Đã rõ "vũ khí mới" của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong cuộc chiến tiền tệ

CC BY-SA 3.0 / TomW712 / State Bank branch in Ho Chi Minh CityNgân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM.
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.11.2022
Đăng ký
Ngày 3/11, Ngân hàng Nhà nước vẫn tiếp tục tạm dừng phát hành tín phiếu mới. Theo tính toán, có đến 10.000 tỷ tín phiếu phát hành trước đó đáo hạn.
Tính chung, chỉ trong hai phiên vừa qua, tổng lượng cung ứng thanh khoản của Ngân hàng Nhà nước đã chạm ngưỡng 49.631 tỷ đồng.

Động thái của Ngân hàng Nhà nước

Trên kênh cầm cố của thị trường mở (OMO), Ngân hàng Nhà nước đã cho vay mới gần 5.000 tỷ với kỳ hạn 14 ngày đối với 12 thành viên thị trường, mức lãi suất 6%/năm. Lượng OMO đáo hạn tương ứng là 5.000 tỷ.
Tính chung cả hai kênh tín phiếu và OMO, nhà điều hành đã bơm 10.000 tỷ vào hệ thống ngân hàng trong phiên giao dịch 3/11.
Trước đó, trong phiên giao dịch 2/11, Ngân hàng Nhà nước cũng đã tạm dừng phát hành tín phiếu mới, đồng thời trả lại hệ thống 30.000 tỷ qua lượng tín phiếu đáo hạn.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng mua kỳ hạn giấy tờ có giá, cho các ngân hàng vay ròng 9.631 tỷ. Như vậy, trong ngày 2/11, cơ quan này đã bơm đến 39.631 tỷ vào hệ thống.
Tính chung, chỉ trong hai phiên vừa qua, tổng lượng cung ứng thanh khoản của Ngân hàng Nhà nước đã chạm ngưỡng 49.631 tỷ đồng.
Động thái của Ngân hàng Nhà nước diễn ra trong bối cảnh lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng cho thấy sự tăng mạnh trong những phiên gần đây.
Theo số liệu mới nhất được ghi nhận, lãi suất vay mượn bình quân tại kỳ hạn qua đêm (chiếm 80 – 90% khối lượng giao dịch) đã tăng 7,12% trong phiên ngày 2/11.
Ngoài ra, lãi suất các kỳ hạn 1 tuần, 1 tháng và 3 tháng cũng có xu hướng tăng lên. Trong đó, lãi suất vay mượn bình quân tại kỳ hạn 1 tháng đã chạm mức 10,88%/năm trong phiên 2/11, đạt 11,25%/năm trong phiên 1/11.
Trong khi đó, vào rạng sáng ngày 3/11 (theo giờ Việt Nam), FED đã quyết định tăng lãi suất cơ bản thêm 0,75 điểm %. Hiện tại, lãi suất chuẩn của Ngân hàng Trung ương Mỹ dao động ở mức 3,75% - 4%, cao nhất kể từ tháng 1/2008.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng điều hành Hội nghị - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.10.2022
10 phút vững vàng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

Những “vũ khí” của Ngân hàng Nhà nước

Theo các chuyên gia, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục sử dụng công cụ lãi suất, dự trữ ngoại hối để điều hành tỷ giá nhằm hạn chế áp lực từ FED.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng bán ngoại tệ đáp ứng nhu cầu thị trường, cũng như tiếp tục tăng giá bán khi tỷ giá có xu hướng tăng nóng.
Bên cạnh đó, Nhà điều hành sẽ tiếp tục phát hành tín phiếu để điều hành lãi suất VND theo mục tiêu, từ đó duy trì phần chênh lãi suất VND-USD trên thị trường Liên ngân hàng trong trạng thái dương, với phân chênh khoảng 2-3%.
Ngân hàng Nhà nước cũng có khả năng tiếp tục bơm thanh khoản trên thị trường mở hoặc qua những công cụ bơm tiền khác để đáp ứng nhu cầu, đảm bảo an toàn thanh khoản hệ thống ngân hàng.
Đặc biệt, không loại trừ khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục tăng lãi suất điều hành.
Các chuyên gia Chứng khoán VietinBank cho rằng, công cụ chính của Ngân hàng Nhà nước trong điều hành tỷ giá sẽ tiếp tục là tăng giá bán ngoại tệ và sử dụng dự trữ ngoại hối.
Thị trường mở vẫn là công cụ điều hành lãi suất chủ yếu của Ngân hàng Nhà nước, bằng cách phát hành tín phiếu để duy trì mặt bằng lãi suất VND trên thị trường Liên ngân hàng không dưới lãi suất tín phiếu.
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.10.2022
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam liên tục hút tiền và tăng lãi suất
Từ đó, điều hành lãi suất VND theo mục tiêu với độ chênh so với lãi suất USD trên thị trường Liên ngân hàng ở khoảng 2-3%, giảm bớt áp lực lên tỷ giá. Bên cạnh đó, duy trì bơm thanh khoản thông qua nghiệp vụ mua kỳ hạn giấy tờ có giá, đảm bảo thanh khoản cho hệ thống ngân hàng.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала