Tập đoàn của 'Vua hàng hiệu' Việt Nam đạt doanh thu hơn 13 tỷ đồng/ngày

© AFP 2023 / Peter ParksCô gái cầm trên tay một chiếc vòng cổ Cartier làm từ jadeite với những viên ruby và kim cương
Cô gái cầm trên tay một chiếc vòng cổ Cartier làm từ jadeite với những viên ruby và kim cương - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.11.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Theo thống kê 9 tháng đầu năm 2022, Tập đoàn Liên Thái Bình (IPPG) của ông Johnathan Hạnh Nguyễn đạt doanh thu ấn tượng mảng thời trang với con số 3.692 tỷ đồng, trung bình 13,5 tỷ đồng mỗi ngày.

Doanh thu kỷ lục

Tập đoàn IPPG thông qua 2 Công ty thành viên ACFC và DAFC đang làm phân phối độc quyền tại Việt Nam hơn 100 thương hiệu đẳng cấp thế giới (Rolex /Cartier /Dolce Gabbana/ Nike, Mango...). Mảng kinh doanh hàng hiệu này đóng góp hơn 35% doanh thu của cả Tập Đoàn, mỗi năm đều tăng trưởng mạnh trên 2 con số.
Đại diện IPPG cho biết, đây là mức doanh thu từ thời trang kỷ lục của công ty. Con số gần 3.700 tỷ đồng này tăng xấp xỉ 98% so với mức nền thấp của cùng kỳ năm ngoái và tăng 45% so với cùng kỳ 2019 - thời điểm trước dịch.
Trong đó, mảng thời trang đóng góp khoảng 35% vào doanh thu chung cho tập đoàn của ông Johnathan Hạnh Nguyễn.
Tổng kết sau 9 tháng năm 2022, tập đoàn này ghi nhận lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao 492 tỷ đồng từ bán hàng hiệu, tăng gấp hơn hai lần so cùng kỳ 2019. Lãi sau thuế của IPPG đạt gần 380 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ hơn 54 tỷ.
© Ảnh : IPPGDoanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn
Doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.11.2022
Doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn
Được biết Tiên Nguyễn, con gái ông Johnathan Hạnh Nguyễn, đang chịu trách nhiệm điều hành mảng thời trang của IPPG.
Ngoài việc mở rộng thêm thương hiệu và cửa hàng phân khúc cao cấp và trung cấp, Tập đoàn còn đầu tư cho các dự án chuyển đổi số để làm nền tảng cho sự phát triển bền vững, đa dạng hóa kênh bán hàng cũng như phục vụ, đáp ứng tốt nhu cầu người dùng.
Trong đó có trang thương mại điện tử cho phân khúc hàng xa xỉ, hàng trung cấp, hệ thống báo cáo tự động thông minh; hệ thống kiểm kê hàng tồn kho tự động bằng công nghệ RFID; hệ thống retail-tainment, phân tích dữ liệu để phục vụ khách hàng, hệ thống quản lý và chăm sóc khách hàng với phần mềm CRM - Salesforce.
Theo thông tin từ Tập đoàn, DAFC đã đưa về hai thương hiệu Montblanc và Christian Louboutin năm 2021. ACFC cũng vừa đàm phán thành công hợp đồng phân phối thương hiệu lâu đời đến từ Mỹ Polo Ralph Lauren, dự kiến sẽ có hơn 10 cửa hàng trong 2 năm tới.
Máy bay chở hàng IPP Air - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.10.2022
IPP Air Cargo bất ngờ xin dừng cấp phép, vì sao ông Johnathan Hạnh Nguyễn đổi ý?

Lùi một bước nhằm củng cố vị thế

Đáng chú ý, một doanh nghiệp khác của nhà ông Johnathan Hạnh Nguyễn cũng có sự phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19 là Công ty cổ phần Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco).
Doanh thu của Sasco trong quý III/2022 đạt hơn 400 tỷ đồng, gấp 7 lần cùng kỳ năm ngoái. Luỹ kế 9 tháng, doanh nghiệp đang kinh doanh các cửa hàng miễn thuế tại sân bay này ghi nhận doanh thu hơn 841 tỷ đồng, tăng gấp 3,2 lần cùng kỳ. Nhờ đó, Sasco lãi sau thuế hơn 120 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ lãi khoảng 304 triệu.
Máy bay - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.03.2022
IPP Air Cargo của ông Johnathan Hạnh Nguyễn chỉ còn thiếu cái gật đầu của Thủ tướng
Như Sputnik đã thông tin, ông Johnathan Hạnh Nguyễn bất ngờ xin thôi lập hãng hàng không chuyên vận tải hàng hóa IPP Air Cargo dù ở gần những bước thủ tục cuối cùng.
IPPG giải thích quyết định trên do tình hình kinh tế thế giới sắp tới sẽ khó khăn, vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không dự kiến sụt giảm. IPP Air Cargo sẽ cân nhắc trở lại (bao gồm cả việc nộp hồ sơ xin cấp phép lại từ đầu) vào thời điểm thích hợp khi thị trường thế giới hồi phục và ổn định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала