?
Phùng Thế Gia Lộc:
Chi phí 1 bộ Việt phục khoảng 1 triệu 500 nghìn đồng đến 2 triệu 500 nghìn đồng tùy vào kiểu dáng, chất liệu.
Mình không nghĩ đầu tư cho trang phục truyền thống là một áp lực mà nó giống như sở thích cá nhân mỗi người. Mỗi người có một sở thích và cách chi tiêu riêng. Một đôi giày xịn, một chiếc túi hiệu, hay đồng hồ, nước hoa, quần áo cao cấp là những xa xỉ phẩm ngày nay nhiều bạn trẻ yêu thích, và mình thấy rằng giá trị của những vật phẩm kia thậm chí còn cao hơn nhiều.
Nếu sản xuất công nghiệp, mình tin rằng áo dài nam có thể có giá ngang như áo dài nữ sinh, thậm chí còn đa dạng mẫu mã.
Anh Nguyễn Văn Cẩn và cửa hàng may áo dài nhỏ của mình - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.01.2021
Người may Áo dài Trạch Xá giữa đất Hà Thành
Sputnik: Được biết Lộc đang làm cộng tác viên cho một cửa hàng Việt phục, công việc này giúp bạn như thế nào trong đam mê cổ phục của mình?
Phùng Thế Gia Lộc:
Mình bắt đầu làm cộng tác viên cho một cửa hàng Việt phục từ cuối 2020. Công việc ở đây đã giúp mình rất nhiều. Cụ thể, mình được miễn phí mượn đồ nên sau này các trang phục của mình đều là được tài trợ chứ không cần bỏ tiền ra đặt may.
Thứ hai, mình được tiếp xúc với các kiến thức chuyên môn và kĩ thuật tinh xảo trong may mặc trang phục cổ, có kiến thức cơ bản về các loại vải tơ tằm, lụa, gấm cũng như biết tới kĩ thuật nhuộm thủ công dùng các chát liệu trong tự nhiên.
Ngoài ra, mình có cơ hội được gặp những chuyên gia, nghệ nhân trong lĩnh vực này và mình cảm thấy may mắn khi đã học hỏi được nhiều trong cộng đồng cổ phục Việt nói chung và cổ phong Việt Nam nói riêng.
© Ảnh : Phùng Thế Gia Lộc Phùng Thế Gia Lộc, chàng trai mặc Việt phục vào thứ hai hàng tuần nhằm lan tỏa tình yêu với trang phục dân tộc
Phùng Thế Gia Lộc, chàng trai mặc Việt phục vào thứ hai hàng tuần nhằm lan tỏa tình yêu với trang phục dân tộc - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.10.2022
Phùng Thế Gia Lộc, chàng trai mặc Việt phục vào thứ hai hàng tuần nhằm lan tỏa tình yêu với trang phục dân tộc
Sputnik: Lễ tốt nghiệp vào ngày 11/11 tới đây, bạn dự định sẽ mặc bộ Việt phục nào?
Phùng Thế Gia Lộc:
Lễ tốt nghiệp 11/11 tới đây, mình đang cân nhắc sẽ mặc giao lĩnh - áo cổ chéo xuất hiện xuyên suốt chiều dài lịch sử Việt Nam qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Vì đây là lễ nhận bằng quan trọng nên mình sẽ đầu tư nghiêm túc cho trang phục trong ngày này.
Sputnik: Thông điệp bạn muốn gửi tới các bạn trẻ thông qua hành động của mình là gì? Sau khi tốt nghiệp bạn sẽ tiếp tục theo đuổi đam mê Việt phục?
Phùng Thế Gia Lộc:
Mình muốn nhắn gửi không chỉ tới các bạn trẻ mà mong muốn thông diệp này có thể đến được tới nhiều lứa tuổi hơn. Muốn bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống thì hãy mang nó trở lại cuộc sống hiện đại thay vì để chúng chỉ tồn tại trên sách vở hay nằm trong viện bảo tàng.
Việt Nam có một bề dày lịch sử văn hóa đáng tự hào và cụ thể hơn trang phục của chúng ta cầu kỳ, tinh tế, rực rỡ không thua kém bất cứ một quốc gia nào trong khối đồng văn Đông Á. Chúng ta có quyền tự hào về điều đó và đã đến lúc mang nó trở lại không chỉ để mỗi người hiểu hơn về lịch sử, về trang phục tổ tiên mà còn là cơ hội đẻ quảng bá văn hóa Việt ra trường quốc tế.
* Meta (mạng xã hội Facebook và Instagram) bị cấm hoạt động ở Nga vì là tổ chức cực đoan.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала