Chưa bắt được bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Việt Nam kê biên tài sản ‘khủng’ của Chủ tịch AIC

© Public domain/Leo DXe cảnh sát tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Xe cảnh sát tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.11.2022
Đăng ký
Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Tiến bộ Quốc tế (AIC) đã bỏ trốn, hiện cơ quan chức năng Việt Nam vẫn đang dùng nhiều biện pháp nghiệp vụ truy bắt, kêu gọi đầu thú.
Cùng với đó, nhà chức trách đã kê biên khối tài sản “khủng” của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, 2 căn biệt thự, 6 căn hộ chung cư của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn tại Hà Nội, phong tỏa hơn 107,3 tỷ đồng trong 4 tài khoản Công ty AIC mở tại ngân hàng ở Việt Nam.

Chưa bắt được Nguyễn Thị Thanh Nhàn

Như Sputnik đã thông tin, trong vụ án xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CP Tiến bộ Quốc tế AIC) bị đề nghị truy tố hai tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và đưa hối lộ.
Tuy nhiên, hiện bà Nhàn vẫn đang bỏ trốn và đã bị phát lệnh truy nã.Bộ Công an Việt Nam cũng đang triển khai nhiều biện pháp nghiệp vụ để truy bắt Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn.
© Ảnh : Phạm Trung Kiên - TTXVNCơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an yêu cầu các bị can trong vụ án AIC ra đầu thú
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an yêu cầu các bị can trong vụ án AIC ra đầu thú - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.11.2022
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an yêu cầu các bị can trong vụ án AIC ra đầu thú
Đối với vụ án đặc biệt nghiêm trọng này, Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định với cương vị Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc AIC, bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã thành lập, điều hành, xây dựng bộ máy tổ chức công ty và các đơn vị thành viên.
Bà Nhàn đã chỉ đạo cấp dưới thông đồng, móc ngoặc với chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, công ty “quân xanh” để đảm bảo Công ty AIC được trúng thầu liên tục.
Chưa hết, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn cũng thành lập các ban nội bộ do chính mình trực tiếp điều hành, giao những người thân tín phụ trách, thực hiện việc điều chuyển dòng tiền thu lợi bất chính, hợp thức hóa để chi ngoài sổ sách cho lãnh đạo thuộc Tỉnh ủy, UBND tỉnh, chủ đầu tư theo cơ chế Nhàn đặt ra.
Riêng ở Đồng Nai, nữ doanh nhân Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã dùng phương thức, thủ đoạn “quân xanh quân đỏ”, lợi dụng mối quan hệ với cựu Bí thư Tỉnh ủy Trần Đình Thành giới thiệu, đặt vấn đề với cựu Chủ tịch tỉnh Đinh Quốc Thái và các bị can là cựu lãnh đạo sở, ngành địa phương cho AIC tham gia, trúng 16 gói thầu cung cấp trang thiết bị y tế tại dự án xây dựng Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai.
Cơ quan điều tra Việt Nam chỉ ra rằng, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn biết rõ việc Công ty AIC không đủ năng lực tài chính để tham dự thầu theo quy định, do đó Nhàn chỉ đạo Đỗ Văn Sơn, kế toán trưởng điều chỉnh số liệu để Nhàn ký báo cáo tài chính, cung cấp các thông tin không trung thực về năng lực tài chính, làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, gian lận trong đấu thầu.
Để đối phó với hoạt động thanh tra, kiểm tra, điều tra, xác minh của các cơ quan chức năng, Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã yêu cầu nhiều nhân viên, lãnh đạo chủ chốt xuất cảnh khỏi Việt Nam, tiêu hủy tài liệu, chứng cứ.
Kết luận điều tra cũng cho thấy, trong quá trình tham gia và trúng thầu, bà Nhàn đã trực tiếp đưa tiền và chỉ đạo Trần Mạnh Hà đưa cho cựu Bí thư Đồng Nai Trần Đình Thành 6 lần với tổng số tiền 14,5 tỷ đồng, đưa cho ông Đinh Quốc Thái 14 lần với tổng số tiền 14,5 tỷ đồng, đưa cho Phan Huy Anh Vũ (Giám đốc Sở Y tế, cựu Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai) 6 lần với tổng số tiền 14,8 tỷ đồng vì đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho Công ty AIC trúng thầu, ký hợp đồng, nghiệm thu, thanh quyết toán tại các gói thầu, Bồ Ngọc Thu (nguyên Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư) 1 tỷ đồng…
Cũng chính vì những hành vi thông thầu, đưa hối lộ để cho Công ty AIC trúng 16 gói thầu trang thiết bị y tế và xây lắp, Bộ Công an cho rằng hành vi của bà Nhàn và các bị can đã gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 152 tỷ đồng.
Trong đó, Nguyễn Thị Thanh Nhàn giữ vai trò chủ mưu, cầm đầu, chịu trách nhiệm chính về các sai phạm của Công ty AIC tại dự án Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, theo kết luận điều tra.
USD - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.11.2022
Nguyễn Thị Thanh Nhàn hối lộ 2 cựu lãnh đạo Đồng Nai 28 tỷ đồng: Cho con đi Mỹ du học

Kê biên tài sản của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn

Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố 36 bị can, trong đó có ông Trần Đình Thành, cựu Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai, và Đinh Quốc Thái, cựu Chủ tịch tỉnh Đồng Nai.
C03 cũng nêu rõ, mặc dù bà Nhàn cùng 7 người khác trong vụ án đang bỏ trốn nhưng vẫn bị Cơ quan CSĐT Bộ Công an đề nghị truy tố. Đồng thời, C03 cho rằng cần tiếp tục phong tỏa khối tài sản khủng của bà Nhàn.
Thời điểm khởi tố vụ án, cơ quan điều tra đã phong tỏa hơn 107,3 tỷ đồng là số dư trong 4tài khoản ngân hàng.
Hiện nhà chức trách Việt Nam đã ra lệnh kê biên đối với tài sản là một nhà biệt thự diện tích 357m2 tại phố Trần Hưng Đạo, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ngôi biệt thự này bà Nhàn nhờ bố đẻ đứng tên.
C03 cũng kê biên với tài sản là một nhà biệt thự diện tích 453m2 tại phố Nguyễn Huy Tự, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Ngôi biệt thự này do bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đứng tên.
Ngày 17/8/2022 vừa qua, C03 ra lệnh kê biên cùng lúc sáu căn hộ tại khu chung cư cao cấp Pacific Place trên phố Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Trong số này có bốn căn hộ liền nhau ở tầng 11 và hai căn hộ liền nhau ở tầng 17 của chung cư. Căn hộ diện tích nhỏ nhất là 67,8m2, căn hộ diện tích lớn nhất là 218,6m2. Đáng chú ý, cả sáu căn hộ này đều đứng tên bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn.
Hôm 21/9, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra lệnh kê biên đối với tài sản là một thửa đất diện tích hơn 4.000m2 thuộc dự án đấu giá quyền sử dụng đất phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, do Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cấp cho Công ty AIC.
Cơ quan điều tracho rằng, hiện tại bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn và đồng phạm đang bị khởi tố trong vụ án khác. Do đó, để đảm bảo thi hành án, thu hồi tài sản nhà nước, C03 đưa ra quan điểm cần tiếp tục phong tỏa, kê biên tài sản trên theo quy định pháp luật.
Doanh nhân Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc (CEO) CTCP Tiến bộ Quốc tế (AIC) - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.11.2022
Việt Nam yêu cầu bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn cùng 7 bị can vụ án AIC ra đầu thú

Nộp lại hàng chục tỷ đồng

Về phía các bị can khác liên quan đến vụ án của bà Nhàn AIC, hiện gia đình các ông Trần Đình Thành, cựu Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai, và Đinh Quốc Thái, cựu Chủ tịch tỉnh Đồng Nai, cùng nộp khắc phục 14,5 tỷ đồng.
Gia đình bị can Phan Huy Anh Vũ, cựu Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai, đã nộp lại 10 tỷ đồng (trên tổng số 14,8 tỷ đồng đã nhận).
Đây là số tiền mà cơ quan tố tụng cáo buộc bị can Nhàn đưa hối lộ cho 3 bị can này.
Cũng như Sputnik đưa tin trước đó, vừa qua, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an phát đi thông báo, yêu cầu bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn cùng 7 bị can trong vụ án liên quan đến Công ty AIC ra đầu thú.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã yêu cầu các bị can đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an hoặc cơ quan công an nơi gần nhất đầu thú để được hưởng chính sách khoan hồng của Nhà nước và thực hiện quyền tự bào chữa theo quy định tại Điều 60 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
“Nếu tiếp tục bỏ trốn, cơ quan điều tra coi đó là từ bỏ quyền tự bào chữa. Trường hợp các bị can không ra đầu thú trong giai đoạn điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an sẽ điều tra, kết luận vụ án theo quy định của pháp luật”, Bộ Công an nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала