SCB làm việc với Bộ Công an, Chứng khoán Tân Việt về trái phiếu doanh nghiệp

© Ảnh : SCBNgân hàng TMCP Sài Gòn
Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.11.2022
Đăng ký
Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) tiếp tục thông tin về trái phiếu doanh nghiệp và kêu gọi người dân bình tĩnh.
SCB cho biết ngân hàng này đang tiếp tục làm việc với công ty chứng khoán Tân Việt (TVSI), tổ chức phát hành, Bộ Công an và cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan về trái phiếu doanh nghiệp.
Trong một động thái liên quan, lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu Ngân hàng SCB tuyệt đối không né tránh người dân, phải đối thoại, giải thích ân cần, cặn kẽ và lịch sự, tránh gây tâm lý hoang mang trong dư luận.

Động thái mới của SCB về trái phiếu doanh nghiệp

Tối 6/11, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) tiếp tục thông tin thêm về các vấn đề liên quan đến việc mua, bán trái phiếu doanh nghiệp của khách hàng.
Trước đó, như Sputnik đưa tin, hôm 3/11, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) cũng đã có thư ngỏ đến khách hàng giải thích về những vấn đề liên quan đến trái phiếu mà ngân hàng giới thiệu khách hàng cho các công ty chứng khoán và kêu gọi người dân cần hết sức bình tĩnh.
SCB bày tỏ, thời gian qua, ngân hàng này có hợp tác với một số công ty chứng khoán để thực hiện dịch vụ giới thiệu khách hàng có nhu cầu mua/bán trái phiếu doanh nghiệp cho công ty chứng khoán.
Sau quá trình giới thiệu, các khách hàng tiến hành ký kết các hợp đồng liên quan đến việc mua/bán trái phiếu doanh nghiệp với các công ty chứng khoán.
Tuy vậy, SCB khẳng định ngân hàng này chỉ thực hiện việc giới thiệu khách hàng cho các công ty chứng khoán và không ký kết hợp đồng hay thỏa thuận nào với các khách hàng liên quan đến việc mua/bán trái phiếu doanh nghiệp.

“Chúng tôi bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ với những lo lắng áp lực của khách hàng trong những ngày qua”, - SCB bày tỏ trong thông cáo ngày 6/11.

Trong thông cáo mới nhất ngày 6/11, SCB cam kết sẽ nỗ lực làm việc với các bên có liên quan, trong khả năng và thẩm quyền theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của khách hàng.

Làm việc với Bộ Công an và Chứng khoán Tân Việt

Trong thông cáo, SCB cho hay, hiện ngân hàng này vẫn đang tiếp tục làm việc với Công ty CP chứng khoán Tân Việt (TVSI), tổ chức phát hành, Bộ Công an và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để trình bày các mong muốn, kiến nghị chính đáng của khách hàng.
Điều này nhằm giải quyết các vấn đề trên cơ sở thượng tôn pháp luật và bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của khách hàng.

“Trong quá trình các cơ quan chức năng xử lý vụ việc, SCB mong khách hàng bình tĩnh, thấu hiểu và tâm thủ các quy định của pháp luật để bảo đảm quyền lợi và lợi ích hợp pháp, đồng thời không gây trở ngại đến hoạt động kinh doanh bình thường của SCB”, - ngân hàng nhấn mạnh.

Theo SCB, việc bảo đảm quyền lợi cho nhà đầu tư vẫn được thực hiện một cách nghiêm túc, đúng quy định pháp luật.

Đánh giá rủi ro tuỳ kết cấu Vạn Thịnh Phát – SCB

Hôm 26/10/2022 vừa qua, SCB cũng đã tham gia cuộc họp 3 bên với Công ty Chứng khoán Tân Việt (TVSI) và khách hàng nhằm giải đáp những thắc mắc của khách hàng.
Đến nay, quá trình phối hợp với các bên liên quan vẫn đang diễn ra liên tục nhằm nhanh chóng có hướng xử lý bảo đảm quyền lợi cho khách hàng.
Trong báo cáo đánh giá mới đây của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), đơn vị này cho biết, về trái phiếu doanh nghiệp, sự kiện Vạn Thịnh Phát (VTP) vào đầu tháng 10/2022 là một cú sốc tiếp nối đối với nhà đầu tư trái phiếu.
Chứng khoán Rồng Việt VDSC nêu rằng, việc mua lại trước hạn phần nào giúp giảm bớt quy mô đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp, tuy nhiên, áp lực thời gian và quy mô trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn vẫn còn khá lớn.
VDSC nhấn mạnh, mức độ rủi ro sẽ tùy thuộc vào quy mô rủi ro thanh khoản của SCB và kết cấu mạng lưới của Vạn Thịnh Phát - SCB trong hệ thống ngân hàng.
Trong khi đó, theo số liệu của Hiệp hội Thị trường TP Việt Nam (VBMA), trong 3 tuần đầu tháng 10/2022, không có đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp nào được ghi nhận. Đồng thời, cũng vì biến động niềm tin nên nhiều nhà đầu tư rút vốn khiến doanh nghiệp phát hành phải đẩy mạnh hoạt động mua lại trước hạn.
Tính từ đầu năm tới nay, tổng giá trị trái phiếu đã được các doanh nghiệp mua lại là 142.458 tỷ đồng (tăng 46% so với cùng kỳ năm 2021).
Thời gian qua, lãnh đạo các ban ngành và nhiều tổ chức khuyến cáo, các nhà đầu tư nên giữ bình tĩnh và sự tỉnh táo trước các thông tin nhiễu loạn được lan truyền, tránh việc bán tháo và cắt lỗ không dựa trên đánh giá được sức khỏe tài chính của doanh nghiệp phát hành.

Trái phiếu là gì?

Trái phiếu là một sản phẩm tài chính mà một tổ chức phát hành (chính phủ hoặc doanh nghiệp) để huy động nguồn vốn vay từ nhà đầu tư.
Tổ chức phát hành có nghĩa vụ thực hiện các cam kết nợ, bao gồm thanh toán lãi suất định kỳ và hoàn lại số tiền đầu tư ban đầu khi đến kỳ đáo hạn.
Trái phiếu doanh nghiệp là trái phiếu do doanh nghiệp phát hành, dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi nợ. Doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh toán cả lãi lẫn gốc cho chủ sở hữu trái phiếu khi đến kỳ hạn.
Theo Chứng khoán VNDIRECT, khi bạn mua trái phiếu của một công ty nào đó thì lúc này, bạn đang là chủ nợ của họ.
Đồng thời, trái phiếu doanh nghiệp được chia làm 2 loại là Trái phiếu niêm yết và Trái phiếu OTC.
Trái phiếu niêm yết: Là loại trái phiếu được đăng ký và lưu ký đầy đủ tại Trung tâm lưu ký chứng khoán, đồng thời được giao dịch rộng rãi trên các sàn tập trung như HNX và HSX. Toàn bộ quá trình giao dịch đều phải dựa trên các quy định của Sở Giao dịch Chứng khoán.
Trái phiếu OTC: Hay còn gọi là trái phiếu phi tập trung, được giao dịch trên thị trường OTC. Giao dịch không bị ràng buộc bởi các chính sách pháp lý mà dựa trên những thỏa thuận mua bán riêng giữa các nhà đầu tư.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.11.2022
Biến động trái phiếu, Ngân hàng SCB kêu gọi người dân bình tĩnh

Đang chấn chỉnh thị trường trái phiếu

Theo đánh giá của Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc, thời gian vừa qua, thị trường trái phiếu doanh nghiệp bộc lộ hạn chế.
Trong đó, dù không đại diện cho toàn thị trường nhưng những sai phạm trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đã làm suy giảm niềm tin của nhà đầu tư vào kênh trái phiếu doanh nghiệp.
Bộ trưởng thẳng thắn cho hay, những sai phạm trên thị trường thời gian qua là “con sâu làm rầu nồi canh”, là bài học quan trọng nhưng không đại diện cho toàn thị trường.

“Việc lấy lại niềm tin cho thị trường cũng là trách nhiệm của cơ quan quản lý và các chủ thể tham gia thị trường”, - Bộ trưởng Hồ Đức Phớc khẳng định.

Lãnh đạo Bộ Tài chính nêu rõ, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục “gỡ” các điểm nghẽn trong thủ tục về phát hành trái phiếu ra công chúng, để đảm bảo những doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện phát hành ra công chúng sẽ nhanh chóng và khẩn trương phát hành trái phiếu dưới hình thức này.
Để lấy lại và củng cố niềm tin trên thị trường, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh đến tính hoàn thiện hơn về khung khổ pháp lý, khi Bộ Tài chính đã tham mưu để Chính phủ ban hành Nghị định 65 sửa đổi Nghị định 153 quy định về chào bán, giao dịch TPDN riêng lẻ.

“Với nhiều điểm mới, theo hướng chặt chẽ hơn, nâng cao trách nhiệm của các bên tham gia. Chính sách mới sẽ cần thời gian để thị trường làm quen, nhưng đây là cơ hội để thị trường sàng lọc, “gạn đục, khơi trong” tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư chuyên nghiệp chân chính”, - Bộ trưởng Hồ Đức Phớc tin tưởng.

Cùng với đó, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, Bộ Tài chính cũng đã chỉ đạo gấp rút tổng rà soát các quy định pháp lý điển hình là Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán và các văn bản có liên quan tới trái phiếu doanh nghiệp để tiếp tục phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp trình Chính phủ, Quốc hội sửa đổi, bổ sung, hướng tới hoàn thiện hơn nữa các khung khổ pháp lý hỗ trợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp vận hành và phát triển hiệu quả bền vững.

Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu SCB không được né tránh người dân

Trong thông báo mới nhất chiều nay 7/11, lãnh đạo TP.HCM yêu cầu Ngân hàng SCB không được né tránh người dân.
Động thái này của lãnh đạo TP.HCM được đưa ra sau những thông tin không tích cực liên quan đến Ngân hàng SCB diễn ra thời gian gần đây, khiến nhiều người dân đã đứng xếp hàng dài đợi ngân hàng để làm thủ tục rút tiền trước hạn. Điều này dẫn đến tình trạng mất an ninh trật tự, gây tâm lý hoang mang chung trong dư luận.
Tuần trước, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết, tình huống của Ngân hàng SCB đã ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của TP.HCM và cả nước.
Theo cập nhật chiều nay, TP.HCM đã đề nghị Ngân hàng SCB phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TP.HCM, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tư pháp và cơ quan, đơn vị liên quan chủ động bố trí địa điểm tiếp người dân rộng rãi, thông thoáng.
Đáng chú ý, đây là các chỉ đạo Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Thị Thắng và Phó chủ tịch UBND TP.HCM Ngô Minh Châu tại cuộc họp về tình hình Ngân hàng Thương mại CP Sài Gòn (SCB) vừa được Văn phòng UBND TP.HCM truyền đạt.

“Ngân hàng đồng thời phải cung cấp thông tin, giải thích rõ ràng, ân cần, lịch sự và tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của người dân để hỗ trợ, đối thoại; tuyệt đối không né tránh”, - lãnh đạo thành phố nhấn mạnh.

̣Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.11.2022
Việt Nam ngăn biến động ở SCB, Vạn Thịnh Phát “quá nhanh quá nguy hiểm”
Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu SCB phải có cơ chế trao đổi thông tin nhanh chóng, báo cáo lãnh đạo TP.HCM, địa phương chỉ đạo cơ quan chức năng phối hợp xử lý kịp thời tình huống phát sinh.
Ngân hàng SCB có trách nhiệm phối hợp lực lượng chức năng vận động, giải thích cho người dân, giải quyết những vấn đề liên quan ngay tại cơ sở.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала