Thủ tướng Olaf Scholz công du Việt Nam, Berlin phát tín hiệu muốn xích gần Hà Nội?

© Sputnik / Alexeï Vitvitskiy  / Chuyển đến kho ảnhThủ tướng Đức Olaf Scholz
Thủ tướng Đức Olaf Scholz - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.11.2022
Đăng ký
Ông Olaf Scholz, Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 13-14/11, theo xác nhận của Bộ Ngoại giao. Thêm dấu hiệu cho thấy quan hệ Việt – Đức ngày càng tốt đẹp hơn.
Văn phòng Thủ tướng Đức cho hay, dự kiến, trong chuyến thăm đầu tiên đến Hà Nội, ông Olaf Scholz sẽ gặp gỡ với Thủ tướng Phạm Minh Chính, lãnh đạo Đảng và Chính phủ.
Trên thực tế, thông tin về chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã được tiết lộ từ cuối tháng 9, trong cuộc trao đổi giữa Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Quốc vụ khanh Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Đức Jochen Flasbarth.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz sắp thăm Việt Nam

Thủ tướng Đức Olaf Scholz sẽ thăm chính thức Việt nam từ cuối tuần này, theo lời mời của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Ngày 8/11, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã chính thức xác nhận về chuyến công du đầu tiên của ông Olaf Scholz đến Hà Nội kể từ khi lên nắm quyền, kế nhiệm bà Angela Merkel.
“Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính, Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức Olaf Scholz sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 13 đến 14/11/2022”, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết.
Trong khi đó, theo thông báo của Văn phòng Thủ tướng Đức, dự kiến, trong thời gian công du Hà Nội, ông Olaf Scholz sẽ tiến hành nhiều cuộc gặp quan trọng với lãnh đạo Chính phủ - Thủ tướng Phạm Minh Chính, lãnh đạo Đảng, Nhà nước của Việt Nam nhằm củng cố, tăng cường quan hệ Berlin – Hà Nội.
Sau đó, ông Scholz sẽ rời Việt Nam lên đường thăm Singapore trong chuỗi cung du một số nước châu Á của mình.
Trước đó, hôm 28/9 vừa qua tại Hà Nội, trong cuộc gặp giữa Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Quốc vụ khanh Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Đức Jochen Flasbarth, hai bên đã bàn về việc chuẩn bị cho chuyến thăm sắp tới của ông Olaf Scholz đến Việt Nam vào tháng 11 này.
“Việt Nam luôn coi trọng tăng cường quan hệ đối tác chiến lược với Đức và mong chờ đón đoàn Thủ tướng Đức Olaf Scholz sang thăm Việt Nam trong tháng 11”, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh nêu rõ.
Cùng với đó, đại diện Chính phủ Việt Nam cũng khẳng định, hai bên kỳ vọng chuyến thăm của ông Scholz sẽ tạo thêm độc lực thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Прохожие на пешеходном переходе во время снегопада в Париже - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.10.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Người Việt tại Châu Âu: 'Mỹ, Việt Nam còn đánh thắng được, nói gì đến cái lạnh ở Đức'

Xoay trục về châu Á

Chuyến thăm Việt Nam cũng nằm trong chuỗi công du khu vực Đông Á của Thủ tướng Scholz, điều mà theo giới quan sát tin rằng nhằm thể hiện sự quan tâm của Berlin tới khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương ngày càng rõ rệt hơn.
Đức hiện là nền kinh tế số 1 châu Âu và đã công bố chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của riêng mình.
Sau chuyến thăm Bắc Kinh làm tốn nhiều giấy mực của Thủ tướng Scholz, Berlin không hề giấu nỗ lực xoay trục về châu Á của mình.
Cần nhắc lại rằng, Thủ tướng Đức Olaf Scholz là nhà lãnh đạo châu Âu đầu tiên đến Trung Quốc sau Đại hội XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ngay sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng của Việt Nam rời Bắc Kinh không lâu.
Đây cũng là chuyến thăm đầu tiên của nhà lãnh đạo Đức đếnTrung Quốc trên cương vị Thủ tướng. Theo giới quan sát, điều này cho thấy, hai bên tiếp tục coi trọng lẫn nhau trong thực thi chính sách đối ngoại.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng nhận định, củng cố hợp tác kinh tế mới là trọng tâm được ưu tiên trong chuyến thăm của ông Scholz tại Bắc Kinh vừa qua.
Đối với chuyến thăm đến Việt Nam của người đứng đầu Chính phủ Đức, nhiều ý kiến cũng tin tưởng rằng, chắc hẳn chuyến công du sẽ thu hút sự chú ý của quốc tế.
Nếu không có gì thay đổi, ông Scholz sẽ lần đầu tiên đặt chân đến Hà Nội trên cương vị Thủ tướng Đức sau 11 năm, kể từ chuyến công du của bà Angela Merkel hồi tháng 10 năm 2011.
Chuyến thăm vào cuối tuần này cũng đánh dấu lần đầu tiên ông Scholz đến Việt Nam trên cương vị người đứng đầu nội các từ khi lên nắm quyền Thủ tướng vào tháng 12 năm 2021.

Quan hệ Việt Nam – Liên bang Đức đang rất tốt đẹp

Việt Nam và Liên bang Đức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 23/9/1975.
Trong chuyến thăm năm 2011 của bà Angela Merkel, hai bên đã ký tuyên bố chung thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Đức, tạo nền tảng cho hợp tác trong nhiều lĩnh vực tốt đẹp được duy trì đến nay.
Đức cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong Liên minh châu Âu. Tổng kim ngạch thương mại song phương 7 tháng đầu năm nay đạt gần 7,3 tỷ USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ 2021.
Trong khi đó, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Đức ở Đông Nam Á và là bạn hàng lớn thứ sáu của Berlin ở châu Á.
Cộng hòa Liên bang Đức cũng là nhà đầu tư lớn thứ 17/140 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với tổng số vốn FDI đã đăng ký tới tháng 1 là 2,3 tỷ USD.
Trong chuyến thăm đến Berlin của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hồi tháng 9 vừa qua, các lãnh đạo Đức nhấn mạnh Việt Nam là đối tác quan trọng ở khu vực Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương.
Trong đó, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier bày tỏ, Việt Nam và Đức còn nhiều tiềm năng hợp tác về đầu tư, thương mại cũng như trong các lĩnh vực Đức có thế mạnh như khoa học - công nghệ, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, đào tạo nghề và lao động, hợp tác giữa các địa phương.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Đức Olaf Scholz tại Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.11.2022
Scholz công du Trung Quốc: sự thất bại của cuộc chiến tranh lạnh mới của phương Tây chống Nga
Việt Nam cũng được xác định là đối tác toàn cầu của Đức trong chiến lược Hợp tác phát triển đến năm 2030, tập trung vào các lĩnh vực môi trường, năng lượng và đào tạo nghề, cũng như hỗ trợ Việt Nam trong ứng phó biến đổi khí hậu.
Về phần mình, Việt Nam kỳ vọng, trên cương vị Chủ tịch G7 trong năm 2022, Đức sẽ hỗ trợ Việt Nam tiếp cận các nguồn tài chính xanh của G7 và các thể chế tài chính quốc tế, các tập đoàn tư nhân lớn, cho các hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu.
Đồng thời, Hà Nội cũng mong hai nước tiếp tục triển khai hiệu quả Hiệp định EVFTA, mong Đức sớm hoàn tất phê chuẩn EVIPA và thúc đẩy EC sớm gỡ thẻ vàng đối với thủy sản Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam vào Đức, EU, cũng như thúc đẩy đầu tư, kinh doanh, trao đổi thương mại giữa hai nước.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала