- Sputnik Việt Nam, 1920
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Sau khi Kiev tăng cường tấn công DNR và LNR, theo yêu cầu của các nước cộng hòa này, Nga đã công nhận nền độc lập của họ. Lực lượng an ninh Ukraina tiếp tục tấn công Donbass. Ngày 24/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo rằng ông đã quyết định về một chiến dịch quân sự đặc biệt.

"Người Ukraina không được phép vào nữa": Châu Âu đang hết kiên nhẫn

© AP Photo / Petr David JosekNgười tị nạn chạy trốn xung đột ở Ukraina đến Ba Lan
Người tị nạn chạy trốn xung đột ở Ukraina đến Ba Lan - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.11.2022
Đăng ký
Các nước thuộc Liên minh châu Âu và NATO đã tiếp nhận hàng triệu người tị nạn Ukraina kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga vào tháng 2 năm nay. Nhưng tin tức gần đây cho thấy những người khách đã nán lại ở các quốc gia không sẵn sàng tiếp đón số lượng người nhiều như vậy.
Châu Âu đang ngày càng mệt mỏi với những người tị nạn Ukraina - nhiều người trong số đó đang ở trong nhà của họ - khi cuộc xung đột tiếp tục kéo dài sang tháng thứ chín.
Hiện chính phủ của Tổng thống Ukraina Zelensky đã ra lệnh không nên quay trở lại sớm vì lo ngại quá tải lưới điện vốn đã bị phá hủy bởi các cuộc tấn công tên lửa và máy bay không người lái của Nga.
Gần 8 triệu người Ukraina đã bỏ khỏi đất nước kể từ ngày 24 tháng 2, hầu hết trong đó đến các nước Liên minh châu Âu (EU) và NATO ủng hộ các cuộc tấn công của chế độ Kiev nhằm vào cư dân đông Donbas, quốc gia gần đây đã bỏ phiếu gia nhập Liên bang Nga.
Nhưng tại sao châu Âu lại quay lưng lại với một quốc gia mà các nhà lãnh đạo muốn được nhận vào khối kinh tế và quân sự phương Tây?
Người tị nạn Ukraina tại sân bay Warsaw trên đường đến Vương quốc Anh - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.10.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Truyền thông: Người phụ nữ tị nạn Ukraina tố cáo bà chủ nhà Anh bóc lột nô lệ

Nước Đức

Cuối tuần qua, truyền thông Đức đưa tin một số chính quyền địa phương buộc phải tự mình đối phó với dòng người tị nạn.
Thị trấn nhỏ phía đông Cottbus, gần với biên giới Ba Lan, đã tiếp nhận khoảng 1 500 trong số khoảng 1 triệu người tị nạn Ukraina ở Đức. Khoảng 500 người trong đó là trẻ em, cần tìm chỗ học tại các trường học địa phương.
Stefanie Kaygusuz-Schurmann, người đứng đầu cơ quan giáo dục và hội nhập của thành phố, cho biết:
"Chính quyền liên bang sẽ bồi thường cho chúng tôi chi phí tị nạn ban đầu, nhưng không phải chi phí hiện tại".
Đức phân bổ người tị nạn đến 16 bang trong liên bang dựa trên dân số và doanh thu thuế của họ như chỉ số về sự giàu có. Bang North Rhine-Westphalia giàu có ở miền tây nước Đức có hạn ngạch 21%, so với 3% đối với Brandenburg, nơi có Cottbus.
Nhưng hội đồng thành phố ở cách Berlin 90 dặm phàn nàn việc chính phủ liên bang đã không thực hiện lời hứa về các gói cứu trợ.
"Nước Đức giàu có có thể làm bất cứ điều gì", phát ngôn viên Tòa thị chính, Jan Glossmann, nói. "Nhưng số tiền đó được phân phối không đồng đều".
Trước đó vào tháng 10, chính quyền Cottbus cho biết sẽ không nhận thêm bất kỳ người tị nạn nào cho đến khi chính sách tái định cư "công bằng" hơn được xây dựng. Glossman cho biết văn phòng thị trưởng không nghe thấy "phản hồi chính thức" nào từ các quan chức tiểu bang hoặc liên bang.
Trong khi đó, một trong những sáng kiến trên ​Internet nhằm mục đích đoàn kết với người tị nạn đã bị chỉ trích vì được mô tả như một con lợn hoang có tên "Bạn tôi Nikolay" - để làm hài lòng định kiến về người dân tộc Ukraina.
© Twiteer/@naval_hareMột dòng tweet mô tả những người tị nạn Ukraina như con lợn rừng tên là Nikola.
Một dòng tweet mô tả những người tị nạn Ukraina như con lợn rừng tên là Nikola. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.11.2022
Một dòng tweet mô tả những người tị nạn Ukraina như con lợn rừng tên là Nikola.

Nước Anh

Chính phủ Anh là một trong những nước ủng hộ tích cực nhất các biện pháp trừng phạt chống Nga và việc cung cấp vũ khí cho Ukraina, vốn tác động tiêu cực đến nền kinh tế của các nước phương Tây.
Họ cũng khuyến khích người dân Ukraina tị nạn đến nhà của mình, cung cấp 350 bảng Anh một tháng để chăm sóc một người hoặc gia đình. Con số này ít hơn nhiều so với những gì họ có thể nhận được khi cho thuê phòng trống, ngày càng mất giá do lạm phát 10% và giá năng lượng tăng gấp nhiều lần do các lệnh trừng phạt gây ra.
Đồng thời, nhà nước đưa người tị nạn vào các khách sạn trên khắp đất nước, sau đó sẽ xin tị nạn chính trị.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi chưa đến một phần tư người Anh và chỉ 2 trong số 650 thành viên quốc hội sẵn sàng tiếp đón người Ukraina. Truyền thông Anh cho biết khoảng 100 000 người tị nạn được nhận vào nhà riêng đang gần kết thúc thời gian lưu trú 6 tháng mà không còn nơi nào khác để đi.
Nhắc lại những tuyên bố vô lý của Kiev với Nga, giới truyền thông Anh không thể cưỡng lại việc đưa tin về trò hề của một số vị khách vô ơn đến từ phía đông.
Tai tiếng nhất là Sofiia Karkadym, 22 tuổi, bắt đầu mối quan hệ với Yorkshireman Tony Garnett, 30 tuổi, chỉ vài ngày sau khi cô chuyển đến nhà anh ta.
Garnett bỏ vợ và hai cô con gái nhỏ để chuyển đến một căn hộ ở Bradford ở với Karkady, nhưng mối quan hệ của họ nhanh chóng trở nên độc hại. Tony đã gọi cảnh sát vào ngày sinh nhật mình vào tháng 9 sau khi Sophia uống rượu say và tranh cãi với anh ta bằng một con dao làm bếp.
Người đẹp tóc vàng phàn nàn với các phóng viên việc cô và bạn bè bị đuổi khỏi nhà và phải ở trong căn nhà tạm "kinh tởm" mà cảnh sát tìm thấy cho cô ở thành phố West Yorkshire.
Nhưng có lẽ phẫn nộ nhất là một phụ nữ Ukraina đã trình báo cho cảnh sát việc gia đình chủ người Anh của mình bắt cô làm nô lệ thời hiện đại sau khi họ yêu cầu giúp rửa bát.
Chuyên gia sức khỏe tâm thần Hannah Debenham đến từ Uckfield ở East Sussex đã phải chịu nhiều giờ thẩm vấn của cảnh sát địa phương sau khi một người tị nạn giấu tên ở độ tuổi 30 nộp đơn khiếu nại trong khi chồng cô đang nướng thịt tại nhà của họ.
"Thật sự rất kinh khủng. Chúng tôi chỉ muốn giúp đỡ", - Debenham nói, - "Nếu bị buộc tội, tôi sẽ phải nói về điều đó và sẽ là trở ngại vĩnh viễn cho sự nghiệp của tôi".
Trên hết, gia đình đã đồng ý trả cho người phụ nữ 200 bảng một tuần để trông trẻ 2 hoặc 3 lần một tuần. Nhưng khi đứa con trai 5 tuổi của họ muốn sử dụng phòng tắm khi đi học ở một trường học gần nhà, cô ấy bảo nó đi ị ở cánh đồng cạnh sân chơi và lau mông bằng lá cây.
"Nhà chúng tôi chỉ cách đó hai phút, hay tại sao cô ấy không thể hỏi ai đó ở trường xem họ có thể sử dụng nhà vệ sinh không?" bà mẹ phẫn nộ hỏi.
Theo bà, người phụ nữ Ukraina chỉ trả lời đơn giản sẽ không nói lại với bà nếu biết rằng bà sẽ phản ứng theo cách này.

Cộng hòa Séc

Các cuộc biểu tình lớn diễn ra ở thủ đô Praha của Séc chống lại các lệnh trừng phạt chống Nga, vốn đã khiến hóa đơn điện nước tăng vọt. Nhưng vào tháng 5 năm nay, đã có những dấu hiệu — đúng theo nghĩa đen - của sự thù địch đối với người Ukraina.
Các quảng cáo bắt đầu xuất hiện trong các cửa hàng viết "Người Ukraina không được phép vào", sau một loạt các vụ trộm cắp được cho do người tị nạn thực hiện và hành vi chống đối xã hội trong thành phố.
© Twitter/@chromed_egoXuất hiện trên Twitter hình ảnh về biển báo "Không cho phép người Ukraina vào" gần các cửa hàng ở thủ đô Praha của Séc.
Xuất hiện trên Twitter hình ảnh về biển báo Không cho phép người Ukraina vào  gần các cửa hàng ở thủ đô Praha của Séc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.11.2022
Xuất hiện trên Twitter hình ảnh về biển báo "Không cho phép người Ukraina vào" gần các cửa hàng ở thủ đô Praha của Séc.
Cũng có thông tin cho rằng chủ nhà đã từ chối cho người Ukraina thuê nhà ở sau sự cố khi họ sơn hình chữ vạn trong các căn hộ và đập phá làm hỏng các phòng.
Các nước Đông Âu khác cũng không hài lòng với dòng người tị nạn. Ba Lan, quốc gia đã tiếp nhận hơn một triệu người tị nạn từ láng giềng phía đông, chỉ nhận được 144 triệu euro từ Liên minh châu Âu. Warsaw đòi Brussels bồi thường hàng tỷ đồng.
Bulgaria ở phía nam đã chào đón gần 300 000 người Ukraina vào đầu mùa hè, bố trí vào các khu nghỉ dưỡng dọc theo bờ Biển Đen nổi tiếng. Nhưng vào tháng 5, chính phủ cho biết họ sẽ phải dọn đi để nhường chỗ cho khách du lịch.

Nước Bỉ

Andre Maton, nhân viên xã hội ở thành phố Charleroi của Bỉ, nói với Sputnik các gia đình ở đó đã "kiệt sức" vì gánh nặng chăm sóc các gia đình tị nạn.
Chính phủ trả tiền trợ cấp 1 300 euro hàng tháng cho mỗi người lớn tị nạn Ukraina, cộng với 300 euro cho mỗi đứa con. Họ được đề nghị ký một thỏa thuận tiêu chuẩn sẽ trả 20% số tiền này cho gia đình chủ nhà, nhưng điều này gây ra sự không hài lòng.

"Thường thì số tiền này nhiều hơn những gì gia đình chủ nhà phải chi phí. Và căng thẳng nảy sinh khi những người tị nạn từ chối đưa một phần số tiền nhận được để trang trải các chi phí mà họ phải chịu", - Maton cho biết, - "Một số gia đình bản xứ cảm thấy thật sai lầm khi những người tị nạn tiết kiệm cho bản thân trong khi các gia đình chi tiêu rất nhiều tiền".

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала