Hội nghị Cấp cao ASEAN 40, 41: Lập trường của Việt Nam được khẳng định ra sao?

© Ảnh : Dương Giang - TTXVNLễ đón Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức Vương quốc Campuchia
Lễ đón Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức Vương quốc Campuchia - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.11.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Sau chuyến thăm chính thức Campuchia trong hai ngày 8 và 9/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bắt đầu dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 40, 41 và các hội nghị liên quan từ ngày 10 đến 13/11/2022 theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Campuchia, Chủ tịch ASEAN 2022 Samdech Techo Hun Sen.
Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 40, 41 và các hội nghị cấp cao liên quan diễn ra tại Phnom Penh (Campuchia), từ ngày 10 đến 13/11/2022 là dịp để các lãnh đạo trao đổi về nỗ lực xây dựng Cộng đồng ASEAN, tăng cường đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN, kiểm điểm và định hướng quan hệ giữa ASEAN với các đối tác, thảo luận về nhiều vấn đề chiến lược ở khu vực, thế giới.

Hạt nhân duy trì và thúc đẩy đoàn kết nội khối

Việt Nam nhiều lần nhấn mạnh, việc tham dự Hội nghị cấp cao cơ hội để Việt Nam khẳng định nhất quán đường lối đối ngoại của mình trên tinh thần độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng, đóng góp thực chất cho công việc chung của ASEAN.
Trải qua 27 năm gia nhập ASEAN, Việt Nam luôn thể hiện tốt vai trò là một thành viên "tích cực, chủ động và có trách nhiệm" thông qua những đóng góp và sáng kiến quan trọng cho sự phát triển của Cộng đồng ASEAN.
Là quốc gia thành viên đóng vai trò hạt nhân duy trì và thúc đẩy đoàn kết nội khối, minh chứng rõ nhất cho điều này là việc Việt Nam thúc đẩy gia nhập ASEAN của Lào, Campuchia và Myanmar qua đó hoàn tất ý tưởng ASEAN bao gồm cả 10 quốc gia Đông Nam Á (giai đoạn 1995-1999), tạo ra sự chuyển biến mới về chất đối với ASEAN và tình hình khu vực.
Những định hướng, quyết sách quan trọng ASEAN đều có sự tham gia đóng góp của Việt Nam nhằm góp phần định hình đường lối phát triển và thành công của khối như Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2020 và Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, định hướng xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2025; Hiến chương ASEAN (2007); Kế hoạch Tổng thể ASEAN về Phục hồi và Kế hoạch Thực hiện; Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN (MPAC) 2025 và Sáng kiến liên kết ASEAN (IAI) về thu hẹp khoảng cách phát triển, cũng như các văn kiện khác trong các lĩnh vực hợp tác chuyên ngành.
Trong năm 2020, với vai trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã thúc đẩy thành công các mục tiêu đề ra cho năm 2020 theo tinh thần chủ đề "Gắn kết và chủ động thích ứng," củng cố đoàn kết, thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN, không chỉ đưa ASEAN vượt qua thách thức chưa từng có nảy sinh từ dịch COVID-19 mà còn giữ vững đà hợp tác và xây dựng Cộng đồng.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo đưa ra một tuyên bố báo chí tại Hội nghị Cấp cao ASEAN tại Jakarta. - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.11.2022
Lần đầu tiên, Ukraina sẽ tham gia hội nghị cấp cao ASEAN và ký hiệp ước hữu nghị
Thông qua khởi xướng hình thức họp trực tuyến, đặc biệt trong thời gian dịch COVID-19 bùng phát trên thế giới, Việt Nam đã hoàn thành tốt vai trò điều phối, dẫn dắt ASEAN từng bước tháo gỡ khó khăn, duy trì đà hợp tác, thúc đẩy thực hiện thành công nhiệm vụ “kép,” vừa duy trì đà xây dựng Cộng đồng, vừa hợp tác chống COVID-19.
Cộng đồng quốc tế đánh giá cao kết quả mà Việt Nam đạt được, qua đó củng cố đoàn kết, thống nhất, vai trò trung tâm, vị thế và uy tín của ASEAN cũng như vị thế của Việt Nam trong khu vực.
Các sáng kiến về COVID-19 được đề xuất trong năm 2020 hiện vẫn tiếp tục được các nước thúc đẩy triển khai và đã trở thành tài sản chung của khu vực, giúp tăng cường khả năng thích ứng, tự cường của ASEAN; cũng như đẩy nhanh quá trình phục hồi hậu đại dịch, đưa khu vực vào trạng thái “bình thường mới.” Hiện Việt Nam tiếp tục phối hợp với các nước triển khai các sáng kiến về COVID-19 và thúc đẩy phục hồi.
Hội nghị Hạ sĩ quan Lục quân các nước ASEAN lần thứ 10 (ASMAM - 10) diễn ra sáng 9/11/2022 tại Hà Nội  - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.11.2022
Lục quân ASEAN đi đầu trong ứng phó thách thức an ninh khu vực

Cùng ASEAN hành động ứng phó các thách thức

Với chủ đề “ASEAN hành động cùng ứng phó các thách thức", năm 2022 Việt Nam tiếp tục “đóng góp chủ động, ứng xử tích cực và sẻ chia trách nhiệm,” cùng các nước thành viên vượt qua thử thách, giữ vững đoàn kết, tiếp nối đà xây dựng Cộng đồng và đẩy mạnh liên kết khu vực, ứng phó có hiệu quả thách thức đang nổi lên, củng cố vai trò trung tâm và vị thế, tiếng nói của ASEAN trên trường quốc tế.
Việc Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 40, 41 và các hội nghị liên quan tại Phnom Penh, Campuchia từ ngày 10 đến 13/11/2022 tiếp tục khẳng định đường lối đối ngoại nhất quán Việt Nam trên tinh thần độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng, đóng góp thực chất cho công việc chung của ASEAN.
© Ảnh : Dương Giang - TTXVNThủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Lào Phankham Viphavanh
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Lào Phankham Viphavanh - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.11.2022
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Lào Phankham Viphavanh
Đây cũng là dịp để Việt Nam thông tin, chia sẻ về các chính sách, nỗ lực và những thành công trong công cuộc phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam sau dịch bệnh.
Theo chương trình, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ có các bài phát biểu quan trọng tại các Hội nghị lần này, chia sẻ quan điểm, lập trường cũng như các đề xuất của Việt Nam củng cố đoàn kết, thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN, đẩy mạnh liên kết khu vực, thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực cùng quan tâm, tăng cường quan hệ giữa ASEAN với các đối tác, và trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực với cách tiếp cận cân bằng và hài hòa.
Bên cạnh đó, Thủ tướng sẽ có nhiều cuộc gặp, tiếp xúc với lãnh đạo các nước và đối tác để trao đổi về các vấn đề cùng quan tâm.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала