Diễn biến nóng mới liên quan Chứng khoán Tân Việt TVSI và Ngân hàng SCB

© Ảnh : SCBNgân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB)
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.11.2022
Đăng ký
Chứng khoán Tân Việt vừa phát đi thông cáo đề nghị nhà đầu tư không nộp tiền vào tài khoản chuyên dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vì hiện đang bị “đóng băng”.
Chứng khoán Tân Việt (TVSI) nhấn mạnh, việc nhà đầu tư nộp tiền vào tài khoản tại Ngân hàng SCB sẽ không được hạch toán và tài khoản chứng khoán và không rút tiền được.

TVSI: Không nộp tiền vào tài khoản chuyên dụng tại SCB

Hôm nay, Công ty Chứng khoán Tân Việt (TVSI) đã có thông cáo đề nghị nhà đầu tư không nộp tiền vào tài khoản chuyên dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB).
Trong văn bản thông cáo gửi tới khách hàng, Chứng khoán Tân Việt nhấn mạnh, hiện nay, tài khoản chuyên dụng của TVSI mở tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) “đang bị đóng băng”.
Do đó, nhà đầu tư nộp tiền vào tài khoản tại Ngân hàng SCB sẽ không được hạch toán vào tài khoản chứng khoán và không rút được tiền.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.11.2022
SCB làm việc với Bộ Công an, Chứng khoán Tân Việt về trái phiếu doanh nghiệp
Để hoạt động giao dịch chứng khoán tại TVSI của nhà đầu tư được thuận tiện và không bị gián đoạn, TVSI đề nghị nhà đầu tư không nộp tiền vào tài khoản chuyên dụng tại SCB, từ nay cho đến khi có thông báo tiếp theo.
Cùng với đó, Chứng khoán Tân Việt cũng cho biết nhà đầu tư vẫn có thể sử dụng bình thường tài khoản chuyên dụng của công ty tại các ngân hàng khác.

SCB hai lần trấn an nhà đầu tư mua trái phiếu

Như Sputnik đã thông tin trước đó, tính từ đầu tháng 11 đến nay, Ngân hàng SCB đã phải 2 lần lên tiếng trấn an khách hàng, nhà đầu tư trái phiếu liên quan đến tình hình biến động như hiện nay.
Trong các thông báo chính thức hôm ngày 3 và ngày 6/11, SCB bày tỏ sự đồng cảm với khách hàng, chia sẻ những lo lắng, áp lực của người dân trong những ngày vừa qua, đồng thời, cam kết nỗ lực làm việc với các bên liên quan, trong khả năng và thẩm quyền theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của khách hàng.
Ngân hàng SCB cũng nêu rõ, họ tiếp tục làm việc với Công ty CP Chứng khoán Tân Việt (TVSI), tổ chức phát hành, Bộ Công an và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để trình bày mong muốn, kiến nghị chính đáng nhằm giải quyết các vấn đề trên cơ sở thượng tôn pháp luật và bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của khách hàng.
Dự án Thuận Kiều Plaza thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.10.2022
Ai là chủ Saigon Glory, SCB, Vạn Thịnh Phát có phải cổ đông của TVSI?
“Trong quá trình các cơ quan chức năng xử lý vụ việc, SCB rất mong khách hàng bình tĩnh, thấu hiểu và tuân thủ các quy định của pháp luật để đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp, đồng thời không gây trở ngại đến hoạt động kinh doanh bình thường của SCB”, - tâm thư của ngân hàng nêu rõ.
SCB cũng khẳng định, luôn sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến, kiến nghị của mỗi một khách hàng một cách đầy đủ, trật tự, đồng thời cũng mong khách hàng hợp tác với SCB để bảo vệ quyền lợi của mình theo đúng quy định, quy trình của pháp luật, góp phần bảo đảm tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Trái phiếu: ‘Lãi suất càng cao thì rủi ro càng lớn’

Trong bối cảnh, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang gây lo lắng, như “một quả bom” tài chính có thể phát nổ, gây ảnh hưởng đến túi tiền, sinh kế của nhà đầu tư, người dân, doanh nghiệp, các chuyên gia khuyến nghị, cần giữ thái độ bình tĩnh và quan sát theo dõi chặt chẽ tình hình.
Việc Ngân hàng Nhà nước thời gian qua đã có nhiều nỗ lực sớm đưa SCB thực sự hoạt động bình thường trở lại sau các biến động từ vụ bắt bà Trương Mỹ Lan, đưa SCB vào diện kiểm soát đặc biệt, là những biện pháp cần thiết và kịp thời để tránh sự sụp đổ của hệ thống an ninh ngân hàng trong bối cảnh nhiều diễn biến nhạy cảm như hiện nay.
̣Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.11.2022
Việt Nam ngăn biến động ở SCB, Vạn Thịnh Phát “quá nhanh quá nguy hiểm”
Dù vậy, hơn 40 ngàn khách hàng vẫn hoang mang về số phận trái phiếu doanh nghiệp được giao dịch thông qua SCB, do đó, thời gian tới, nhà chức trách sẽ còn nhiều việc phải làm để đảm bảo thị trường trái phiếu hoạt động lành mạnh hơn.
Đối với vấn đề rủi ro trong đầu tư trái phiếu doanh nghiệp hiện nay, ông Lê Hồng Khang, Trưởng phòng Phân tích xếp hạng tín nhiệm và thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm FiinRatings cho biết, nhà đầu tư cần phải tìm hiểu cặn kẽ về lịch sử kinh doanh, lịch sử phát triển cũng như các yếu tố rủi ro tài chính của doanh nghiệp diễn ra trong quá khứ rồi hãy quyết định có mua trái phiếu hay không.
“Mặc dù nó không phải câu trả lời cho hành động của tổ chức phát hành trong tương lai, nhưng nó nói lên hành vi trong quá khứ cũng như hiện tại”, - ông Lê Hồng Khang cho biết.
Cùng với đó, nhà đầu tư cần quan tâm thêm rủi ro thanh khoản, nghĩa là khả năng có thể sang nhượng lại trái phiếu.
“Nhà đầu tư phải hiểu rất rõ và trao đổi với các tổ chức phân phối về cách thức khi có nhu cầu chuyển nhượng”, - Trưởng phòng Phân tích xếp hạng tín nhiệm và thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm FiinRatings nêu quan điểm.
Vị chuyên gia lưu ý, nhà đầu tư có thể còn gặp rủi ro định giá lãi suất. Theo ông Khang, lãi suất mà nhà đầu tư nhận được có thể không tương xứng với rủi ro mà nhà đầu tư gặp phải, do không nắm rõ mô hình kinh doanh của doanh nghiệp, hoặc do lãi suất cao nhưng nhà đầu tư lại chưa nắm hết rủi ro có thể gặp phải trong quá trình mua, nắm giữ trái phiếu.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.10.2022
Về biến cố ở Ngân hàng SCB, Viva Land liên quan gì đến đế chế Vạn Thịnh Phát?
Theo đại diện Fiin, khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, nhà đầu tư cần xác định rõ đây không phải một “sản phẩm tiết kiệm” nên mức độ an toàn sẽ phụ thuộc vào lãi suất.
“Lãi suất càng cao thì rủi ro càng lớn”, - chuyên gia kết luận.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала