Lệnh cấm vận của phương Tây đối với Nga dẫn đến tình trạng thiếu xăng dầu ở Việt Nam?

© Flickr / Senado FederalTrạm xăng
Trạm xăng - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.11.2022
Đăng ký
Liên quan đến việc một số thành phố lớn tại Việt Nam rơi vào tình trạng thiếu xăng dầu, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, nguyên nhân dẫn đến điều này một phần là do nguồn cung xăng dầu đang trở nên khan hiếm.
Trong số các lý do được nêu ra, việc phương Tây áp lệnh trừng phạt lần thứ 8 lên Nga, cấm tuyệt đối việc mua bán xăng dầu của Nga với các nước thuộc điều chỉnh của phương Tây, đang khiến tình hình trở nên nghiêm trọng hơn.

Tình trạng thiếu xăng dầu ở Hà Nội và TP.HCM

Sáng 5/11, Quốc hội đã có phiên chất vấn Tổng thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong và Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên.
Tại phiên chất vấn, đại biểu Lê Hoàng Anh (đoàn Gia Lai) đặt vấn đề nhiều cây xăng ở Hà Nội và TP.HCM không bán hoặc bán rất ít, giới hạn chỉ 500.000-600.000 đồng/ôtô. Điều này đang gây bức xúc cho người dân trong thời gian qua.
Xe bồn chở xăng dầu - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.11.2022
Cần xem xét thực tế nguồn cung xăng dầu có đủ hay không
Đại biểu đề nghị Thanh tra Chính phủ cho biết đã thanh tra đột xuất tình hình cung ứng xăng dầu ở hai thành phố này chưa. Đồng thời, ông cũng dành câu hỏi này cho Bộ trưởng Công Thương.
Về câu hỏi này, Tổng thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết, đơn vị đã thực hiện Nghị định Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng về việc thanh tra hoạt động kinh doanh xăng dầu.
Ngành thanh tra đã và đang tiến hành thanh tra trong lĩnh vực này, phối hợp cùng Bộ Công Thương tìm hiểu những hạn chế, tồn tại cần khắc phục để đảm bảo bình ổn giá xăng dầu.

Lệnh cấm vận của phương Tây với Nga gây ảnh hưởng

Về phần mình, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, trong phiên thảo luận kinh tế xã hội ngày 28/10, ông đã báo cáo tình hình, nguyên nhân, đề xuất giải pháp. Ông Diên cho rằng, những giải pháp mà ông đưa ra khi đó “đến giờ này thì còn nguyên giá trị”.
Tuy nhiên, vị lãnh đạo ngành Công Thương cũng chia sẻ, tình hình xăng dầu trên toàn thế giới và trong nước đang có những diễn biến mới.
Theo đó, nguồn cung cho xăng dầu đang ngày càng khan hiếm bởi châu Âu và các nền kinh tế lớn gia tăng thu mua lượng dầu hiện có từ các nguồn cung chính là OPEC+ và Nga.
Bên cạnh đó, hiện đang gần đến ngày 25/11, là ngày phương Tây áp lệnh trừng phạt lần thứ 8 lên Nga, cấm tuyệt đối việc mua bán xăng dầu của Nga đối với những nước thuộc điều chỉnh của phương Tây.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp xúc cử tri thành phố Cần Thơ trước Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khoá XV - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.10.2022
Thủ tướng yêu cầu rút ngắn chu kỳ điều chỉnh giá xăng dầu
Theo ông Diên, trong tuần qua, tỷ giá ngoại tệ mạnh để nhập khẩu được lượng xăng dầu như USD và Euro liên tục thay đổi đều tăng 0,75%.
Tỷ giá này được dự báo có thể tiếp tục thay đổi trong vài tuần tới lên ngưỡng 4,25% đối với đồng USD và trên dưới 5% với đồng euro. Điều này tạo ra những khó khăn cho những doanh nghiệp nhập khẩu.
Cuối cùng, việc tiếp cận vốn ngoại tệ để được bảo lãnh nhập, hỗ trợ thanh toán của các doanh nghiệp đầu mối và phân phối còn khó khăn. Nguyên nhân là do nhiều doanh nghiệp chưa đáp ứng được điều kiện cho vay và bảo lãnh của phía ngân hàng.
Từ những lý do trên, tình trạng đứt gãy cục bộ nguồn cung trong hệ thống đang diễn ra tại nhiều nơi, đặc biệt là ở những thành phố lớn tập trung đông dân cư.

Những biện pháp khắc phục

"Chiều qua (4/11), Bộ Tài chính đã có dự kiến phương án điều chỉnh chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam để lấy ý kiến của Bộ Công Thương và ngay trong chiều qua, Bộ Công Thương đã có ý kiến đồng thuận với Bộ Tài Chính", - ông Diên cho biết.
Lãnh đạo ngành Công Thương dự báo, nếu không có thay đổi lớn, những chi phí phát sinh sẽ được cập nhật trong kỳ điều hành 11/11.
Ngân hàng Nhà nước cũng đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại xem xét giải quyết cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong tiếp cận vốn và bảo lãnh khi thanh toán.
Trạm xăng - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.10.2022
Không phải Nga, Việt Nam nhập khẩu xăng dầu nhiều nhất từ nước nào?
Bộ Công Thương cũng chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường cả nước phối hợp chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra giám sát, xử lý theo quy định hiện hành; đồng thời nghiên cứu bổ sung hình phạt để áp dụng vào thời điểm phù hợp.

"Nhân đây, tôi báo cáo thêm rằng thị trường xăng dầu thế giới ảnh hưởng rất lớn với chúng ta, xăng dầu sản xuất trong nước đạt khoảng 80% với nhu cầu, tuy nhiên trong 80% này thì hơn một nửa số lượng dầu thô chúng ta vẫn phải nhập từ thế giới", - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nói.

Dù vậy, ông cũng dẫn chứng số liệu cho thấy sản lượng đã nhập và sản xuất đạt chừng 86% sản lượng cả năm (khoảng 18.000-19.000 m3).
Theo ông, nguồn cung này ở các doanh nghiệp, thương mại và các cấp là hoàn toàn bảo đảm.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала